17 tháng 9, 2021

Chùa Pháp Hoa

Tên thường gọi: Chùa Pháp Hoa

Chùa tọa lạc tại số 229/24B đường Thích Quảng Đức, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8441553. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Pháp Hoa

Mặt tiền chùa

Mặt bên ngôi chánh điện

Chùa do Hòa thượng Thích Đạo Thanh, sanh quán tại Quảng Nam, khai sáng năm Mậu Thìn (1928). Ngài đã trùng tu chùa vào năm 1932. Do hạnh nguyên trồng rau, bốc thuốc cứu dân độ thế của ngài nên được người đời tới lui đông đảo. Ngài viên tịch năm 1962.

Hòa thượng Thích Như Niệm trụ trì đã trùng tu lần thứ hai vào năm 1965, xây tháp Đa Bảo cao 32m vào năm 1990; đại trùng tu ngôi chánh điện vào 2 năm 1993 – 1994 với quy mô hiện đại.

Hòa thượng Thích Như Niệm đương nhiệm là Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Hồ Chí Minh kiêm Trưởng Ban Từ thiện Xã hội Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh.

Điện Phật (năm 1989)

Điện Phật (năm 1995)

Điện Phật

Điện Di Lặc

Điện thờ Quan Công

Chánh điện được bài trí tôn nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng Phật, Bồ tát cổ.

Từ năm 1989, chùa đã mở phòng khám từ thiện Tuệ Tĩnh đường. Hiện nay, chùa đặt văn phòng Ban điều hành hệ thống Tuệ Tĩnh đường Phật giáo TP. Hồ Chí Minh, phòng khám bệnh từ thiện miễn phí thành phố, và văn phòng Ban Đại diện Phật giáo quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

Tượng đức Phật Thích Ca và tượng Di Đà Tam Tôn

Tượng đức Phật Thích Ca (ảnh năm 1989)

Tượng đức Phật A Di Đà

Tượng đức Phật đản sanh

Tượng Bồ Tát Quan Âm

Tượng Bồ Tát Quan Âm

Tượng Bồ Tát Quan Âm

Tượng Bồ Tát Quan Âm (bằng ngà)

Tượng Bồ Tát Quan Âm thiên thủ thiên nhãn

Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí

Vườn tượng Phật đản

Hàng năm, chùa tổ chức lễ giỗ Sư Thích Thiện Chiếu vào ngày 17 tháng 5 âm lịch và giỗ Hòa thượng Thích Đạo Thanh vào ngày 15 tháng 9 âm lịch.

Tháp Pháp Hoa

Tượng Bồ Tát Quan Âm

Lễ đài Phật đản (năm 2002)

Đài Phật A Di Đà

Tuệ Tĩnh đường

Phù điêu đức Phật thuyết pháp

Bản gỗ khắc phái Thế độ

Đại hồng chung

Chân dung Hải Thượng Lãn Ông

Giáo sư Đỗ Tất Lợi giới thiệu các vị thuốc nam tại Tuệ Tĩnh đường

Khám bệnh

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa ở Sài Gòn có nhiều bình gốm nhất Việt Nam

Chùa Pháp Hoa có tuổi đời gần 100 năm, hiện sở hữu khoảng 10.000 bình gốm của nhiều nền văn hóa, niên đại khác nhau. 

Chùa Pháp Hoa được xây dựng từ năm 1928, tọa lạc trong một con hẻm trên đường Thích Quảng Đức (quận Phú Nhuận, TP HCM). Chùa theo hệ phái Phật giáo Bắc tông. 
Trước đây chùa giản dị với mái lợp tranh. Sau đợt trùng tu lớn vào năm 1993, chùa có quy mô như hiện tại với chánh điện, trai đường, tháp Đa Bảo, phòng khám bệnh cùng nhiều tượng Phật... 

Vị trụ trì của chùa từ lâu đã sưu tập, lưu giữ các loại bình vì yêu thích kiểu dáng, màu sắc, chất men thanh tao của đồ gốm... Với khoảng 10.000 bình, nơi đây đươc Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa có nhiều bình gốm nhất từ năm 2007. 

Phần lớn những chiếc bình đủ màu sắc, hoa văn, kích thước, niên đại... được nhà chùa bảo quản ở trong kho. 

Những cổ vật gốm sứ chủ yếu xuất xứ từ các địa phương làm gốm nổi tiếng ở Việt Nam như Bát Tràng, Biên Hòa, Bình Dương, Chu Đậu.... Một số món đồ có xuất xứ ở Trung Quốc, Nhật Bản... 

Các món đồ được nhà chùa trang trí khắp nơi xen kẽ với tượng Phật. 

Tại chánh điện có trên 50 chiếc bình lớn nhỏ, phòng khách có khoảng 500 bình. Ngoài ra, đồ gốm còn được bày trong giảng đường, nhà tổ, phòng lưu niệm... 

Ngay khu vực trang trọng nhất của chánh điện là bốn chiếc có chiều cao hơn 2 m, thuộc dòng gốm Giang Tây của Trung Quốc. 

Những chiếc bình xen kẽ với ấm, tách của các làng gốm Việt Nam được bảo quản cẩn thận trong tủ kính. 

Chiếc bình của dân tộc Chăm có niên đại khoảng thế kỷ 19 được trưng bày trong phòng khách. 

Chùa còn nhiều đồ gốm khác như các bức tượng Phật, chân đèn, ấm chén... Trong đó, nổi bật là hai con nghê do các nghệ nhân Việt chế tác cách đây hai thế kỷ. 

Ở vị trí trung tâm chánh điện, ngoài tượng Phật lớn thì nhà chùa còn hai tượng Phật nhỏ bằng gốm, xuất xứ từ thời vua Càn Long, thuộc triều đại nhà Thanh ở Trung Quốc. 


Ngoài ra, ngôi chùa còn sở hữu kỷ lục với bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa khắc trên đá đầu tiên tại Việt Nam. Bộ kinh gần 70.000 chữ Việt ngữ được sắp xếp bố cục hài hòa, chữ màu trắng khắc trên nền đen của đá granite.

Năm 2015, Chùa Pháp Hoa được công nhận di tích lịch sử tại TP HCM.

Quỳnh Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét