23 tháng 9, 2021

Chùa Kim Cang

Tên thường gọi: Chùa Kim Cang

Chùa tọa lạc ở ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, gần cầu Voi. ĐT: 072.591205. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Toàn cảnh chùa

Tam quan chùa

Chùa Kim Cang

Chùa Kim Cang (năm 2002)

Chùa Kim Cang

Chùa được dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX.

Vị Hòa thượng đã có công trùng tu chùa và hoằng pháp là Hòa thượng Minh Lương – Chánh Tâm, đời thứ 40 dòng Lâm Tế Chánh tông, là đệ tử của Hòa thượng Tiên Giác – Hải Tịnh (chùa Giác Lâm, TP. Hồ Chí Minh). Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ HT Chánh Tâm vào ngày 04 tháng 4 âm lịch.

Chùa còn giữ những bản kinh Kim Cang chữ Hán, khắc gỗ và nhiều pho tượng cổ.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Năm 1993, Thượng tọa Thích Tắc Ngộ từ chùa Ấn Quang (TP. Hồ Chí Minh) về trụ trì chùa. Thượng tọa đã tổ chức trùng tu ngôi tổ đình trở thành một tự viện khang trang.

Điện Phật (năm 1990)

Điện Phật (năm 2002)



Tượng La Hán

Sân trước chùa có đài Quan Âm, vườn tượng Lâm Tì Nì và vườn tượng đức Phật chuyển pháp luân.

Chùa hiện là điểm An cư kiết hạ của chư Tăng, nơi tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, hoằng pháp, từ thiện xã hội... của Phật giáo Long An.

Chùa đặt văn phòng Ban Đại diện Phật giáo huyện Thủ Thừa. 

Chùa Kim Cang là ngôi cổ tự nổi tiếng ở miền Nam xưa nay.

Vườn tháp mộ

Vườn tháp

Vườn tượng Thái tử đản sanh

Vườn tượng đức Phật chuyển pháp luân

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm



Buổi giảng pháp của Hòa thượng Thích Thông Bửu, ngày 22/6/2002 (a)

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Tổ đình Kim Cang - Nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX

Tổ đình Kim Cang thuộc ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tirnh Long An là ngôi cổ tự uy nghi, bề thế. Đó có thể được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, có thể trở thành điểm nhấn cho du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh.

Trụ trì Tổ đình Kim Cang - Thượng tọa Thích Tắc Quảng kể, xưa kia, chùa Kim Cang có tên là chùa Phước Long và không phải ở vị trí hiện tại. Chuyện được ghi chép lại rằng, khi ấy, Tổ Chánh Tâm vừa đến làm trụ trì chùa theo lời thỉnh cầu của người dân, thay cho vị trụ trì vừa viên tịch. Một ngày, ông nằm mộng, thấy thần Kim Cang bảo hãy dời chùa đến vị trí gần bờ sông thì ngôi già lam này sẽ được “phát dương quang đại”.

Hôm sau, khi đang ở trong vườn, Tổ Chánh Tâm thấy một con rắn lớn dữ tợn đuổi theo mình. Tổ chạy đến gần bờ sông thì kiệt sức ngồi nghỉ, nhìn lại không thấy con rắn đâu nữa. Lúc đó, có một cơn gió lớn thổi qua khiến lau, sậy nằm rạp xuống. Một khu đất trống hiện ra. Nghĩ rằng thần Kim Cang chỉ điểm xây dựng ngôi chùa tại đây nên Tổ Chánh Tâm dời chùa về vị trí gần bờ sông như hiện nay và lấy hiệu là Kim Cang.

Khuôn viên chùa có khu bảo tháp với một số tháp lớn, nhỏ khác nhau, trong đó có một ngôi tháp được cho là có sẵn từ trước khi chùa được xây dựng. Ngoài ra, khu bảo tháp còn có một tòa tháp cao đặt xá lợi bên trong cũng là nơi lưu giữ linh cốt do người dân gửi vào.

Mái già lam này là nơi xuất gia tu học của nhiều vị danh tăng có ảnh hưởng lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX

Tổ đình Kim Cang là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Long An và các tỉnh miền Tây vì lịch sử lâu đời. Mái già lam này là nơi xuất gia tu học của nhiều vị danh tăng, có ảnh hưởng lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX. Ngôi chùa này còn là nơi in ấn, phát hành kinh sách lớn nhất Nam bộ. Tại Tổ đình còn lưu lại hàng trăm bản khắc gỗ để in kinh Phật.

Được biết, công trình này do chính tay Tổ Chánh Tâm khắc từng chữ Nho lên bảng gỗ. Ngoài ra, chùa Kim Cang còn lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ và chiếc chuông đồng có niên đại từ thế kỷ XIX. Thượng tọa Thích Tắc Quảng cho biết, chùa Kim Cang được xây dựng theo phong cách tối giản nên không có nhiều tượng Phật mới, các tượng thờ hiện tại ở chùa hầu hết đều được kế thừa từ trước.

Khuôn viên chùa Kim Cang rộng khoảng 6.000 m², khu đất này được một thí chủ cúng dường cho chùa từ những ngày đầu. Hiện trong sân chùa vẫn còn tấm bia ghi rõ công đức của ông. Khuôn viên rộng lại cạnh bờ sông nên không gian chùa Kim Cang rất mát mẻ. Phía sau chùa, ở bến sông là nơi phóng sinh. Hàng năm, chùa cùng các phật tử tổ chức nhiều đợt phóng sinh. Đây có thể được xem là một nét đặc trưng của chùa Kim Cang, có thể thu hút du khách đến tham quan. Tự tay trả tự do cho cá nước, chim trời trong không gian tĩnh lặng, bình yên của ngôi chùa trăm tuổi sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc biệt.

Được biết, bản khắc gỗ để in kinh Phật này do chính tay Tổ Chánh Tâm khắc từng chữ Nho lên bảng gỗ

Phát huy những giá trị truyền thống lâu đời, ngày nay, chùa Kim Cang tiếp tục là nơi tổ chức nhiều hoạt động tu học lớn cho tăng, ni, phật tử khắp mọi nơi. Từ năm 1996 đến nay, Tổ đình Kim Cang là nơi An cư kiết hạ nổi bật nhất trong tỉnh. Chùa còn từng là điểm tổ chức Đại giới đàn truyền giới pháp cho tăng, ni trẻ. Các khóa tu mùa hè cũng được tổ chức đều đặn hàng năm khi dịch Covid-19 chưa bùng phát.

Chùa Kim Cang còn có nhiều đóng góp cho việc chăm lo đời sống người dân, xây dựng quê hương. Hàng năm, chùa đều phối hợp chính quyền địa phương xây nhà tình thương, cầu giao thông nông thôn, tặng quà người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn,... Từ năm 2016, hàng tháng, chùa Kim Cang đều tổ chức đoàn đưa người dân đi mổ mắt miễn phí tại TP.HCM (chương trình tạm ngưng từ khi dịch bùng phát đến nay). Đã có hàng ngàn người được giúp đỡ từ chương trình này.

Chùa Kim Cang là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật. Với những cổ vật được lưu giữ, những bảo tháp trong khuôn viên chùa cùng kiến trúc uy nghi, Tổ đình Kim Cang có thể được xem là điểm đến khó thể bỏ qua khi phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh tại tỉnh.

Quế Lâm
Hành hương về Tổ đình Kim Cang – Long An

Tổ đình Kim Cang được xem là trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng tài vào thế kỷ XIX của Nam Bộ. Hiện nay vẫn lưu giữ một bộ mộc bản ghi khắc những kinh điển nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa như kinh Pháp hoa, kinh Sám hối, Ngũ hối…Những mộc bản đó được chính tay Sư tổ của Tổ đình chạm khắc và lưu giữ đến ngày nay. Ngôi cổ tự này còn có câu chuyện đi cùng mang màu sắc liêu trai, thu hút, trở thành điểm nhấn cho du lịch Long An.

Tổ Đình Kim Cang – Long An

Vị trí Tổ Đình Kim Cang


Tổ đình Kim Cang tọa lạc tại ấp Bình Cang 1, xã Bình Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Chùa nằm bên bờ phía Nam của dòng sông Cầu Voi hiền hòa xuôi dòng ra Vàm Cỏ Tây thơ mộng. Cách quốc lộ 1A 500m về hướng Đông, cách Tân An 7km về hướng Nam Sài Gòn.

Xưa kia, chùa Kim Cang có tên là chùa Phước Long và không phải ở vị trí hiện tại. Chuyện được ghi chép lại rằng, khi ấy, Tổ Chánh Tâm vừa đến làm trụ trì chùa theo lời thỉnh cầu của người dân, thay cho vị trụ trì vừa viên tịch. Một ngày, ông nằm mộng, thấy thần Kim Cang bảo hãy dời chùa đến vị trí gần bờ sông thì ngôi già lam này sẽ được “phát dương quang đại”. Hôm sau, khi đang ở trong vườn, Tổ Chánh Tâm thấy một con rắn lớn dữ tợn đuổi theo mình. Tổ chạy đến gần bờ sông thì kiệt sức ngồi nghỉ, nhìn lại không thấy con rắn đâu nữa. Lúc đó, có một cơn gió lớn thổi qua khiến lau, sậy nằm rạp xuống. Một khu đất trống hiện ra. Nghĩ rằng thần Kim Cang chỉ điểm xây dựng ngôi chùa tại đây nên Tổ Chánh Tâm dời chùa về vị trí gần bờ sông như hiện nay và lấy hiệu là Kim Cang.

Lịch sử Tổ Đình Kim Cang

Tổ đình Kim Cang là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Long An và các tỉnh miền Tây vì lịch sử lâu đời. Tổ đình Kim Cang ban đầu có tên là chùa Phước Long, do Hòa thượng Minh Lương – Chánh Tâm, đời thứ 40 thuộc dòng Lâm Tế chánh tông, xây dựng vào những năm cuối thế kỷ XIX.

Mái già lam này là nơi xuất gia tu học của nhiều vị danh tăng, có ảnh hưởng lớn trong phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX. Ngôi chùa này còn là nơi in ấn, phát hành kinh sách lớn nhất Nam bộ. Tại Tổ đình còn lưu lại hàng trăm bản khắc gỗ để in kinh Phật. Được biết, công trình này do chính tay Tổ Chánh Tâm khắc từng chữ Nho lên bảng gỗ. Ngoài ra, chùa Kim Cang còn lưu giữ nhiều tượng Phật bằng gỗ và chiếc chuông đồng có niên đại từ thế kỷ XIX.

Chùa Kim Cang đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Long An xếp hạng là di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 2158/QĐ-UBND, ngày 12/7/2011.

Kiến trúc tổ Đình Kim Cang

Trải qua nhiều đời trụ trì với nhiều lần trùng tu. Tổ đình Kim Cang vẫn giữ nét kiến trúc văn hóa truyền thống của miền Tây Nam Bộ, hài hòa và ẩn mình trong sông nước thiên nhiên. Mái lợp ngói âm dương, sường bằng gõ và căm se, nền lát gạch tàu.

Tổ đình Kim Cang vẫn giữ nét kiến trúc văn hóa truyền thống của miền Tây Nam Bộ

Nhiều câu đối, hoa văn trên những bao lam, bảo cái, thể hiện nét văn hóa nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của miền quê sông nước Tây Nam Bộ. Những pho tượng Tây phương Tam Thánh, 18 vị La Hán và nhiều pho tượng Bồ tát, thánh hiền như Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thập Điện Diêm Vương, Thánh mẫu … thể hiện tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên.

Tượng Phật bên trong

Ngôi Tam Bảo được trùng tu mái nền, vách phên; xây mới Tăng xá, giảng đường, quang cảnh chung quanh cũng được tu tạo trang nghiêm.

Khuôn viên chùa Kim Cang rộng khoảng 6.000 m², khu đất này được một thí chủ cúng dường cho chùa từ những ngày đầu. Hiện trong sân chùa vẫn còn tấm bia ghi rõ công đức của ông. Khuôn viên rộng lại cạnh bờ sông nên không gian chùa Kim Cang rất trong lành mát mẻ.

Trong khuôn viên chùa có khu bảo tháp với một số tháp lớn, nhỏ khác nhau, trong đó có một ngôi tháp được cho là có sẵn từ trước khi chùa được xây dựng. Ngoài ra, khu bảo tháp còn có một tòa tháp cao đặt xá lợi bên trong cũng là nơi lưu giữ linh cốt do người dân gửi vào.

Bảo tháp trong khuôn viên chùa

Phía sau chùa, ở bến sông là nơi phóng sinh. Hàng năm, chùa cùng các phật tử tổ chức nhiều đợt phóng sinh. Đây có thể được xem là một nét đặc trưng của chùa Kim Cang, có thể thu hút du khách đến tham quan. Tự tay trả tự do cho cá nước, chim trời trong không gian tĩnh lặng, bình yên của ngôi chùa trăm tuổi sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm đặc biệt.

Phía sau chùa, ở bến sông là nơi phóng sinh

Chùa Kim Cang là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật. Với những cổ vật được lưu giữ, những bảo tháp trong khuôn viên chùa cùng kiến trúc uy nghi, Tổ đình Kim Cang là điểm đến khó thể bỏ qua khi du lịch Miền Tây, đặc biệt là du lịch tâm linh tại tỉnh Long An. Đến đây du khách sẽ cảm thấy cõi lòng mình như dịu lại, tâm hồn như được thư giãn, xóa bỏ phiền muộn của cuộc sống đời thường khi hòa vào khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trong âm vang thanh tịnh tiếng chuông chùa.

Mekong Delta Explorer

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét