18 tháng 9, 2021

Chùa Phụng Sơn

Tên thường gọi: Chùa Gò

Chùa thường được gọi là chùa Gò, tọa lạc tại số 1408 đường 3 tháng 2, phường 2, quận 11, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.9693584. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Mặt bên chùa


Cây bạch mai

Cổng chùa


Chùa Phụng Sơn

Một góc chùa

Mặt tiền chùa

Chùa được Thiền sư Liễu Thông tạo lập vào đầu thế kỷ XIX trên nền một ngôi chùa Khmer cổ. Chùa ban đầu chỉ là một am tranh. Năm 1904, Thiền sư Huệ Minh cho xây cất lại. Nhiều tượng thờ ở chùa do nhóm thợ Sa Đéc tạo tác vào những năm đầu thế kỷ XX. Chùa được đại trùng tu vào những năm 1904 – 1915, năm 1960 và sửa chữa nhỏ những năm gần đây.

Chùa đã qua 7 đời trụ trì: HT Thích Liễu Thông – Chơn Giác, HT Thích Hải Linh – Quảng Từ, HT Thích Thanh Sơn – Đạt Bích, HT Thích Thiện Định – Thanh Mãn, HT Thích Huệ Minh – Trừng Đăng, HT Thích Huệ Thành – Phước Sang, HT Thích Phước Quang – Tâm Diệp.

Điện Phật

Điện Phật 1989

Điện Phật 1989

Điện Phật 1989

Điện Phật 2006

Bàn thờ Tổ Đạt Ma

Bàn thờ Bồ tát Quan Âm


Bàn thờ Thập Điện Minh Vương

Bàn thờ bộ tượng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh

Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa có khoảng 40 pho tượng thờ. Có nhiều pho tượng cổ như bộ Di Đà Tam Tôn, bộ tượng 5 vị thượng kỳ thú, pho tượng Phật A Di Đà bằng đá trắng, tượng Tiêu Diện... Ở đây còn có bộ tượng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh, tượng gỗ, chạm khắc sinh động.

Ngoài tượng chư Phật, Bồ tát, chùa có các tượng gỗ chân dung hai vị Hòa thượng Huệ Minh, Huệ Thành là các vị đã từng trụ trì chùa.

Bàn thờ đức Phật Thích Ca

Bàn thờ chư Tổ

Tượng đức Phật Thích Ca (tượng đồng, phong cách Thái Lan)

Bàn thờ Minh Vương

Bàn thờ Bồ tát Quan Âm

Bàn thờ Hộ Pháp - Tiêu Diện

Tượng Tiêu Diện (gốm Saigon, cuối thế kỷ 19)

Khu đất của chùa là một di tích khảo cổ học. Tài liệu của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết vào các năm 1988 và 1991, các nhà khảo cổ học đã tìm được những mặt người bằng đất nung, đồ gốm... thuộc văn hóa Óc Eo, cách đây gần 15 thế kỷ.

Ở chùa còn thờ một tượng Phật bằng đồng mang phong cách Thái Lan cao 126cm và một tượng Phật bằng gỗ mang phong cách Nhật Bản. 

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Vườn Tháp Tổ

Vườn Tháp

Tượng Bồ Tát Di Lặc

Đài Quan Âm

Đèn Dược Sư

Cố Hòa thượng Thích Phước Quang (đứng giữa) nơi đoàn khảo sát di tích văn hóa Óc Eo (năm 1988)

Đoàn khảo sát di tích văn hóa Óc Eo

Tranh vẽ Thái tử Đản sanh

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét