Chùa tọa lạc ở đường Trần Quang Khải, phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. ĐT: 062.823826. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Phật Quang
Chùa Phật Quang (đang xây dựng–năm 2003)
Chùa được dựng vào thời Hậu Lê. Chùa đã trải qua 18 đời truyền thừa, đã được trùng tu nhiều lần.
Bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ ở chùa hiện nay đều có ghi đời vua Lê Thuận Tông. Đây là bộ kinh khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất với 118 tấm ván bằng gỗ thị, mỗi tấm dài 0,68m, rộng 0,26m, dày 0,03m, khắc 60.000 chữ Hán, được ngài Minh Dung Pháp Thông chủ trì việc in ấn, thực hiện suốt 28 năm, từ 1704 đến 1732. Bộ kinh này đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) xác lập kỷ lục là bộ kinh Pháp Hoa khắc gỗ đầy đủ và xưa nhất Việt Nam, và Trung tâm đã phối hợp với Báo Giác Ngộ TP. Hồ Chí Minh trao cúp kỷ lục vào ngày 02 – 01 – 2006.
Điện Phật (1990)
Điện Phật (2003)
Điện thờ Bồ tát Địa Tạng
Bàn thờ Bồ tát Quan Âm
Bộ tượng Tam thế Phật
Tượng đức Phật
Tượng Bồ tát Di Lặc (tượng cổ, bằng đồng)
Tượng Bồ tát Quan Âm
Tượng Hộ Pháp
Tượng Tiêu Diện
Thầy trụ trì Thích Huệ Tánh, đời thứ 44 phái Thiền Lâm Tế đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa, đặt 15 vườn, tượng Phật tích ở sân chùa.
Chùa Phật Quang ngày nay là một ngôi phạm vũ tráng lệ, đã được khánh thành vào ngày 05-3-2006 (mùng 6 tháng 2 năm Bính Tuất). Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được nhiều pho tượng cổ.
Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Bình Thuận xưa nay.
Chùa Phật Quang ngày nay là một ngôi phạm vũ tráng lệ, đã được khánh thành vào ngày 05-3-2006 (mùng 6 tháng 2 năm Bính Tuất). Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được nhiều pho tượng cổ.
Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Bình Thuận xưa nay.
Vườn tượng Phật thọ nhận sự cúng dường
Tượng Bồ tát Di Lặc lộ thiên
Bộ tượng Di đà Tam Tôn
Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh
Vườn tượng đản sanh
Vườn tượng đức Phật chuyển pháp luân
Vườn tượng Thái tử xuất gia
Bản kinh khắc gỗ
Thầy trụ trì và chư tăng ở chùa
Chùa Phật Quang (ảnh chụp năm 2006)
Điện Phật A Di Đà
Tượng đức Phật Thích Ca
Điện Phật Thích Ca
Đưc Phật thuyết pháp
Đức Phật ngồi thiền định
Tượng Phật tu khổ hạnh
Tượng Phật xuất gia
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Thăm ngôi chùa cổ nhất miền Trung
Theo chân đoàn Farmtrip “kỳ thú Trị An, ngạc nhiên Phan Thiết” do Lửa Việt Tours tổ chức, chúng tôi may mắn được “mục sở thị” ngôi chùa cổ nhất miền Trung cùng bộ kinh Pháp Hoa có một không hai.
Tương truyền, chùa Phật Quang có tên gốc là Bồ Đề, thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận, nay là đường Trần Quang Khải, P. Hưng Long, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa được xây cách đây hơn 320 năm.
Bộ kinh Pháp Hoa được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm gỗ, mỗi tấm dày 4cm, dài 80cm, rộng 35cm, trong đó 110 tấm chữ và 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Điều kinh ngạc là bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60.000 chữ đều được khắc hoàn toàn bằng đôi tay tài hoa của ba vị thiền sư Pháp Không, Thiện Huệ, Bảo Hương cùng 12 đệ tử trong suốt 28 năm ròng rã (từ năm 1704 - 1732).
Được biết, bộ kinh tại chùa Phật Quang là một trong ba bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất trên thế giới tính đến nay. Hai bộ khác ở Trung Quốc được khắc trên chất liệu đá và chất liệu đồng hiện đã bị phong hóa, mục nát, thất thoát nên nội dung chỉ còn được khoảng 20-30%. Riêng bộ kinh Pháp Hoa trên gỗ thị đỏ tại chùa Phật Quang vẫn nguyên vẹn gần như 100%. Hơn 300 năm tuổi đời, từng tấm gỗ khắc kinh vẫn vuông vức, sắc cạnh. Màu gỗ chuyển sang nâu đen bóng, từng nét chữ, nét vẽ đều tinh xảo.
Ngoài bộ kinh Phật khắc bằng gỗ đầy đủ và cổ xưa nhất được ghi vào kỷ lục guiness Việt Nam, chùa Phật Quang còn có hai kỷ lục khác là chuông Gia Trì và cặp mõ Gia Trì làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Được biết, cặp mõ Gia Trì cao 80cm, ngang 92cm, được làm bằng gỗ mít Quảng Bình, do 3 thợ Quảng Nam thực hiện từ 1977 - 2004. Chuông Gia Trì do thợ Quảng Nam thực hiện, cao 1m, đường kính 1,2m, nặng 400kg.
Tương truyền, chùa Phật Quang có tên gốc là Bồ Đề, thuộc thôn An Hòa, tổng Vạn Phước, huyện An Phước, phủ Bình Thuận, nay là đường Trần Quang Khải, P. Hưng Long, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Chùa được xây cách đây hơn 320 năm.
Mặt trước chùa Phật Quang
Sau khi về trụ trì chùa Phật Quang, sư Thích Huệ Tánh đã cho xây dựng chính điện mới ở phía trước ngôi chùa cổ. Chùa Phật Quang mang vẻ uy nghi, tĩnh lặng, hoa văn chạm trổ ở tiền sảnh, bao lam, nóc, mái chùa có màu sắc tươi sáng, tượng Phật Di Lặc nụ cười hoan hỉ tọa ngay giữa chính sân…khiến du khách đến viếng chùa cảm thấy tươi vui, nhẹ nhàng. Chùa có hẳn một khu nhà nghỉ khang trang dành cho các đệ tử và khách thập phương, gian phòng nhỏ cạnh chính điện chùa cổ là nơi nghỉ ngơi dành cho sư trụ trì.
Hoa văn chạm trổ ở tiền sảnh, bao lam, nóc, mái chùa có màu sắc tươi sáng, tinh xảo
Khách đến viếng chùa ngoài giao tiếp với sư trụ trì thân thiện, hài hước còn thích thú xem những bảng tin được treo ở các bức tường phía sau và bên hông chánh điện. Mỗi mùa xuân, sư Thích Huệ Tánh đều cho thực hiện một bảng tin chào năm mới và đúc kết hoạt động của năm đã qua của chùa bằng nhiều bài thơ của các vĩ nhân, những người bạn, của khách đến thăm chùa và của chính sư trụ trì. Khách viếng chùa như lắng lòng với những áng thơ về cõi nhân sinh, vạn vật, thời gian…
Bản tin chào năm mới
Cả đoàn tiếp tục theo chân sư trụ trì tham quan ngôi chính điện và nghe kể về lịch sử của ngôi chùa cùng bộ kinh. Theo sư Thích Huệ Tánh, tháng 11/1987, khi đang quét dọn sân chùa, nhà sư cùng các đệ tử vô tình phát hiện ra bên dưới sân chùa cổ (nay là chính điện của chùa mới) một căn hầm. Thầy trò vui mừng khôn xiết vì tìm được trong hầm một kho báu vô giá. Đó là bộ kinh Pháp Hoa được khắc trên gỗ thị đỏ, loại gỗ hiếm chỉ phát triển được ở vùng Bình Thuận, Ninh Thuận.
Những tấm gỗ của bộ kinh Pháp Hoa
Bộ kinh Pháp Hoa được khắc ngược bằng chữ Hán trên 118 tấm gỗ, mỗi tấm dày 4cm, dài 80cm, rộng 35cm, trong đó 110 tấm chữ và 8 tấm khắc tranh về cuộc đời của Đức Phật. Điều kinh ngạc là bộ kinh Pháp Hoa với hơn 60.000 chữ đều được khắc hoàn toàn bằng đôi tay tài hoa của ba vị thiền sư Pháp Không, Thiện Huệ, Bảo Hương cùng 12 đệ tử trong suốt 28 năm ròng rã (từ năm 1704 - 1732).
Được biết, bộ kinh tại chùa Phật Quang là một trong ba bộ kinh Pháp Hoa cổ nhất trên thế giới tính đến nay. Hai bộ khác ở Trung Quốc được khắc trên chất liệu đá và chất liệu đồng hiện đã bị phong hóa, mục nát, thất thoát nên nội dung chỉ còn được khoảng 20-30%. Riêng bộ kinh Pháp Hoa trên gỗ thị đỏ tại chùa Phật Quang vẫn nguyên vẹn gần như 100%. Hơn 300 năm tuổi đời, từng tấm gỗ khắc kinh vẫn vuông vức, sắc cạnh. Màu gỗ chuyển sang nâu đen bóng, từng nét chữ, nét vẽ đều tinh xảo.
Ngoài bộ kinh Phật khắc bằng gỗ đầy đủ và cổ xưa nhất được ghi vào kỷ lục guiness Việt Nam, chùa Phật Quang còn có hai kỷ lục khác là chuông Gia Trì và cặp mõ Gia Trì làm bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Được biết, cặp mõ Gia Trì cao 80cm, ngang 92cm, được làm bằng gỗ mít Quảng Bình, do 3 thợ Quảng Nam thực hiện từ 1977 - 2004. Chuông Gia Trì do thợ Quảng Nam thực hiện, cao 1m, đường kính 1,2m, nặng 400kg.
AN HÀ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét