Núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công, phía Tây thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, có đỉnh cao 1068m. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Một góc Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Tam quan (mặt sau) Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Mặt tiền Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Điện Phật Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Bàn thờ Trúc Lâm Tam Tổ, Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Tháp Tổ Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Tháp Tịch Quang, thờ Thiền sư Chân Nguyên, Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Cây đại cổ thụ Thiền Viện Trúc Lâm (chùa Lân), Yên Tử
Đại đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu ở Yên Tử, nhưng đến Ngài, Ngài đã thống nhất các Thiền phái đã có thành một Thiền phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm đệ nhất tổ.
Ngài cho mở chùa Vân Yên to rộng, tả hữu dựng viện Phù Đồ, lầu chuông trống, nhà dưỡng tăng, nhà khách, dưới sườn núi dựng nhà cửa suốt đến xứ Thanh Lương. Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền tông rất đông. Chùa Vân Yên trở thành trung tâm Phật giáo thời bấy giờ.
Cổng chùa Cầm Thực, Yên Tử
Chùa Cầm Thực, Yên Tử
Đường lên Chùa Giải Oan, Yên Tử
Một góc Chùa Giải Oan, Yên Tử
Điện thờ Chùa Giải Oan, Yên Tử
Bàn thờ Mẫu, Chùa Giải Oan, Yên Tử
Tượng Trần Hưng Đạo ở Chùa Giải Oan, Yên Tử
Qua Suối Giải Oan
Suối Giải Oan
Trước chùa Hoa Yên có Huệ Quang Kim tháp xây năm 1310, an táng xá-lợi Trần Nhân Tông, và hơn 40 tháp lớn nhỏ khác, đều là tháp cổ đời Trần.
Hệ thống chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu, xây dựng quy mô lớn: chùa Cầm Thực, chùa Giải Oan, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu, chùa Thiên Trúc (chùa Đồng) v.v… Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002.
Báo Sài Gòn Giải Phóng (24 – 10 – 2005) cho biết ngày 23 – 10 – 2005, UBND tỉnh và BTS Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng. Chùa có diện tích khoảng 20m2, tổng số vốn đầu tư 13,3 tỷ đồng. Hiện nay mỗi năm, có trên nửa triệu tăng ni, Phật tử và du khách về tham quan di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng này ở Quảng Ninh. Di tích Trúc Lâm – Yên Tử đã được báo Sài Gòn Tiếp thị (số 16, ngày 28 – 4 – 2005) công bố là 1 trong 10 điểm du lịch hành hương được du khách hài lòng nhất năm 2005.
Ga cáp treo
Sơ đồ khu di tích Yên Tử
Cáp treo
Chùa Hoa Yên, Yên Tử
Điện Phật
Tượng Niết Bàn
Tượng Bồ tát Quan Âm chuẩn đề
Tượng Bồ tát Quan Âm
Tượng Hộ Pháp
Tượng Tổ Trần Nhân Tông, chùa Hoa Yên, Yên Tử (trong tháp Huệ Quang)
Tượng chư Phật Bồ tát
Vườn Tháp Tổ
Tháp Tổ
Toàn cảnh tháp Huệ Quang
Tháp Huệ Quang (Tháp Tổ Trần Nhân Tông)
Tháp Thiền định
Chạm đá ở chân tháp Huệ Quang
Thú đá trước chùa Hoa Yên, Yên Tử
Gạch hoa cúc ở chùa Hoa Yên, Yên Tử (thời Trần)
Bia chùa
Đại hồng chung
Cây đại
Thiền viện Trúc Lâm, tức chùa Lân, chùa Long Động, nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử, cách tỉnh lộ 18 khoảng 10 km, thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, đã được Hòa thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15 – 8 – 2002 và tổ chức lễ khánh thành ngày 14 – 12 – 2002. Đây là nơi trước kia Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo.
Chùa Một Mái, Yên Tử
Đường lên chùa Bảo Sái, Yên Tử
Mặt tiền chùa
Điện Phật
Bàn thờ Tổ
Vườn tượng chùa Bảo Sái, Yên Tử
Giếng thiêng Hổ nằm, chùa Bảo Sái, Yên Tử
Lễ hội Yên Tử bắt đầu ngày 10 tháng giêng (âm lịch) kéo dài đến hết tháng ba. Ca dao có câu:
Trăm năm tích đức tu hành
Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu.
Toàn cảnh chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Đường lên chùa, chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Đường lên núi Yên Tử, chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Đường lên chùa Vân Tiêu, Yên Tử
Mặt tiền chùa
Điện Phật
Tượng Bồ tát Quan Âm chuẩn đề
Tượng Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn
Tượng Hộ Pháp
Tượng Tổ sư
Tượng đức Thánh Hiền (Ngài A Nan)
Tượng đức Chúa ông (ngài Cấp Cô độc)
Vườn tháp
Tháp Tổ
Tượng An Kỳ Sinh
Chùa Đồng, Yên tử
Lễ cầu an ở Chùa Đồng, Yên Tử
TRÚC LÂM TAM TỔ
ĐỆ NHẤT TỔ TRẦN NHÂN TÔNG (1258 – 1308)
Vua Trần Nhân Tông tên là Trần Khâm, sinh ngày 11 – 11 năm Mậu Ngọ (1258), con đầu vua Trần Thánh Tông. Năm 1274 (16 tuổi) được phong Hoàng Thái tử. Năm 1279, Trần Khâm lên ngôi. Sự nghiệp của Trần Nhân Tông cực kỳ hiển hách, văn võ song toàn. Người đã lãnh đạo quân dân chiến thắng quân Nguyên – Mông hai lần liên tiếp: năm Ất Dậu (1285) và Mậu Tý (1288). Năm 1293, Nhân Tông truyền ngôi cho con và lên làm Thái Thượng hoàng. Năm 1299, Nhân Tông vào Yên Tử xuất gia, xưng hiệu là Trúc Lâm Đại Đầu Đà. Năm 1301, Nhân Tông qua thăm Chiêm Thành, hứa gả Công chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Năm 1304, Nhân Tông gặp Đồng Kiên Cương ở Nam Sách. Cuối năm 1304, vua Anh Tông thỉnh Nhân Tông vào Đại nội và xin thọ giới Bồ tát tại gia. Năm 1308, Nhân Tông giảng Truyền đăng lục riêng cho Pháp Loa. Nhân Tông mất năm 1308.
ĐỆ NHỊ TỔ PHÁP LOA (1284 – 1330)
Thiền sư Pháp Loa tên là Đồng Kiên Cương, sinh năm Giáp Thân (1284), quê ở Nam Sách, Hải Dương, con ông Đồng Thuần Mậu và bà Vũ Từ Cứu. Năm 1304, Kiên Cương gặp Nhân Tông và xin xuất gia. Năm 1305, Kiên Cương được thọ giới Tỳ kheo và được cho pháp hiệu là Pháp Loa. Năm 1308, tại chùa Báo Ân ở Siêu Loại, Thiền sư được truyền pháp y, 200 bộ kinh điển. Năm 1313, ông định chức cho tăng ni toàn quốc tại chùa Vĩnh Nghiêm (Lạng Giang) và lập sổ bộ. Thiền sư mất năm 1330.
ĐỆ TAM TỔ HUYỀN QUANG (1254 – 1334)
Thiền sư tên là Lý Đạo Tái (có sách ghi Lý Tải Đạo), sinh năm Giáp Dần (1254), quê ở Bắc Giang. Năm 1275, ông thi đỗ Trạng nguyên và làm quan trong triều. Năm 1305, khi đã 51 tuổi, ông dâng sớ từ quan. Ông xuất gia tại chùa Vũ Ninh năm 1306. Khi Nhân Tông viên tịch, ông đi theo Pháp Loa học đạo và hành đạo tại chùa Vân Yên, Yên Tử. Năm 1330, Thiền sư được Pháp Loa truyền nhiệm vụ lãnh đạo Phật giáo, lúc 77 tuổi. Ông đã đề cử Quốc sư An Tâm trú trì chùa Vân Yên để về tu ở chùa Tư Phúc, Côn Sơn và mất ở đấy năm 1334.
Tụng kinh cầu an tại sân chùa Hoa Yên đêm 29-01
Tụng kinh cầu an tại điện Phật chùa Hoa Yên đêm 29-01
Kinh hành niệm Phật tại sân chùa Hoa Yên đêm 29-01
Kinh hành niệm Phật trong đêm lạnh 29-01
Võ sinh đội lân đang biểu diễn tại sân chùa Hoa Yên đêm 29-01
Chùa Đồng ở đỉnh thiêng Yên Tử trước giờ khánh thành
Chư Tăng Ni và Phật tử tụng kinh cầu nguyện trước chùa Đồng
Phật tử và khách hành hương tụng kinh cầu nguyện trước chùa Đồng
Đông đảo Phật tử và thập phương bá tánh lễ bái trước ngôi chùa Đồng mới được khánh thành
Chư Tăng Ni và Phật tử tụng kinh cầu nguyện trên đỉnh thiêng Yên Tử
Múa lân và đánh chiêng trống mừng lễ khánh thành chùa Đồng
Đại đức Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban xây dựng và tôn tạo chùa Đồng đọc báo cáo về quá trình xây dựng chùa Đồng
Ông Võ Văn Tường, trao bằng xác lập kỷ lục “Thiên Trúc Tự - ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Ảnh : Hương Giang (VCTV1)
Ông Võ Văn Tường, trao bằng xác lập kỷ lục “Thiên Trúc Tự - ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Ảnh : Hương Giang (VCTV1)
Ông Võ Văn Tường trao cúp Kỷ lục Việt Nam cho Đại đức Thích Thanh Quyết. Ảnh : Hương Giang (VCTV1)
Tiến sĩ Phật học Đại đức Thích Thanh Quyết, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành chùa Đồng.
Tiến sĩ Phật học Đại đức Thích Thanh Quyết, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành chùa Đồng.
Điện Phật trong chùa Đồng
Đông đảo Phật tử và thập phương bá tánh lễ bái trước ngôi chùa Đồng mới được khánh thành
Chạm khắc ở chùa Đồng
Chạm khắc ở đuôi mái chùa Đồng
Ngôi chùa Đồng mới trong ngày lễ khánh thành
Khách hành hương lên chùa Đồng
Núi Yên Tử trong ngày lễ khánh thành chùa Đồng
Chùa Đồng. (Ảnh của Ban Quản lý chùa)
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Hành hương về miền đất Phật
Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thu hút hàng vạn người dân hành hương về miền đất Phật.
Hội xuân Yên Tử
Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì việc tổ chức khai hội Yên Tử đầu năm là dịp để tăng ni, Phật tử ở mọi miền của đất nước tập trung về cội nguồn, thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam và Phật giáo Việt Nam với công ơn của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông.
Trao đổi với chúng tôi tại lễ khai hội Xuân Yên tử, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến hoàn tất hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm là giá trị di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại và từng bước công nhận Phật hoàng là danh nhân văn hóa của thế giới.
Về miền đất Phật
Chuyến hành hương về miền đất Phật của chúng tôi bắt đầu từ chùa Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên, dừng chân chiêm bái trước tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở núi An Kỳ Sinh và kết thúc ở chùa Đồng.
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật) tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m), quanh năm mây phủ, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Năm 2006 chùa được tạo dựng lại trên nền của chùa Đồng cũ. Toàn bộ ngôi chùa được đúc bằng đồng nguyên chất, dài 1,4m, đáy rộng 1,1m và cao hơn 1,35m. Trọng lượng toàn bộ công trình khoảng 70 tấn. Năm 2012, trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận chùa Đồng là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử.
Hội xuân Yên Tử
Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.
Lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 tại chùa Trình (Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).
Thượng toạ Thích Thanh Quyết thỉnh chuông khai hội xuân Yên Tử 2017.
Lễ cầu quốc thái dân an, cầu chúc phúc cho năm mới nhà nhà, người người bình an trong ngày khai hội.
Màn biểu diễn tái hiện thành lập dòng Phật giáo đặc trưng Việt Nam: Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Màn biểu diễn lân sư rồng trong ngày khai hội xuân Yên Tử.
Trao đổi với chúng tôi tại lễ khai hội Xuân Yên tử, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Tỉnh Quảng Ninh và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến hoàn tất hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận tư tưởng Thiền phái Trúc Lâm là giá trị di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại và từng bước công nhận Phật hoàng là danh nhân văn hóa của thế giới.
Về miền đất Phật
Chuyến hành hương về miền đất Phật của chúng tôi bắt đầu từ chùa Giải Oan lên đến chùa Hoa Yên, dừng chân chiêm bái trước tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở núi An Kỳ Sinh và kết thúc ở chùa Đồng.
Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật) tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m), quanh năm mây phủ, tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp như chốn bồng lai tiên cảnh. Năm 2006 chùa được tạo dựng lại trên nền của chùa Đồng cũ. Toàn bộ ngôi chùa được đúc bằng đồng nguyên chất, dài 1,4m, đáy rộng 1,1m và cao hơn 1,35m. Trọng lượng toàn bộ công trình khoảng 70 tấn. Năm 2012, trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận chùa Đồng là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước. Đây cũng là ngôi chùa được xếp vào hàng độc đáo nhất trên thế giới, được ví như một “kỳ quan mới” tại khu danh thắng Yên Tử.
Pho tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông toạ lạc trên đỉnh núi An Kỳ Sinh.
Du khách lên chùa Đồng tọa lạc ở đỉnh cao nhất dãy Yên Tử (1.068m) thắp hương cầu một năm mới bình an và may mắn.
Đông đảo du khách thập phương du xuân Yên Tử.
Chặng đường từ An Kỳ Sinh lên tới chùa Đồng được xem là chặng đường đi bộ khó khăn nhất trong quãng đường hành hương.
Du khách thập phương chiêm ngưỡng vẻ đẹp tượng đồng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trong màn sương.
Người dân đi lễ đầu năm ở Yên Tử khi trời vẫn còn tối mờ sương.
Theo Ban tổ chức lễ hội, lượng du khách đến Yên Tử ngay từ những ngày đầu hội đã tăng đến hơn 50.000 lượt khách.
Năm nay, bên cạnh hành trình lên đỉnh chùa Đồng, một trong những điểm du lịch tâm linh thuộc quần thể danh thắng Yên Tử thu hút du khách thập phương tới lễ bái là chùa Ngọa Vân. Chùa Ngọa Vân nằm ở Khu di tích lịch sử nhà Trần thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Ngọa Vân là quần thể kiến trúc lớn với nhiều chùa, tháp, trong đó am Ngọa Vân là nơi thờ Đệ nhất tổ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngọa Vân chính là điểm kết thúc trọn vẹn quá trình tu hành, thành Phật của Phật hoàng. Chính vì vậy Ngọa Vân được coi là Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
Về Yên Tử không chỉ là chuyến hành trình về với núi rừng điệp trùng, muôn dải của vùng Đông-bắc đất nước, mà còn là chuyến hành hương về miền “đất phúc”, “linh địa”, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được người xưa tôn kính ghi vào điển thờ. Qua mỗi bậc đá lên non thiêng Yên Tử chúng tôi như có thêm sự bình an, thanh thản, trở về bản tâm chân thật của chính mình.
Về Yên Tử không chỉ là chuyến hành trình về với núi rừng điệp trùng, muôn dải của vùng Đông-bắc đất nước, mà còn là chuyến hành hương về miền “đất phúc”, “linh địa”, nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được người xưa tôn kính ghi vào điển thờ. Qua mỗi bậc đá lên non thiêng Yên Tử chúng tôi như có thêm sự bình an, thanh thản, trở về bản tâm chân thật của chính mình.
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Khánh Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét