Chùa tọa lạc tại số 110 đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. ĐT: 0914114798 (Thầy Quang Tư). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tam quan chùa
Tam quan chùa (năm 2003)
Mặt tiền chùa
Mặt tiền chùa (năm 2003)
Chùa do Vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 với qui mô đồ sộ trên nền phủ đệ cũ của nhà vua, nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh đã hư hỏng. Năm 1889, Hòa thượng Tâm Truyền được Vua Thành Thái ban tiền để trùng tu. Chùa lại bị hỏng do cơn bão năm 1904. Kiến trúc chùa hiện nay được xây dựng vào năm 1953, ở trần chánh điện có bức tranh vẽ “Long Vân khế hội”, nét vẽ điêu luyện.
Ở chùa có tấm bia đá cao 1,90m rộng 1m, đặt trên bệ cao 0,65m dựng trong một nhà bia khắc những bài thơ của Vua Thiệu Trị vịnh về chùa Diệu Đế.
Hoà thượng Thích Đức Phương trụ trì, Đại đức Thích Hải Đức đảm nhiệm Tri sự. Diệu Đế là ngôi Quốc tự thứ ba ở Huế, được Vua Thiệu Trị liệt hạng là một trong 20 thắng cảnh của đất Thần Kinh.
Điện Phật
Tượng Hộ Pháp
Tượng Kim Cang
Tranh vẽ ở trần chánh điện
Bia chùa
Nhà bia
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị ở chùa Diệu Đế
Thiệu Trị là vị Hoàng đế thứ ba của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, ông lên ngôi khi tình hình đất đất nước đã đi vào ổn định, được thừa hưởng nền chính trị ổn định, vững chãi do vua Gia Long và Minh Mạng đã dày công vun đắp, cải cách, xây dựng và phát triển.
Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.
Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.
Từ chất liệu đá xứ Thanh, với tay nghề đạt đến độ tinh xảo của nghệ nhân, bia chùa Diệu Đế xứng đáng là một trong nhiều sản phẩm thể hiện nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến chỗ hoàn mỹ. Sự hoàn hảo về nghệ thuật chạm khắc của bia được thể hiện qua ba phần: Trán bia, thân bia và đế bia.
Phần trán bia
Khác với trán bia thời Lê-Mạc với đơn thuần chỉ là theo hình bán nguyệt, trán bia vương triều Nguyễn cũng dựa vào hình thức bán nguyệt nhưng cách điệu thành dạng đám mây, các chi tiết được bo tròn, tạo hình mềm mãi và uyển chuyển. Bên cạnh đó, diềm bia thời Lê-Mạc bao quanh từ thân bia đến trán bia, diềm bia thời Nguyễn chỉ nằm phần thân, không liên hệ đến phần trán bia.
Hình tượng trang trí trên trán bia chùa Diệu Đế là tổng thể nhiều họa tiết trang trí kết hợp hài hòa với nhau gồm hoa văn vân xoắn, hoa văn rồng theo kiểu thức ngang (hổ phù), hoa văn hoa sen.
Hoa văn vân xoắn
Thực chất loại hoa văn này là hình tượng quen thuộc trong văn hóa nông nghiệp của người Việt từ xưa. Vào thời Lý, họa tiết vân xoắn đã có nhiều dạng như hồi văn hoặc vân hình chữ S. Thể thức này chủ yếu xuất hiện trên đầu rồng mà không thấy xuất hiện ở đâu khác. Đến thời Trần, hoa văn này vuốt cong phần đuôi thành dạng đao, dạng dựng đứng hình dấu hỏi và tồn tại đến cuối thế kỉ XIV. Sang thế kỷ XV thời Lê sơ, văn xoắn không tạo hình dấu hỏi riêng lẻ mà đã bắt đầu kết hợp chung với nhau một cách trật tự tạo nên một khung trời đầy mây cuộn với nhịp điệu và bố cục hợp lý. Đến thế kỷ XVI thời nhà Mạc, vân xoắn vẫn được kế thừa từ thời Trần và Lê sơ nhưng có vẻ khoáng đạt và tự do hơn.
Sang thời Nguyễn, trên tinh thần “cư Nho mộ Thích”, vân xoắn đã được cách điệu thành hình tượng ngọc Như Ý của Nho giáo. Trên trán bia chùa Diệu Đế, họa tiết vân xoắn cách điệu Như ý được chạm khắc tinh xảo và chiếm hầu hết không gian trên trán bia.
Hoa văn hình rồng[1]
Trong những loài vật được đưa vào nghệ thuật trang trí, rồng đứng đầu trong Tứ Linh. Đây là linh thú được sử dụng nhiều nhất. Trong cung vua, rồng là biểu tượng cho uy quyền của hoàng đế. Ngoài ra, hình tượng này còn xuất hiện trong các ngôi chùa và dinh phủ tư. Điểm đặc biệt về rồng của vua chúa là cách thể hiện qua chân năm móng vuốt, các khu vực khác chỉ được phép sử dụng tối đa bốn móng mà thôi.
Với ước muốn thoát khỏi ý thức hệ Nho giáo của phương Bắc, khẳng định vị thế độc lập tự chủ, nhà Lý đã chọn Phật giáo làm điểm tựa về ý thức hệ của đất nước. Rồng thời lý ra đời gắn liền với Phật giáo, thường xuất hiện nhiều ở các ngôi chùa. Rồng thời Lý biểu tượng cho hạnh phúc, có hình dáng rất uyển chuyển và tự do.
Trên phần trán bia chùa Diệu Đế, họa tiết hoa sen được thể hiện qua hình thức “keng” với những cánh sen được cách điệu hình vân xoắn đao rất tinh xảo, nằm theo thứ lớp nối nhau từ trung tâm hoa sen đến viền ngoài cùng hai bên. Dạng sen keng sáng tạo như thế này làm cho bố cục bia trở nên liên kết hơn, hài hòa hơn và đặc biệt tạo nên sự liền mạch từ trán bia xuống thân bia. Sen keng ở vị trí này đóng vai trò tương tự như một “vân kiên[3]” thường thấy trong các y phục phong kiến Trung Hoa và Việt Nam, tạo nên điểm nhấn ấn tượng trên tổng thể bố cục văn bia.
Phần thân bia
Trên văn bia Thiệu Trị, phần thân bia là vị trí chứa nội dung văn bản nên các họa tiết hoa văn có phần giản lược. Thân bia chủ yếu là phần diềm bia và các họa tiết góc nách của bia.
Diềm bia là hệ thống hoa văn chữ T cách điệu dạng hồi văn[4] chạy xuyên suốt quanh khung thân bia, tạo thành vòng tròn khép kín mới mục đích nhấn mạnh cho nội dung được khắc bên trong.
Họa tiết góc nách bia là bộ phận phụ thẩm mỹ, giúp sự tiếp giáp giữa trán bia và thân hay thân bia với đế bia trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn. Phần họa tiết góc giáp với trán bia là dạng hoa văn góc với lá, hoa vân xoắn được cách điệu một cách tinh tế và vô cùng nghệ thuật. Phần họa tiết góc giáp với đế bia là 9 kiểu thức vân mây hóa rồng tương tự với các kiểu thức hoa hóa rồng, mai hóa rồng, tùng hóa lân… thường thấy trong nghệ thuật trang trí triều Nguyễn.
[1] Trần Lâm Biền (chủ biên) (2018), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[2] Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân (2021), Mỹ thuật thời Mạc, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
[3] Nguyễn Du Chi (2019), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[4] Trần Thị Hoài Diễm (2015), “Một số phát hiện mới về nghệ thuật chạm khắc đá thời Nguyễn”,Tạp chí Thông tin Mỹ Thuật (lưu hành nội bộ), số 3, tr 36-43.
[5] Nguyễn Hữu Thông (2019), Mỹ thuật Nguyễn, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
[6] Chu Quang Trứ (2012), Mỹ Thuật Lý-Trần mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.
Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế. Nguyên đây là phủ đệ của Phúc Quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị) và cũng chính là nơi vua Thiệu Trị ra đời vào năm 1807. Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho cải tạo ngôi phủ đệ này thành một ngôi chùa để kỉ niệm nơi phát tích của mình và đặt tên chùa là Diệu Đế.
Đây là một ngôi chùa công vì do vua xây dựng vì thế trước kia người ta thường gọi là “chùa vua”. Kể từ khi ra đời cho đến năm 1945, chùa Diệu Đế được triều Nguyễn xếp vào hàng quốc tự (cùng với các chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên). Vì thế các vị sư trụ trì của chùa đều do triều đình bổ nhiệm nên không có hệ truyền thừa như các chùa khác.
Chùa có khuôn viên rộng khoảng 2.500 m², xung quanh có tường thành bao bọc, bốn phía có trổ cửa ra vào. Cổng chính xây dạng tam quan lâu, nhìn ra phía sông Đông Ba, bên dưới có 3 cửa, bên trên có tầng lầu trong đó thờ Hộ pháp. Bên trong cổng, hai bên tả hữu có nhà chuông và nhà bia; chuông đúc và bia khắc từ thời vua Thiệu Trị (bài văn bia do chính vua ngự chế).
Qua khỏi cổng chính là khoảng sân rộng lát gạch Bát Tràng nối dài đến điện Đại Hùng. Sau điện Đại Hùng phía bên trái có nhà khách, phòng học; bên phải là nhà ở, nhà bếp và nhà kho. Trong điện Đại Hùng, ngoài thờ Phật còn thờ Quan Thánh, bài vị vua Thiệu Trị và các công chúa.
Đặc biệt, trên trần điện có bức tranh “Long vân khế hội” rất lớn, dài chừng hơn 11m, rộng khoảng 10m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây. Tương truyền bức tranh do chính nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh, người đã vẽ bức họa nổi tiếng “Cửu long ẩn vân” trên trần cung Thiên Định ở Lăng Khải Định, thể hiện.
Sau biến cố thất thủ kinh đô năm 1885, kinh thành Huế bị quân Pháp đánh chiếm đốt phá tan hoang nên một số quan chức của triều đình tạm dời về chùa Diệu Đế để làm việc. Vì thế nhiều chỗ trong chùa được triều đình trưng dụng làm công đường, kho bạc, sở đúc tiền, phòng xem thiên văn dự đoán thời tiết, và thậm chí là cả nhà lao.
Những năm sau đó chùa tiếp tục bị hư hỏng nặng đến nỗi nhiều dãy nhà phải bị triệt bỏ, phải đến năm 1910 chùa mới được tu bổ lại phần nào nhưng vẫn không bằng được như xưa. Năm 1930, chùa được dùng làm trụ sở của Hội Phật học An Nam hay còn gọi là Hội Phật học Trung Kỳ.
Mặc dù cơ sở không còn được như xưa nhưng chùa hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ như các tượng Phật thế kỉ XIX, bức hoành phi đề 4 chữ Hán lớn “Diệu Đế quốc tự” có từ năm Thiệu Trị 4 (1844), bia đá và quả chuông đồng có khắc tên nhân vật Đặng Huy Trứ, ông tổ nghề nhiếp ảnh của Việt Nam. Như vậy có thể thấy Diệu Đế là một ngôi chùa cổ, một trong ba quốc tự của triều Nguyễn thế kỉ XIX ở Huế. Chùa có giá trị kiến trúc và nghệ thuật liên quan đến lịch sử dân tộc và Phật giáo đất Cố đô.
Tuy không được xếp vào hàng “Thần kinh nhị thập cảnh” (20 cảnh đẹp nổi tiếng của kinh đô Huế) nhưng vua Thiệu Trị cũng có bài tựa và nhiều bài thơ cho khắc vào một tấm bia lớn dựng tại chùa.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, chùa Diệu Đế là một danh lam tiêu biểu của Huế, vùng đất được mệnh danh là xứ sở thiền kinh.
Ngày nay, hằng năm, cứ đến mùa Phật đản, chùa lại trở thành địa điểm tổ chức lễ tắm Phật và rước Phật của Giáo hội Phật giáo Huế. Điểm đặc biệt ở đây là ngôi chùa này mang nhiều đặc trưng yếu tố cung đình, gắn liền với vua Thiệu Trị, vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn. Cho đến nay, dù trải qua nhiều biến động lịch sử, mặc dù chùa đã xuống cấp và đang trong giai đoạn trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được nhiều hiện vật quý của một ngôi quốc tự và là điểm đến nổi tiếng của Phật tử xứ Huế và du khách gần xa.
Đầu xuân vãn cảnh và lễ Phật ở chùa Diệu Đế là một nét đẹp của người dân xứ Huế để vừa cầu quốc thái dân an, gia đạo thuận hòa vừa để hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử đầy biến cố của đất Cố đô xưa.
Trong thời gian 7 năm trị vì ngắn ngủi của mình, ông cũng không có cải cách gì mang tính đột phá mà chỉ là người tiếp nối đường lối trị nước của hai vị tiên vương. Thời gian trị vì của vua Thiệu Trị có đóng góp về mặt kiến trúc nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá đã đạt đến trình độ đỉnh cao so với các đời vua trước.
Trong phạm vi của bài viết với đề tài Nghệ thuật trang trí trên văn bia vua Thiệu Trị chùa Diệu Đế, chúng tôi mong muốn người đọc có một góc nhìn mới về nghệ thuật trang trí trên đá, một loại hình nghệ thuật đương thời vang bóng của vương triều Nguyễn.
Phong cách trang trí trên văn bia Thiệu Trị
Từ chất liệu đá xứ Thanh, với tay nghề đạt đến độ tinh xảo của nghệ nhân, bia chùa Diệu Đế xứng đáng là một trong nhiều sản phẩm thể hiện nghệ thuật chạm khắc đã đạt đến chỗ hoàn mỹ. Sự hoàn hảo về nghệ thuật chạm khắc của bia được thể hiện qua ba phần: Trán bia, thân bia và đế bia.
Phần trán bia
Khác với trán bia thời Lê-Mạc với đơn thuần chỉ là theo hình bán nguyệt, trán bia vương triều Nguyễn cũng dựa vào hình thức bán nguyệt nhưng cách điệu thành dạng đám mây, các chi tiết được bo tròn, tạo hình mềm mãi và uyển chuyển. Bên cạnh đó, diềm bia thời Lê-Mạc bao quanh từ thân bia đến trán bia, diềm bia thời Nguyễn chỉ nằm phần thân, không liên hệ đến phần trán bia.
Hình tượng trang trí trên trán bia chùa Diệu Đế là tổng thể nhiều họa tiết trang trí kết hợp hài hòa với nhau gồm hoa văn vân xoắn, hoa văn rồng theo kiểu thức ngang (hổ phù), hoa văn hoa sen.
Hoa văn vân xoắn
Thực chất loại hoa văn này là hình tượng quen thuộc trong văn hóa nông nghiệp của người Việt từ xưa. Vào thời Lý, họa tiết vân xoắn đã có nhiều dạng như hồi văn hoặc vân hình chữ S. Thể thức này chủ yếu xuất hiện trên đầu rồng mà không thấy xuất hiện ở đâu khác. Đến thời Trần, hoa văn này vuốt cong phần đuôi thành dạng đao, dạng dựng đứng hình dấu hỏi và tồn tại đến cuối thế kỉ XIV. Sang thế kỷ XV thời Lê sơ, văn xoắn không tạo hình dấu hỏi riêng lẻ mà đã bắt đầu kết hợp chung với nhau một cách trật tự tạo nên một khung trời đầy mây cuộn với nhịp điệu và bố cục hợp lý. Đến thế kỷ XVI thời nhà Mạc, vân xoắn vẫn được kế thừa từ thời Trần và Lê sơ nhưng có vẻ khoáng đạt và tự do hơn.
Sang thời Nguyễn, trên tinh thần “cư Nho mộ Thích”, vân xoắn đã được cách điệu thành hình tượng ngọc Như Ý của Nho giáo. Trên trán bia chùa Diệu Đế, họa tiết vân xoắn cách điệu Như ý được chạm khắc tinh xảo và chiếm hầu hết không gian trên trán bia.
Hoa văn hình rồng[1]
Trong những loài vật được đưa vào nghệ thuật trang trí, rồng đứng đầu trong Tứ Linh. Đây là linh thú được sử dụng nhiều nhất. Trong cung vua, rồng là biểu tượng cho uy quyền của hoàng đế. Ngoài ra, hình tượng này còn xuất hiện trong các ngôi chùa và dinh phủ tư. Điểm đặc biệt về rồng của vua chúa là cách thể hiện qua chân năm móng vuốt, các khu vực khác chỉ được phép sử dụng tối đa bốn móng mà thôi.
Với ước muốn thoát khỏi ý thức hệ Nho giáo của phương Bắc, khẳng định vị thế độc lập tự chủ, nhà Lý đã chọn Phật giáo làm điểm tựa về ý thức hệ của đất nước. Rồng thời lý ra đời gắn liền với Phật giáo, thường xuất hiện nhiều ở các ngôi chùa. Rồng thời Lý biểu tượng cho hạnh phúc, có hình dáng rất uyển chuyển và tự do.
Thời nhà Trần, rồng có phần mập khỏe, khúc thân theo đường lượn nhẹ, nét chạm dứt khoát, đầy tự do trong khát khao thoát khỏi sự ràng buộc. Tuy nhiên rồng nhà Trần vẫn còn nhiều chi tiết ảnh hưởng rồng Trung Hoa.
Thời Lê sơ và Mạc, nét phương Bắc ngày càng sâu đậm. Từ rồng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo thành rồng mang hơi hướng của Nho sĩ. Mắt rồng thời kỳ này có phần sắc bén hơn như có dao từ trong đôi mắt vậy. Thân rồng mập mạp, đuôi rồng tạo thành hệ thống đao mác với mũi dài.
Sang thời Nguyễn, rồng đã loại bỏ hết đao mác mà chuyển thành đuôi nheo trơn, thân vẫn mập mạp nhưng điểm khác với rồng thế kỷ trước là hai chiếc đao mắt như râu cá trê, một nét của rồng Trung Hoa, đôi khi nó còn cuộn thành hình lò xo.
Trên trán bia chùa Diệu Đế, hình tượng rồng nhà Nguyễn chiếm vị trí trung tâm của bia, với cách thức chạm khắc mềm mại, thanh nhã mà chắc khỏe của nét và hình đạt đến trình độ tinh xảo của bậc thầy chạm đá. Rồng kết hợp với vân xoắn tạo thành hình tượng rồng ẩn hiện trong mây, tạo nên một bức tranh vừa bí ẩn vừa hùng tráng, tạo ra một không gian rộng lớn và khoáng đạt. Sự kết hợp giữa hai họa tiết này, thuật ngữ chuyên môn gọi là Long ẩn vân hay Long ẩn. Điểm đặc biệt của rồng trên trán bia này là việc xuất hiện chân với năm móng vuốt. Thông thường ta chỉ thấy xuất hiện trong các tác phẩm hay công trình trong hoàng cung. Hiện tượng này cũng dễ lý giải vì Diệu Đế là ngôi Quốc tự do vua cải tạo từ tiềm để của mình. Vì thế, rồng ở trán bia xuất hiện chân năm móng là điều hiển nhiên.
Hoa văn hoa sen
Hoa sen là loài hoa được nhiều nước tôn thờ. Người Ấn Độ xem hoa sen là biểu tượng của quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của lửa và nước. Với người Ai Cập, hoa sen là hóa thân của các vị thần. Trong văn minh lưỡng hà, hoa sen biểu trưng cho vũ trụ[2]. Đối với đạo Phật, hoa sen có ý nghĩa rất lớn vì nó tượng trưng cho những đức tính cao thượng như tính thanh tịnh không ô nhiễm, đầy đủ sắc hương, tượng trưng cho lý nhân quả…
Hoa văn hoa sen, thời Đinh và tiền Lê chỉ thấy xuất hiện trên gạch và gốm với hình dạng với 8 cánh, 14 cánh, 16 cánh hoặc không cố định thường khắc chìm. Sang thời Mạc, các cánh hoa thường được làm nổi hẳn lên khiến cho ta thấy được tổng thể của một hoa sen được ghép từ nhiều cánh hoa riêng lẻ. Sang thời hậu Lê, đây là giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoa văn cây cỏ nói chung và hoa sen nói riêng, đã xuất hiện hoa và lá ken nhau theo trật tự đường nét. Sang thời Nguyễn, hoa văn hoa sen đã đạt đến trình độ đỉnh cao nhất, sen bắt đầu được cách điệu hóa thành nhiều hình tượng khác nhau trong cuộc sống như sen hóa rồng, sen dây…với giá trị nghệ thuật rất cao. Hoa sen thời này là biểu tượng thanh cao gắn liền với Phật giáo.
Thời Lê sơ và Mạc, nét phương Bắc ngày càng sâu đậm. Từ rồng chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo thành rồng mang hơi hướng của Nho sĩ. Mắt rồng thời kỳ này có phần sắc bén hơn như có dao từ trong đôi mắt vậy. Thân rồng mập mạp, đuôi rồng tạo thành hệ thống đao mác với mũi dài.
Sang thời Nguyễn, rồng đã loại bỏ hết đao mác mà chuyển thành đuôi nheo trơn, thân vẫn mập mạp nhưng điểm khác với rồng thế kỷ trước là hai chiếc đao mắt như râu cá trê, một nét của rồng Trung Hoa, đôi khi nó còn cuộn thành hình lò xo.
Trên trán bia chùa Diệu Đế, hình tượng rồng nhà Nguyễn chiếm vị trí trung tâm của bia, với cách thức chạm khắc mềm mại, thanh nhã mà chắc khỏe của nét và hình đạt đến trình độ tinh xảo của bậc thầy chạm đá. Rồng kết hợp với vân xoắn tạo thành hình tượng rồng ẩn hiện trong mây, tạo nên một bức tranh vừa bí ẩn vừa hùng tráng, tạo ra một không gian rộng lớn và khoáng đạt. Sự kết hợp giữa hai họa tiết này, thuật ngữ chuyên môn gọi là Long ẩn vân hay Long ẩn. Điểm đặc biệt của rồng trên trán bia này là việc xuất hiện chân với năm móng vuốt. Thông thường ta chỉ thấy xuất hiện trong các tác phẩm hay công trình trong hoàng cung. Hiện tượng này cũng dễ lý giải vì Diệu Đế là ngôi Quốc tự do vua cải tạo từ tiềm để của mình. Vì thế, rồng ở trán bia xuất hiện chân năm móng là điều hiển nhiên.
Hoa văn hoa sen
Hoa sen là loài hoa được nhiều nước tôn thờ. Người Ấn Độ xem hoa sen là biểu tượng của quyền lực sáng tạo của thiên nhiên, của lửa và nước. Với người Ai Cập, hoa sen là hóa thân của các vị thần. Trong văn minh lưỡng hà, hoa sen biểu trưng cho vũ trụ[2]. Đối với đạo Phật, hoa sen có ý nghĩa rất lớn vì nó tượng trưng cho những đức tính cao thượng như tính thanh tịnh không ô nhiễm, đầy đủ sắc hương, tượng trưng cho lý nhân quả…
Hoa văn hoa sen, thời Đinh và tiền Lê chỉ thấy xuất hiện trên gạch và gốm với hình dạng với 8 cánh, 14 cánh, 16 cánh hoặc không cố định thường khắc chìm. Sang thời Mạc, các cánh hoa thường được làm nổi hẳn lên khiến cho ta thấy được tổng thể của một hoa sen được ghép từ nhiều cánh hoa riêng lẻ. Sang thời hậu Lê, đây là giai đoạn phát triển đỉnh cao của hoa văn cây cỏ nói chung và hoa sen nói riêng, đã xuất hiện hoa và lá ken nhau theo trật tự đường nét. Sang thời Nguyễn, hoa văn hoa sen đã đạt đến trình độ đỉnh cao nhất, sen bắt đầu được cách điệu hóa thành nhiều hình tượng khác nhau trong cuộc sống như sen hóa rồng, sen dây…với giá trị nghệ thuật rất cao. Hoa sen thời này là biểu tượng thanh cao gắn liền với Phật giáo.
Trên phần trán bia chùa Diệu Đế, họa tiết hoa sen được thể hiện qua hình thức “keng” với những cánh sen được cách điệu hình vân xoắn đao rất tinh xảo, nằm theo thứ lớp nối nhau từ trung tâm hoa sen đến viền ngoài cùng hai bên. Dạng sen keng sáng tạo như thế này làm cho bố cục bia trở nên liên kết hơn, hài hòa hơn và đặc biệt tạo nên sự liền mạch từ trán bia xuống thân bia. Sen keng ở vị trí này đóng vai trò tương tự như một “vân kiên[3]” thường thấy trong các y phục phong kiến Trung Hoa và Việt Nam, tạo nên điểm nhấn ấn tượng trên tổng thể bố cục văn bia.
Phần thân bia
Trên văn bia Thiệu Trị, phần thân bia là vị trí chứa nội dung văn bản nên các họa tiết hoa văn có phần giản lược. Thân bia chủ yếu là phần diềm bia và các họa tiết góc nách của bia.
Diềm bia là hệ thống hoa văn chữ T cách điệu dạng hồi văn[4] chạy xuyên suốt quanh khung thân bia, tạo thành vòng tròn khép kín mới mục đích nhấn mạnh cho nội dung được khắc bên trong.
Họa tiết góc nách bia là bộ phận phụ thẩm mỹ, giúp sự tiếp giáp giữa trán bia và thân hay thân bia với đế bia trở nên nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn. Phần họa tiết góc giáp với trán bia là dạng hoa văn góc với lá, hoa vân xoắn được cách điệu một cách tinh tế và vô cùng nghệ thuật. Phần họa tiết góc giáp với đế bia là 9 kiểu thức vân mây hóa rồng tương tự với các kiểu thức hoa hóa rồng, mai hóa rồng, tùng hóa lân… thường thấy trong nghệ thuật trang trí triều Nguyễn.
Phần đế bia
Phần đế được trang trí theo motif sập gụ trổ chân quỳ, được chia làm ba phần với mặt, cổ và chân quỳ. Đế bia chùa Diệu Đế tập trung trang trí phần chân quỳ.
Mặt chính diện của chân quỳ
Phần chân quỳ mặt chính diện có cách thức trang trí đơn giản hơn so với phần trán và thân bia. Toàn bộ bề mặt là hệ thống với các họa tiết hoa lá cách điệu thành hình vân xoắn, cách điệu thành đầu rồng (dây lá hóa rồng). Tuy bộ phận này ít chi tiết phức tạp nhưng không kém sự tinh tế của nghệ nhân điêu khắc. Bên cạnh đó là hệ thống các dây lá dạng hồi văn[5] bao trùng mặt chính của chân quỳ.
Mặt bên của chân quỳ
Nội dung của mặt bên chân quỳ cũng giống như mặt chính diện với hoa, lá, rồng và hồi văn cách điệu. Điểm đặc biệt là họa tiết rồng phun nước nơi góc tiếp giáp giữa mặt chính và mặt bên. Rồng ở vị trí này giúp kết cấu chân quỳ và họa tiết trang trí được liền mạch hơn, tăng cường mức độ thẩm mỹ theo cách tự nhiên.
Yếu tố Nho Phật trong trang trí văn bia
Nhìn tổng thể bố cục toàn văn bia, ngoài nội dung chính, các họa tiết trang trí chính là điểm nhấn về nghệ thuật tạo hình của các nghệ nhân thời Nguyễn muốn chuyển tải. Đi cùng với chủ trương “cư Nho mộ Thích” của vương triều nhà Nguyễn, nghệ thuật trang trí cũng hòa vào dòng chảy tư tưởng ấy mà cho ra đời những tác phẩm mang hơi hướng của sự kết hợp này. Trên văn bia chùa Diệu Đế, thật dễ dàng nhận ra sự kết hợp hài hòa này trong toàn bộ bố cục văn bia.
Rồng vừa là biểu trưng của vương quyền, vừa biểu trưng cho sự quy ngưỡng đối với Phật Pháp[6], kết hợp với hoa văn vân xoắn cách điệu ngọc Như Ý của Nho giáo tạo nên sự dung hòa tuyệt mỹ. Rồng ẩn vào mây để tạo nên sự bí ẩn của quyền uy trong không gian mây bao phủ.
Sen keng là hình ảnh đặc trưng của Phật giáo, nằm ví trí liên kết giữa trán và thân bia, vừa có tác dụng nối kết vừa là đường giao thẩm mỹ. Sự tiếp giáp này với ý nghĩa Phật giáo sẽ làm cầu nối giữa vương quyền với quần chúng, làm phương tiện hàn gắn dân tộc.
Kết luận
Văn bia chùa Diệu Đế là một trong hai[7] bia mà vua Thiệu Trị đích thân phụng đề. Tuy rằng mức độ quy mô không bằng bia Thiên Mụ nhưng đứng về mặt nghệ thuật thì không thua kém. Văn bia chùa Diệu Đế được khắc chạm vào ngày lễ Vu Lan năm 1844 sau khi hoàn thành sứ mạng “cải gia quy tự”. Bia chùa phân làm ba phần với trán bia, thân bia và đế bia. Trong đó, trán bia là khu vực được chạm khắc tinh xảo và kỳ công nhất. Toàn bộ kết cấu họa tiết trang trí bia được chạm khắc là những họa tiết thông dụng, gắn liền với đời sống nông nghiệp, vương quyền và tôn giáo. Một số hoa văn tiêu biểu được sử dụng cho việc trang trí như hình tượng rồng, hoa văn vân xoắn vuốt thành dạng đao hoặc dạng Như ý, như hoa sen dạng ken, hoa văn chữ T, hồi văn…Từ những hoa văn trên, ta có thể nhìn thấy yếu tố Nho Phật tồn tại song hành trên từng phần của văn bia.
Như vậy, nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị chùa Diệu Đế đã từng bước được giải mã qua từng phần trong nội dung chính của bài viết. Ngoài những án thơ bất hủ của vua Thiệu Trị, qua từng họa tiết nghệ thuật, chúng ta dường như sống lại không khí sáng tạo vì nghệ thuật không ngừng của các nghệ nhân thế kỉ XIX. Đồng thời, mỗi người cũng nhìn thấy rõ dòng chảy tư tưởng xuyên suốt của nghệ thuật thời nhà Nguyễn theo chủ trương kết hợp hài hòa Nho và Phật.
Phần đế được trang trí theo motif sập gụ trổ chân quỳ, được chia làm ba phần với mặt, cổ và chân quỳ. Đế bia chùa Diệu Đế tập trung trang trí phần chân quỳ.
Mặt chính diện của chân quỳ
Phần chân quỳ mặt chính diện có cách thức trang trí đơn giản hơn so với phần trán và thân bia. Toàn bộ bề mặt là hệ thống với các họa tiết hoa lá cách điệu thành hình vân xoắn, cách điệu thành đầu rồng (dây lá hóa rồng). Tuy bộ phận này ít chi tiết phức tạp nhưng không kém sự tinh tế của nghệ nhân điêu khắc. Bên cạnh đó là hệ thống các dây lá dạng hồi văn[5] bao trùng mặt chính của chân quỳ.
Mặt bên của chân quỳ
Nội dung của mặt bên chân quỳ cũng giống như mặt chính diện với hoa, lá, rồng và hồi văn cách điệu. Điểm đặc biệt là họa tiết rồng phun nước nơi góc tiếp giáp giữa mặt chính và mặt bên. Rồng ở vị trí này giúp kết cấu chân quỳ và họa tiết trang trí được liền mạch hơn, tăng cường mức độ thẩm mỹ theo cách tự nhiên.
Yếu tố Nho Phật trong trang trí văn bia
Nhìn tổng thể bố cục toàn văn bia, ngoài nội dung chính, các họa tiết trang trí chính là điểm nhấn về nghệ thuật tạo hình của các nghệ nhân thời Nguyễn muốn chuyển tải. Đi cùng với chủ trương “cư Nho mộ Thích” của vương triều nhà Nguyễn, nghệ thuật trang trí cũng hòa vào dòng chảy tư tưởng ấy mà cho ra đời những tác phẩm mang hơi hướng của sự kết hợp này. Trên văn bia chùa Diệu Đế, thật dễ dàng nhận ra sự kết hợp hài hòa này trong toàn bộ bố cục văn bia.
Rồng vừa là biểu trưng của vương quyền, vừa biểu trưng cho sự quy ngưỡng đối với Phật Pháp[6], kết hợp với hoa văn vân xoắn cách điệu ngọc Như Ý của Nho giáo tạo nên sự dung hòa tuyệt mỹ. Rồng ẩn vào mây để tạo nên sự bí ẩn của quyền uy trong không gian mây bao phủ.
Sen keng là hình ảnh đặc trưng của Phật giáo, nằm ví trí liên kết giữa trán và thân bia, vừa có tác dụng nối kết vừa là đường giao thẩm mỹ. Sự tiếp giáp này với ý nghĩa Phật giáo sẽ làm cầu nối giữa vương quyền với quần chúng, làm phương tiện hàn gắn dân tộc.
Kết luận
Văn bia chùa Diệu Đế là một trong hai[7] bia mà vua Thiệu Trị đích thân phụng đề. Tuy rằng mức độ quy mô không bằng bia Thiên Mụ nhưng đứng về mặt nghệ thuật thì không thua kém. Văn bia chùa Diệu Đế được khắc chạm vào ngày lễ Vu Lan năm 1844 sau khi hoàn thành sứ mạng “cải gia quy tự”. Bia chùa phân làm ba phần với trán bia, thân bia và đế bia. Trong đó, trán bia là khu vực được chạm khắc tinh xảo và kỳ công nhất. Toàn bộ kết cấu họa tiết trang trí bia được chạm khắc là những họa tiết thông dụng, gắn liền với đời sống nông nghiệp, vương quyền và tôn giáo. Một số hoa văn tiêu biểu được sử dụng cho việc trang trí như hình tượng rồng, hoa văn vân xoắn vuốt thành dạng đao hoặc dạng Như ý, như hoa sen dạng ken, hoa văn chữ T, hồi văn…Từ những hoa văn trên, ta có thể nhìn thấy yếu tố Nho Phật tồn tại song hành trên từng phần của văn bia.
Như vậy, nghệ thuật trang trí văn bia Thiệu Trị chùa Diệu Đế đã từng bước được giải mã qua từng phần trong nội dung chính của bài viết. Ngoài những án thơ bất hủ của vua Thiệu Trị, qua từng họa tiết nghệ thuật, chúng ta dường như sống lại không khí sáng tạo vì nghệ thuật không ngừng của các nghệ nhân thế kỉ XIX. Đồng thời, mỗi người cũng nhìn thấy rõ dòng chảy tư tưởng xuyên suốt của nghệ thuật thời nhà Nguyễn theo chủ trương kết hợp hài hòa Nho và Phật.
CHÚ THÍCH
[1] Theo truyền thống Trung Hoa, rồng là loại vật có sừng hưu, đầu lạc đà, rau cá chép, đôi mắt của quỷ thần, cổ rắn, bụng cá sấu, vảy cá, móng chim ưng, tai bò và cặp sừng là cơ quan thính giác của nó. Trong văn hóa nông nghiệp, rồng là loài vật linh thiêng có khả năng hô mưa gọi gió, gây ra lũ lụt thiên tai, là biểu thị cho quyền uy tuyệt đối.
[2] Nguyễn Du Chi (2019), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 205
[3] Vân kiên thuở ban đầu là những mảnh vải nằm trên áo choàng phụ nữ Trung Hoa với mục đích giữ sạch cổ áo và vai. Về sau trở thành phục sức không thể thiếu trong trang phục của người xưa. Vân kiên có nhiều dạng nhưng phổ biến là dạng “ Tứ hợp như ý”, bao gồm bốn phần chia làm hai tầng, mỗi tầng có kiểu dáng khác nhau, phần mép được may viền. Trong đó chủ đề trang trí ở mỗi phần thường là hoa cỏ hài hòa với nhau.
[4] Có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại du nhập vào.
[5] Một cách gọi của hoa văn triện
[6] Trong văn hóa Phật giáo, rồng là một trong tám loại phi nhân (không phải loài người) đã quy y và hộ trì Phật pháp. Tám loại ấy gồm Thiên (Deva), Long(Naga), Dạ-xoa (Yaksha), Càn-thát-bà (Gandharva, Apsara), A-tu-la (Asura), Khẩn-na-la (Kinnara), Ca-lâu-la (Garuda), Ma-hầu-la -già (Mahoraga).
[7] Bia thứ hai đặt tại chùa Thiên Mụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Lâm Biền (chủ biên) (2018), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[2] Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Du Chi, Trần Lâm, Nguyễn Bá Vân (2021), Mỹ thuật thời Mạc, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
[3] Nguyễn Du Chi (2019), Hoa văn Việt Nam từ thời tiền sử đến nửa đầu thời kỳ phong kiến, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
[4] Trần Thị Hoài Diễm (2015), “Một số phát hiện mới về nghệ thuật chạm khắc đá thời Nguyễn”,Tạp chí Thông tin Mỹ Thuật (lưu hành nội bộ), số 3, tr 36-43.
[5] Nguyễn Hữu Thông (2019), Mỹ thuật Nguyễn, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
[6] Chu Quang Trứ (2012), Mỹ Thuật Lý-Trần mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.
Thích Nhật Tấn - Học viên Thạc sĩ khóa 2 Học viện PGVN tại Huế
Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế
Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.
Khung cảnh bình yên đậm nét chùa Huế của ngôi quốc tự Diệu Đế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Chùa Diệu Đế nằm bên đường Bạch Đằng, phía bờ Đông sông Đông Ba, thuộc phường Phú Cát, thành phố Huế. Nguyên đây là phủ đệ của Phúc Quốc công (ông ngoại của vua Thiệu Trị) và cũng chính là nơi vua Thiệu Trị ra đời vào năm 1807. Sau khi lên ngôi, năm 1844, vua Thiệu Trị đã cho cải tạo ngôi phủ đệ này thành một ngôi chùa để kỉ niệm nơi phát tích của mình và đặt tên chùa là Diệu Đế.
Đây là một ngôi chùa công vì do vua xây dựng vì thế trước kia người ta thường gọi là “chùa vua”. Kể từ khi ra đời cho đến năm 1945, chùa Diệu Đế được triều Nguyễn xếp vào hàng quốc tự (cùng với các chùa Thiên Mụ và chùa Thánh Duyên). Vì thế các vị sư trụ trì của chùa đều do triều đình bổ nhiệm nên không có hệ truyền thừa như các chùa khác.
Những nét kiến trúc mang dấu ấn cung đình thời Nguyễn của chùa Diệu Đế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Chùa có khuôn viên rộng khoảng 2.500 m², xung quanh có tường thành bao bọc, bốn phía có trổ cửa ra vào. Cổng chính xây dạng tam quan lâu, nhìn ra phía sông Đông Ba, bên dưới có 3 cửa, bên trên có tầng lầu trong đó thờ Hộ pháp. Bên trong cổng, hai bên tả hữu có nhà chuông và nhà bia; chuông đúc và bia khắc từ thời vua Thiệu Trị (bài văn bia do chính vua ngự chế).
Qua khỏi cổng chính là khoảng sân rộng lát gạch Bát Tràng nối dài đến điện Đại Hùng. Sau điện Đại Hùng phía bên trái có nhà khách, phòng học; bên phải là nhà ở, nhà bếp và nhà kho. Trong điện Đại Hùng, ngoài thờ Phật còn thờ Quan Thánh, bài vị vua Thiệu Trị và các công chúa.
Đặc biệt, trên trần điện có bức tranh “Long vân khế hội” rất lớn, dài chừng hơn 11m, rộng khoảng 10m, vẽ 5 con rồng uốn lượn ẩn hiện trong các tầng mây. Tương truyền bức tranh do chính nghệ nhân cung đình Phan Văn Tánh, người đã vẽ bức họa nổi tiếng “Cửu long ẩn vân” trên trần cung Thiên Định ở Lăng Khải Định, thể hiện.
Đại hồng chung và bia đá cổ của chùa Diệu Đế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Sau biến cố thất thủ kinh đô năm 1885, kinh thành Huế bị quân Pháp đánh chiếm đốt phá tan hoang nên một số quan chức của triều đình tạm dời về chùa Diệu Đế để làm việc. Vì thế nhiều chỗ trong chùa được triều đình trưng dụng làm công đường, kho bạc, sở đúc tiền, phòng xem thiên văn dự đoán thời tiết, và thậm chí là cả nhà lao.
Những năm sau đó chùa tiếp tục bị hư hỏng nặng đến nỗi nhiều dãy nhà phải bị triệt bỏ, phải đến năm 1910 chùa mới được tu bổ lại phần nào nhưng vẫn không bằng được như xưa. Năm 1930, chùa được dùng làm trụ sở của Hội Phật học An Nam hay còn gọi là Hội Phật học Trung Kỳ.
Những pho tượng cổ trong điện Đại Hùng chùa Diệu Đế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Mặc dù cơ sở không còn được như xưa nhưng chùa hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật cổ như các tượng Phật thế kỉ XIX, bức hoành phi đề 4 chữ Hán lớn “Diệu Đế quốc tự” có từ năm Thiệu Trị 4 (1844), bia đá và quả chuông đồng có khắc tên nhân vật Đặng Huy Trứ, ông tổ nghề nhiếp ảnh của Việt Nam. Như vậy có thể thấy Diệu Đế là một ngôi chùa cổ, một trong ba quốc tự của triều Nguyễn thế kỉ XIX ở Huế. Chùa có giá trị kiến trúc và nghệ thuật liên quan đến lịch sử dân tộc và Phật giáo đất Cố đô.
Chùa Diệu Đế là điểm đến văn hóa và tâm linh nổi tiếng của xứ Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Tuy không được xếp vào hàng “Thần kinh nhị thập cảnh” (20 cảnh đẹp nổi tiếng của kinh đô Huế) nhưng vua Thiệu Trị cũng có bài tựa và nhiều bài thơ cho khắc vào một tấm bia lớn dựng tại chùa.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho biết, chùa Diệu Đế là một danh lam tiêu biểu của Huế, vùng đất được mệnh danh là xứ sở thiền kinh.
Ngày nay, hằng năm, cứ đến mùa Phật đản, chùa lại trở thành địa điểm tổ chức lễ tắm Phật và rước Phật của Giáo hội Phật giáo Huế. Điểm đặc biệt ở đây là ngôi chùa này mang nhiều đặc trưng yếu tố cung đình, gắn liền với vua Thiệu Trị, vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn. Cho đến nay, dù trải qua nhiều biến động lịch sử, mặc dù chùa đã xuống cấp và đang trong giai đoạn trùng tu, sửa chữa nhưng vẫn giữ được nhiều hiện vật quý của một ngôi quốc tự và là điểm đến nổi tiếng của Phật tử xứ Huế và du khách gần xa.
Quang cảnh một buổi lễ trọng ở chùa Diệu Đế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Đầu xuân vãn cảnh và lễ Phật ở chùa Diệu Đế là một nét đẹp của người dân xứ Huế để vừa cầu quốc thái dân an, gia đạo thuận hòa vừa để hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử đầy biến cố của đất Cố đô xưa.
Bài, ảnh: Thanh Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét