Chùa Khánh Vân được xây dựng từ thế kỷ XIX trên khu vực khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, thuộc đội 7 xóm Khánh Vân, thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (Sơn Tịnh). Chùa là nơi lưu lại dấu chân vân du của nhiều vị cao tăng đắc đạo và đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng. Năm 1967 chùa bị bọn lính Nam Triều Tiên đánh sập sau đó bị lính Mỹ san ủi hoàn toàn. Hiện tại ngôi chùa chỉ còn sót lại Dinh Bà ghi lại dấu tích ngôi chùa cổ năm xưa.
Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái.
Chùa Khánh Vân là nơi đã từng lưu lại dấu chân của nhiều vị cao tăng đắc đạo. Đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng xuyên suốt trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Trong kháng chiến chống Mỹ vùng đồi núi Khánh Vân là nơi diễn ra những trận đánh rất ác liệt giữa ta và địch. Theo lời kể của ông Đặng Dân (75 tuổi) ở xóm Khánh Vân lực lượng du kích của ta đã biết dựa vào rừng núi hiểm trở để đánh địch. Đặc biệt trong năm 1967, khi lính Nam Triều Tiên mở trận càn tàn sát hơn 18 dân thường ở xóm Nho Lâm, sau đó hai đại đội của bọn chúng tập kích vào chùa nhưng du kích rút lui.
Trước khi rút quân du kích biết kẻ thù thế nào cũng đến giếng chùa để lấy nước uống, nên đã dùng mìn 3 chấu cài dưới gầu đựng đầy nước để bên cạnh thành giếng. Đúng như dự đoán, những tên lính Nam Triều Tiên sau khi càn quét xong chúng liền đến giếng chùa dùng gàu lấy nước để uống. Khi nâng gàu lên mìn nổ làm 3 tên chết, 4 tên bị thương. Bị thua đau bọn chúng điên cuồng dùng mìn đánh phá giếng chùa, sau đó bọn chúng ồ ạt kéo quân lên chùa giết ông Trương Ngưu (người giữ chùa), đồng thời dùng mìn đánh sập chùa và đốt cháy chùa Khánh Vân. Sau đó kéo quân xuống xóm làng tàn sát ba phụ nữ và một trẻ em. Năm 1969, lính Mỹ mở trận càn vào xóm Khánh Vân, bọn chúng dùng xe ủi cày xới hoàn toàn ngôi chùa.
Vì chùa Khánh Vân là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh và cũng là chứng nhân ghi dấu chặng đường lịch sử oai hùng của quê hương xứ Quảng, ngày 22/11/2011, chùa được UBND tỉnh cấp bằng "Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh".
Khi chúng tôi đến ngôi chùa này thì thấy quang cảnh xung quanh chùa đã được người dân phát dọn trông rất đẹp và thoáng đạt. Người dân nơi đây cũng đã đặt một vài tượng phật và làm hệ thống nước dẫn lên chùa. Hiện tại ngôi chùa này chỉ còn sót lại cái om thờ bà, dấu tích chùa năm xưa. Ông Đào Duy Cường (60 tuổi) người dân ở xóm Khánh Vân sống gần chùa cho biết: Người dân tự ý phát hoang cho khung cảnh thoáng đạt đồng thời đặt một số tượng phật mà đạo hữu cúng dường nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng chứ không hề có ý xâm hại di tích. Dân ở đây rất mong sao ngôi chùa được phục dựng lại để có nơi sinh hoạt tín ngưỡng.
Chùa Khánh Vân do hòa thượng Diệu Quang đệ lục tổ Thiên Ấn khai sơn kiến lập năm 1892. Chùa được xây dựng trên khu vực đất khá bằng phẳng của đỉnh núi Khánh Vân, đường lên chùa với khoảng 50 bậc tam cấp, hai bên là rừng cổ thụ mọc trên núi đá tự nhiên tạo nên khung cảnh tao nhã thanh tịnh cuốn hút du khách thập phương khi đến nơi đây viếng cảnh. Theo lời kể lại của những cụ cao tuổi ở xóm Khánh Vân thì chùa trước kia có kiến trúc hình chữ tam, gồm nhà tiền đường, nhà chính điện (bái đường) và nhà tăng đường (nhà tổ). Bên cạnh chùa chính liền tiếp về phía đông là nhà khách và nhà bếp. Kiến trúc của chùa chính là kiểu kiến trúc nhà rường gồm 3 gian 2 chái.
Ông Đặng Dân bên Dinh Bà dấu tích còn sót lại của ngôi chùa cổ năm xưa.
Chùa Khánh Vân là nơi đã từng lưu lại dấu chân của nhiều vị cao tăng đắc đạo. Đây cũng là cơ sở hoạt động bí mật của cách mạng xuyên suốt trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Trong kháng chiến chống Mỹ vùng đồi núi Khánh Vân là nơi diễn ra những trận đánh rất ác liệt giữa ta và địch. Theo lời kể của ông Đặng Dân (75 tuổi) ở xóm Khánh Vân lực lượng du kích của ta đã biết dựa vào rừng núi hiểm trở để đánh địch. Đặc biệt trong năm 1967, khi lính Nam Triều Tiên mở trận càn tàn sát hơn 18 dân thường ở xóm Nho Lâm, sau đó hai đại đội của bọn chúng tập kích vào chùa nhưng du kích rút lui.
Trước khi rút quân du kích biết kẻ thù thế nào cũng đến giếng chùa để lấy nước uống, nên đã dùng mìn 3 chấu cài dưới gầu đựng đầy nước để bên cạnh thành giếng. Đúng như dự đoán, những tên lính Nam Triều Tiên sau khi càn quét xong chúng liền đến giếng chùa dùng gàu lấy nước để uống. Khi nâng gàu lên mìn nổ làm 3 tên chết, 4 tên bị thương. Bị thua đau bọn chúng điên cuồng dùng mìn đánh phá giếng chùa, sau đó bọn chúng ồ ạt kéo quân lên chùa giết ông Trương Ngưu (người giữ chùa), đồng thời dùng mìn đánh sập chùa và đốt cháy chùa Khánh Vân. Sau đó kéo quân xuống xóm làng tàn sát ba phụ nữ và một trẻ em. Năm 1969, lính Mỹ mở trận càn vào xóm Khánh Vân, bọn chúng dùng xe ủi cày xới hoàn toàn ngôi chùa.
Vì chùa Khánh Vân là một ngôi chùa cổ mang nhiều giá trị văn hóa tâm linh và cũng là chứng nhân ghi dấu chặng đường lịch sử oai hùng của quê hương xứ Quảng, ngày 22/11/2011, chùa được UBND tỉnh cấp bằng "Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh".
Khi chúng tôi đến ngôi chùa này thì thấy quang cảnh xung quanh chùa đã được người dân phát dọn trông rất đẹp và thoáng đạt. Người dân nơi đây cũng đã đặt một vài tượng phật và làm hệ thống nước dẫn lên chùa. Hiện tại ngôi chùa này chỉ còn sót lại cái om thờ bà, dấu tích chùa năm xưa. Ông Đào Duy Cường (60 tuổi) người dân ở xóm Khánh Vân sống gần chùa cho biết: Người dân tự ý phát hoang cho khung cảnh thoáng đạt đồng thời đặt một số tượng phật mà đạo hữu cúng dường nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng chứ không hề có ý xâm hại di tích. Dân ở đây rất mong sao ngôi chùa được phục dựng lại để có nơi sinh hoạt tín ngưỡng.
Châu Sa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét