21 tháng 9, 2021

Chùa Tây Tạng

Tên thường gọi: Chùa Tây Tạng

Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi thấp thuộc phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. ĐT: 0650.823020. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Tây Tạng

Mặt tiền chùa

Chùa do Hòa thượng Nhẫn Tế Chơn Phổ sáng lập vào năm 1928, có tên là chùa Bửu Hương. Đến năm 1937, chùa được đổi tên thành chùa Tây Tạng.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm với khá nhiều tượng chư Phật, Bồ tát. 

Trụ trì là Hòa thượng Thích Tịch Chiếu.

Điện Phật

Bàn thờ Phật và Hộ Pháp

Bàn thờ Bồ Tát Quan Âm

Bàn thờ Bồ Tát Chuẩn Đề

Bàn thờ Bồ Tát Địa Tạng

Bàn thờ Quan Công

Bàn thờ Tổ

Tượng Tổ sư Đạt Ma

Đài Quan Âm

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Hai ngôi chùa lập kỷ lục ở Bình Dương

Chùa Hội Khánh có bức tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á, còn chùa Tây Tạng sở hữu pho tượng làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.


Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.

Công trình này nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".


Phía đối diện tượng Phật nằm chánh điện chùa rộng 700 m2, xây theo kiểu ba gian hai chái.

Bên trong chánh điện cổ kính có hàng trăm bức tượng Phật. Vật liệu xây dựng chánh điện chủ yếu bằng gỗ với những kèo cột, rường, vách gỗ tạo nên phần khung kết cấu theo lối truyền thống.

Trong chánh điện bày 100 tượng điêu khắc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng. Nổi bật là bộ tượng thập bát La hán cao khoảng 90 cm với thần thái an nhiên tự tại. Những bức tượng là công trình tạo tác của nhóm thợ nổi tiếng đất Thủ Dầu Một vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Các họa tiết khác quanh chùa như long lân quy phụng, tượng Phật cỡ nhỏ, phù điêu... được chạm trổ tinh xảo từ các mảnh sành, tạo nên công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật.

Điểm nhấn bên ngoài chánh điện là tòa tháp bảy tầng cao 27 m được xây dựng năm 2007. Cạnh đó là Tháp tổ Từ Vân cổ kính với bức bình phong, hoa văn trang trí chạm trổ tinh xảo.

Cách chùa Hội Khánh gần 2 km là chùa Tây Tạng, được xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì. Ngày nay, chùa tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát.
Vào thời điểm mới xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, nơi này có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa phái Mật Tông ở Tây Tạng.

Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác cao trên 15 m.

Ở giữa chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau.

Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3 m, trừ phần khung được làm bằng sắt thì chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử. Điển thú vị là trên đòn gánh của ngài còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa Việt Nam.

Bảo tháp Mandala trong chùa cao khoảng 15 m, kiến trúc thường thấy trong những ngôi chùa xứ Tây Tạng.

Trong chùa còn bài trí nhiều tượng diễn tả các điển tích nhà Phật, xung quanh xanh rợp bóng cây. Dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người lui tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng giêng vì tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương.

Quỳnh Trần
Chùa Tây Tạng

Chùa Tây Tạng là một ngôi chùa Việt Nam, hiện tọa lạc tại đường Thích Quảng Đức, phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một. Ngôi chùa này thuộc hệ phái Bắc tông, và đã được sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là "Ngôi chùa có tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng tóc lớn nhất"


Chùa Tây Tạng do Thiền Sư Minh Tịnh (còn gọi là Hòa thượng Chơn Phổ-Nhẫn Tế) sáng lập vào năm 1928 với tên gọi Bửu Hương Tự. Lúc bấy giờ, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật cất trên một ngọn đồi thấp có nhiều cây cổ thụ, để thiền sư tu tập và phổ độ chúng sanh. Năm 1937, sau khi thiền sư Minh Tịnh vân du đất Phật trở về, mới cho đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự.

Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa Tây Tạng có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa ở xứ sở Tây Tạng. Chánh điện có cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp, tứ giác có chiều cao trên 15m. Ở tầng thượng nóc chùa có 5 điện thờ 5 vị gọi là "Ngũ trí Như Lai", là 5 vị Phật tối cao của Phật giáo Tây Tạng.

Bên trong chánh điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật Thích Ca còn tại thế. Ở giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền cao 2,3m. Chung quanh có chư Phật và Bồ Tát ở các vị trí, như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên thờ Quan Âm, Đại Thế Chí,...

Đặc biệt, trong chùa có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam.

Tượng mô tả hình tướng của Sơ tổ Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma đang bước đi, trên vai là một đòn gánh, đầu đòn gánh bên tay phải là túi càn khôn và đầu bên trái là hòm kinh Lăng Già. Trên đòn gánh còn treo một chiếc nón lá đậm chất Việt Nam. Tượng gồm 3 phần rời nhau, được gắn lại bằng keo dán. Chỉ trừ phần khung được làm bằng sắt còn chất liệu chủ yếu bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử, kết hợp với mật rỉ đường và vôi vữa. Tượng có chiều cao 2,83 m, chiều ngang tính từ túi Càn khôn đến kinh Lăng già là 1,74 m. Tượng được ông Nguyễn Khắc Bửu cùng với các ông Nguyễn Chí Cơ và Tôn Ngọc An làm trong 2 năm (1982 - 1983) mới hoàn thành.

Ngoài ra, trong chùa Tây Tạng hiện còn cuốn nhật ký lưu giữ hình ảnh và sự kiện hành trình về đất Phật một cách chi tiết, đầy đủ từng ngày từ Việt Nam qua Ấn Độ - Nepan - Tây Tạng và ngược lại của thiền sư Minh Tịnh. Cuốn nhật ký này, có thể xem như là tập "Tây Trúc - Tây Tạng ký" ghi rõ thời gian, các địa danh và Phật sự suốt cuộc hành trình từ khi ngài xuất hành từ Thủ Dầu Một (Bình Dương), rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) vào ngày 17 tháng 4 năm 1935 cho đến khi trở về nước vào ngày 30 tháng 6 năm 1937 (kéo dài 2 năm 2 tháng 13 ngày). Cuốn nhật ký ghi bằng thủ bút của thiền sư với nét chữ nghiêng, đẹp, rõ ràng bằng chữ quốc ngữ có xen lẫn ghi chú bằng tiếng Pháp, Anh, Tây Tạng, Phạn. Nhật ký có độ dày trên 300 trang khổ lớn, hiện còn lưu giữ cẩn thận tại chùa Tây Tạng. Và có thể nói Sư là một "tiểu Huyền Trang của Việt Nam".

Hiện nay, chùa Tây Tạng do Hòa thượng Thích Chơn Hạnh làm trụ trì, chăm lo sự phát triển chung của ngôi cổ tự. Số xá lợi Phật do Thiền sư Minh Tịnh thỉnh về từ đất Phật được chia làm hai phần, một mang về nghiêm thờ tại chùa Thiên Thai ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phần được lưu lại thờ phụng ở chùa Tây Tạng.

Chùa Tây Tạng có bức tượng Phật bằng tóc người lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa ở Bình Dương xây dựng theo phong cách Mật Tông Tây Tạng, có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm từ tóc của hàng nghìn Phật tử. 

Chùa Tây Tạng (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì chùa. Ngày nay, chùa tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát. 

Vào thời điểm mới xây dựng, chùa chỉ là một am nhỏ thờ Phật. Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa theo hệ phái Mật Tông ở xứ sở Tây Tạng. 

Chánh điện bao quanh bởi vườn cây cao vút, có cấu trúc hình khối vuông, điểm nhấn là ngôi bảo tháp thờ xá lợi và các tứ giác có chiều cao trên 15 m. 

Ở tầng thượng chùa có năm điện thờ 5 vị Phật của Phật giáo Tây Tạng, thường được gọi là "Ngũ Trí Như Lai". Mỗi vị tượng trưng cho một tính cách của con người. Chỉ có ngày rằm, mồng một hoặc dịp lễ lớn, nhà chùa mới mở cửa cho du khách lên tầng thượng để chiêm bái Ngũ Trí Phật. 

Ở giữa chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca ngồi thiền có chiều cao 2,3 m. Xung quanh có chư Phật và Bồ tát ở các vị trí khác nhau. 

Phía sau chánh điện có bức tượng Đạt Ma Sư Tổ được sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là bức tượng bằng tóc lớn nhất Việt Nam. Bức tượng chế tác năm 1982, cao gần 3 m, trừ phần khung được làm bằng sắt thì chất liệu chủ yếu được làm bằng tóc được thu nhận từ các Phật tử.
Điển thú vị là trên đòn gánh của ngài còn treo một chiếc nón lá mang đậm chất văn hóa dân tộc. 

Kế bên chánh điện là công trình mới cao bảy tầng trên diện tích gần 650 m2, được xây dựng năm 2014 để phục vụ cho công tác phật sự. 

Dù công trình được xây dựng mới, vẫn giữ được nét kiến trúc theo phóng cách như những ngôi chùa xứ Tây Tạng và hài hòa với cảnh quan cũ. 

Trên sân thượng là khoảng không gian rộng rãi, thoáng gió để ngắm toàn cảnh chùa Tây Tạng cũng như một phần thành phố Thủ Dầu Một. 

Điểm nhấn của công trình mới là bảo tháp Mandala cao khoảng 15 m, kiến trúc thường thấy trong những ngôi chùa xứ Tây Tạng. 

Trong chùa có rất nhiều tượng Phật đủ kích thước, được chế tác tinh xảo theo cả hai hệ phái Bắc Tông và Mật Tông. 

Vào dịp đầu năm, chùa Tây Tạng có nhiều người lui tới hành hương. Chùa đông nhất là tối ngày mùng tám tháng giêng vì chùa tổ chức lễ cúng sao giải hạn, cầu an cho bá tánh thập phương. 

Quỳnh Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét