26 tháng 9, 2021

Chùa Phước Bửu & Tháp cổ Vĩnh Hưng

Tên thường gọi: Chùa Phước Bửu & Tháp cổ Vĩnh Hưng

Chùa tọa lạc ở ấp Trung Hưng 1, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, cách thị xã Bạc Liêu 20 km về phía Tây Bắc. ĐT: 0781.890609. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Đường vào chùa

Chùa Phước Bửu

Chùa được xây dựng từ lâu, nhưng bị hư hỏng vì không có người quản lý. Ni cô Thích Nữ Diệu Phước về trùng tu chùa từ năm 1997.

Chùa hiện nay xây nhỏ, sân trước có tượng Bồ tát Quán Thế Âm, điện Phật tôn trí tượng đức Bổn sư Thích Ca, đức Phật A Di Đà và Bồ tát Quán Thế Âm.

Điện Phật

Bàn thờ Bồ Tát Quan Âm

Trước chùa có tháp cổ Vĩnh Hưng. Sách Non nước Việt Nam (Tổng Cục Du lịch, NXB. VHTT, Hà Nội, 2003) cho biết tháp Vĩnh Hưng là di tích kiến trúc cổ duy nhất của người Khmer Nam Bộ được bảo tồn ở đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện nhiều hiện vật trong khu vực tháp, đặc biệt có tấm bia khắc chữ Phạn ghi rõ tháng Karhila năm 814, tương ứng năm 892 sau Công nguyên và tên vua Yacovan-Man, thế kỷ thứ IX. 

Tháp Vĩnh Hưng hình chữ nhật, một cạnh dài 5,6m; cạnh kia dài 6,9m, cao 8,9m, xây bằng gạch ghép khít lại. Trong tháp có một số vật thờ. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ giỗ lớn tại tháp vào ngày rằm tháng giêng.


Tháp cổ Vĩnh Hưng

Gạch xây tháp

Một góc tháp Vĩnh Hưng

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét