Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi về thăm vùng đất Phong Thạnh quê ngoại, cách phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chừng 5 cây số. Theo con đường nhỏ uốn cong giữa vùng vuông tôm nước mặn, đến ngôi chùa theo một tư liệu là nơi vua Gia Long trên đường bôn tẩu tránh Tây Sơn đã dừng lại, và lập tự thờ những binh lính trong đội cảnh vệ Hổ Phù đã thương vong trên đường hộ giá về phía Nam. Theo tài liệu đã kể, Hổ Phù là phiên hiệu đơn vị cảnh vệ.
Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.
Qua chiếc cầu, chính điện, hậu liêu... kiên cố khang trang thanh tịnh ngự trên vùng tôm. Và bên kia, chiếc cầu nhỏ nữa Quan Âm các với thánh tượng Phật Bà cao vút trên lầu, hai khu riêng biệt.
Tiếp chuyện tôi, Tỳ kheo ni Thích Nữ Nghĩa Hòa cho biết: Khu đất bên kia chiếc cầu nhỏ sư cô mua thêm khi về trụ trì nơi đây, “bảy mươi triệu”- sư cô nói. Và xây dựng Quan Âm các khá công phu.
Trong vùng nước mặn phù sa đầy mắm sú đước vẹt và vuông tôm nối tiếp, Hổ Phù tự là cảnh thiền nổi bật, hạ tầng khá tối. Sư cô trụ trì khi về đây đã vận động làm đường nông thôn, xây cầu và hướng dẫn Phật pháp, ban giới quy y cho đồng bào trong vùng vốn hiểu chưa nhiều về chính pháp. Hiện Hổ Phù tự đã có những vị ni chuyên tu và một số chú tiểu được nuôi học văn hóa. Hết thảy những điều đó có thể bình thường song ở vùng đất này, “khỉ ho cò gáy” như dân gian thường nói, cảnh thiền ấy thực sự ấm áp và đáng trân quý, nhất là tạo dựng trên nền “đất vua” như Sư cô Nghĩa Hòa nói.
Ở ngôi chùa này tôi thấy rõ câu “mái chùa che chở hồn dân tộc”, tâm linh - văn hóa dân tộc - lịch sử hòa quyện trên vùng đất mới phương Nam. Tại đây tôi được nghe về lịch sử nước nhà, tượng cổ, địa lý vùng ngập mặn...
Có mấy chi tiết khá thú vị khi tôi trao đổi với sư cô trụ trì: Trong thời loạn, bôn tẩu nhọc nhằn, vua Gia Long lập chùa - cho thấy ngài có niềm tin Phật giáo sâu sắc. Và thứ hai, tượng gốm đức Chí Tôn mang những đường nét của Phật giáo Nam tông từ khuôn mặt đức Phật đến tòa sen, rất rõ; hình tượng và hoa văn khác hẳn thánh tượng và hoa văn của các chùa Phật giáo Bắc tông.
Những cụ cao niên còn sống trong làng kể nhiều về phụ mẫu họ sinh thời đã công quả lễ lạc ở ngôi chùa này, khi còn đơn sơ.
Gần phường Hộ Phòng có một ngôi chùa như thế, ngay cái tên đã có chất nhà binh: Hổ Phù. Nơi ấy có nhiều phong lan, bên này chính điện và bên kia Quan Âm các.
Đấy là quê ngoại của tôi.
Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.
Chùa Hổ Phù ẩn giữa những tán cây nước mặn, các dòng kênh cuồn cuộn phù sa và những chiếc cầu nhỏ, hình ảnh ấy không lạ ở vùng sông nước cuối đất này.
Qua chiếc cầu, chính điện, hậu liêu... kiên cố khang trang thanh tịnh ngự trên vùng tôm. Và bên kia, chiếc cầu nhỏ nữa Quan Âm các với thánh tượng Phật Bà cao vút trên lầu, hai khu riêng biệt.
Tiếp chuyện tôi, Tỳ kheo ni Thích Nữ Nghĩa Hòa cho biết: Khu đất bên kia chiếc cầu nhỏ sư cô mua thêm khi về trụ trì nơi đây, “bảy mươi triệu”- sư cô nói. Và xây dựng Quan Âm các khá công phu.
Cũng theo tài liệu đã kể, thời điểm vua Gia Long lập chùa vào 1780 - biến thiên dâu bể. Sư cô tìm hiểu và được biết vùng phương Nam có thêm một nơi vua Gia Long từng dừng chân và lập chùa ở Cạnh Đền - Kiên Giang, chi tiết này tôi cũng mới được nghe lần đầu, đương nhiên thú vị về lịch sử thời chưa xa lắm.
Trong vùng nước mặn phù sa đầy mắm sú đước vẹt và vuông tôm nối tiếp, Hổ Phù tự là cảnh thiền nổi bật, hạ tầng khá tối. Sư cô trụ trì khi về đây đã vận động làm đường nông thôn, xây cầu và hướng dẫn Phật pháp, ban giới quy y cho đồng bào trong vùng vốn hiểu chưa nhiều về chính pháp. Hiện Hổ Phù tự đã có những vị ni chuyên tu và một số chú tiểu được nuôi học văn hóa. Hết thảy những điều đó có thể bình thường song ở vùng đất này, “khỉ ho cò gáy” như dân gian thường nói, cảnh thiền ấy thực sự ấm áp và đáng trân quý, nhất là tạo dựng trên nền “đất vua” như Sư cô Nghĩa Hòa nói.
Cũng theo lời sư cô trụ trì, có đào được những mảnh vỡ tượng đức Thích Ca Mâu Ni trên nền cũ và thợ đã công phu lắp ráp hình thành tượng mới như nguyên mẫu - sư cô nhận xét.
Ở ngôi chùa này tôi thấy rõ câu “mái chùa che chở hồn dân tộc”, tâm linh - văn hóa dân tộc - lịch sử hòa quyện trên vùng đất mới phương Nam. Tại đây tôi được nghe về lịch sử nước nhà, tượng cổ, địa lý vùng ngập mặn...
Sư cô Nghĩa Hòa có rất nhiều giỏ phong lan lủng lẳng bên hiên chùa, có những giỏ lan trắng thanh khiết đã kết đóa trong veo...
Có mấy chi tiết khá thú vị khi tôi trao đổi với sư cô trụ trì: Trong thời loạn, bôn tẩu nhọc nhằn, vua Gia Long lập chùa - cho thấy ngài có niềm tin Phật giáo sâu sắc. Và thứ hai, tượng gốm đức Chí Tôn mang những đường nét của Phật giáo Nam tông từ khuôn mặt đức Phật đến tòa sen, rất rõ; hình tượng và hoa văn khác hẳn thánh tượng và hoa văn của các chùa Phật giáo Bắc tông.
Những cụ cao niên còn sống trong làng kể nhiều về phụ mẫu họ sinh thời đã công quả lễ lạc ở ngôi chùa này, khi còn đơn sơ.
Gần phường Hộ Phòng có một ngôi chùa như thế, ngay cái tên đã có chất nhà binh: Hổ Phù. Nơi ấy có nhiều phong lan, bên này chính điện và bên kia Quan Âm các.
Đấy là quê ngoại của tôi.
Bạc Liêu, 03/10/2017
Nguyễn Thành Công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét