13 tháng 8, 2022

Chùa Hộ Quốc

Chùa Hộ Quốc - Điểm đến tâm linh không thể bỏ qua khi đến Phú Quốc

Chùa Hộ Quốc (Phú Quốc) tuy còn non trẻ trong tuổi đời nhưng đã nổi tiếng khắp nơi được đông đảo mọi người đến tham quan và chiêm bái.

Quang cảnh chùa Hộ Quốc Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Nằm tại ấp Suối Lớn của xã Dương Tơ, TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chùa Hộ Quốc hay còn được gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Hộ Quốc được xây dựng nào năm 2011 và khánh thành vào năm 2012.
Chùa có diện tích khoảng 12 ha với địa thế phong thuỷ rất thuận lợi phía trước là mặt biển xanh rộng bát ngát, đằng sau tựa lưng vào núi cao hùng vĩ và trên trục đường chính vào trung tâm các khu du lịch nổi tiếng ở Phú Quốc.

Với diện tích 12 ha, chùa Hộ Quốc là ngôi chùa lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chùa có hướng dựa lưng vào núi, mặt hướng ra biển tạo nên phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình. Mặt trước hướng ra biển rộng lớn, phía sau được bao bọc bởi núi rừng. 

Vì nằm ở trên núi nên không khí ở đây rất mát mẻ và trong lành. Xung quanh chùa trồng rất nhiều cây xanh càng làm cho không khí thêm tươi mát. Ngôi chùa như được bao bọc bởi rừng và biển, khung cảnh rất nên thơ. Phía trước mặt là mênh mông biển cả, nước biển trong xanh, sóng đánh lăn tăn vào bờ.

Khuôn viên chùa Hộ Quốc. Ảnh: Hương Mai

Phía sau là rừng cây um tùm xanh ngắt. Đến đây du khách sẽ có cảm giác rất nhẹ nhàng trong thân thể lẫn đầu óc. Mọi ưu tư phiền muộn của cuộc sống hối hả hằng ngày sẽ theo sóng, theo gió, theo từng tiếng gõ mõ bay đi mất. Vì thế vào dịp lễ Tết, các tăng ni, phật tử, du khách đến tham quan ngôi chùa này rất nhiều.

Kiến trúc của chùa là sự kết hợp giữa kiến trúc thời Lý và Trần. Bước vào chùa sẽ thấy một khoảng sân rộng với tượng phật cao tầm 3m màu cẩm thạch nguyên khối được điêu khắc tỉ mỉ. Từng đường nét trên tượng được chăm chút mềm mại, mang cảm giác thanh thoát cho bức tượng.

Chùa Hộ Quốc – Điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Phú Quốc. Ảnh: Hương Mai

Tuy nằm trong hệ thống Thiền viện trúc lâm, nhưng kiến trúc của chùa Hộ Quốc có khác một chút so với các thiền viện khác. Chiều cao của các gian chùa bị thay đổi do chiều dài của các cây gỗ lim. Từng chi tiết kiến trúc của chùa được chăm chút tỉ mỉ, kì công Toàn bộ kiến trúc của chùa được làm bằng gỗ lim và đá nguyên thủy Tại đây cũng có bàn thờ Đức Ông như ở Bắc Bộ.

Cổng chùa Hộ Quốc mang đậm kiến trúc Lý - Trần. Ảnh: Hương Mai

Phú Quốc ngoài những bãi biển trong xanh cùng nhiều hải sản tươi ngon thì hình ảnh Chùa Hộ Quốc Phú Quốc linh thiêng sẽ nơi hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến đảo ngọc du lịch.

Hải Minh
Chùa Hộ Quốc: “Đại danh thắng” trên Đảo Ngọc

Chùa Hộ Quốc hay còn gọi là Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc, là ngôi chùa lớn và yên tĩnh bậc nhất trên đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Với kiến trúc hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, chùa Hộ Quốc được xem như nơi hội tụ của “đại danh thắng” trên Đảo Ngọc.

Nằm ở đoạn cuối con đường uốn khúc qua các triền núi xã Dương Tơ với những bãi biển thoai thoải trải dài hàng cây số, nhìn từ xa, Chùa Hộ Quốc như công trình nổi trên đầu những cơn sóng.

Đến gần, mọi người sẽ cảm nhận ngôi chùa như sự hội tụ nhiều yếu tố của “đại danh thắng”. Lưng tựa mõm núi, mặt hướng ra biển Tây mênh mông sóng nước - một vị thế độc đáo như bức tranh thủy mặc. Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc còn hút mọi ánh nhìn bởi sự hài hòa giữa sáng tạo của con người với thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Trên diện tích hơn chục héc-ta, chùa được xây theo lối kiến trúc thời Lý – Trần, đến đây, du khách không chỉ được mãn nhãn với hình ảnh điêu khắc, chạm trổ tinh xảo mà còn có dịp nương theo con thuyền thời gian trở về cội nguồn Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng từ thế kỷ XIII… Đặc biệt, đến đây, du khách còn có dịp chiêm bái Xá lợi Phật Thích Ca... 

Chùa Hộ Quốc nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Lục Tùng) 

Chùa nằm ở cuối mõm núi sát biển nên nhìn từ xa, ngôi chùa như nổi trên mặt sóng. (Ảnh: Lục Tùng) 

Núi có nhiều cây cổ thụ kỳ quái. (Ảnh: Lục Tùng) 

Từ cổng nhìn vào là tượng Phật bằng ngọc thạch. (Ảnh: Lục Tùng) 

Đường dẫn lên chùa chính là bức phù điêu hình rồng sen được chế tác công phu. (Ảnh:Lục Tùng) 

Hành lang đường lên chùa được cách điệu bằng hình ảnh rồng đặc trưng đời Trần. (Ảnh: Lục Tùng). 

Chùa được thiết kế theo thế: Lưng tựa núi - mặt hướng ra biển mênh mông. (Ảnh: Lục Tùng) 

Lầu trống được thiết kế theo phong cách truyền thống với kiến trúc 3 tầng, mái cong.... (Ảnh: Lục Tùng) 

Cận cảnh chuông trong lầu chuông phía trước ngôi chính điện. (Ảnh: Lục Tùng) 

Toàn cảnh ngôi chùa, nhìn từ bên ngoài. (Ảnh: Lục Tùng). 

Mặt trước ngôi chùa. (Ảnh: Lục Tùng) 

Bên ngoài chính điện là biển chữ thuần Việt: Thiền viện Trúc Lâm Hộ Quốc. (Ảnh: Lục Tùng) 

Bên trong là các liễn đối được chạm, khắc công phu. (Ảnh: Lục Tùng) 

Các cột, kèo cũng được chạm khắc tinh vi. (Ảnh: Lục Tùng) 

Bên trong, tượng Phật ngự tại vị trí trang nghiêm nhất (Ảnh: Lục Tùng) 

Việc bày trí lễ vật cũng thuần nét Việt truyền thống. (Ảnh: Lục Tùng) 

Đặc biệt, đến đây du khách còn có dịp chiêm bái Xá lợi Phật. (Ảnh: Lục Tùng) 

Phía sau ngôi chính điện là Tổ đường (Ảnh: Lục Tùng) 

Bên trong Tổ đường thờ Tam thánh tổ. Trong ảnh là tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. (Ảnh: Lục Tùng) 

Lục Tùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét