Kim Ngưu Tự có cách đây gần 1.000 năm khi Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang vào làm tri châu xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này ít người biết đến nhưng có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang.
Chùa Kim Ngưu Tự nằm trong quần thể di tích thuộc vùng Bạch Ngọc xưa, hiện nay là 3 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn (Đô Lương). Vị trí của chùa tọa lạc tại Cồn Chùa thuộc xóm 2 xã Bồi Sơn. Kim Ngưu Tự do chính Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang với pháp danh Lý Nhật Ân cho xây dựng vào năm 1041. Mục đích xây Kim Ngưu Tự là để tôn vinh, hướng lòng về cõi Phật.
Bộ ngũ sự thờ gồm: cọc đăng, bình hoa, đèn thờ được giữ vẹn nguyên. Phía bên tả Kim Ngưu Tự có tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, hai bên tả - hữu có tượng hạc cổ cao 1,2m, rộng 0,60m. Ngay trước cửa Chùa có 2 con sấu chầu ra cao 0,65m, dài 1,2m.
Kim Ngưu Tự đã trở lại tên gọi vốn có hơn 10 năm nay, đây cũng là nguyện vọng chính đáng để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Hiện nay, bà con phật tử khắp nơi đến chùa cầu lễ thường xuyên. Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa thực hiện đúng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, luôn hướng thiện, thể hiện tâm nguyện của người dân trong tu nhân tích đức, tri ân nhà phật, uống nước nhớ nguồn. Năm 2018, Kim Ngưu Tự được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Chùa Kim Ngưu Tự nằm trong quần thể di tích thuộc vùng Bạch Ngọc xưa, hiện nay là 3 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn (Đô Lương). Vị trí của chùa tọa lạc tại Cồn Chùa thuộc xóm 2 xã Bồi Sơn. Kim Ngưu Tự do chính Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang với pháp danh Lý Nhật Ân cho xây dựng vào năm 1041. Mục đích xây Kim Ngưu Tự là để tôn vinh, hướng lòng về cõi Phật.
Kim Ngưu Tự có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang. Ảnh: Ngọc Phương
Chùa có khuôn viên rộng 4.550 m², trong chùa có nhiều pho tượng cổ và nhiều loại đồ tế khí có giá trị. Năm 1948, do giặc Pháp ném bom ở Đền Quả Sơn nên toàn bộ pho tượng và đồ tế khí ở chùa được nhân dân di dời lên chùa Bà Bụt, nay là xã Lam Sơn (Đô Lương) để lấy Kim Ngưu Tự làm nơi thờ đức thánh Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang. Cũng từ đó mà chùa có tên gọi là Đền Quả Sơn.
Suốt 49 năm gắn với tên gọi là đền Quả Sơn, mãi đến năm 1997, Đền Quả Sơn nơi vùng đất cũ được tôn tạo lại, toàn bộ tế khí ở Kim Ngưu Tự lại chuyển về Đền. Thế rồi Kim Ngưu Tự trở thành phế tích không người trông nom bảo quản. Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân xã Bồi Sơn cùng bà con phật tử quyết tâm tu tạo lại Kim Ngưu Tự.
Suốt 49 năm gắn với tên gọi là đền Quả Sơn, mãi đến năm 1997, Đền Quả Sơn nơi vùng đất cũ được tôn tạo lại, toàn bộ tế khí ở Kim Ngưu Tự lại chuyển về Đền. Thế rồi Kim Ngưu Tự trở thành phế tích không người trông nom bảo quản. Trước tình hình đó, Đảng bộ và nhân dân xã Bồi Sơn cùng bà con phật tử quyết tâm tu tạo lại Kim Ngưu Tự.
Kim Ngưu Tự được tu bổ hoàn chỉnh như vốn có trước đây gồm 2 tòa nhà kiến trúc cổ còn nguyên bản dạng chữ Đinh. Ảnh: Ngọc Phương
Đến năm 2007 - 2008, Kim Ngưu Tự được tu bổ hoàn chỉnh như vốn có trước đây gồm 2 tòa nhà kiến trúc cổ còn nguyên bản dạng chữ Đinh. Tượng Phật được bài trí sắp xếp trong chính điện. Phía trên cùng là 3 pho tượng Tam Thế cao 0,65m, rộng 0,45m, xuống tầng 2 là pho tượng Đức Phật A Di Đà, tầng 3 là pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, tiếp đến là tòa Cửu Long Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật cao 1m, rộng 1m.
Bộ ngũ sự thờ gồm: cọc đăng, bình hoa, đèn thờ được giữ vẹn nguyên. Phía bên tả Kim Ngưu Tự có tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, hai bên tả - hữu có tượng hạc cổ cao 1,2m, rộng 0,60m. Ngay trước cửa Chùa có 2 con sấu chầu ra cao 0,65m, dài 1,2m.
Hệ thống tượng Phật trong Kim Ngưu tự. Ảnh: Ngọc Phương
Tất cả các góc mái Kim Ngưu Tự cong cổ kính được trang trí hoa văn họa tiết theo kiểu đời nhà Nguyễn. Sân chùa thoáng đãng, rộng 150 m², trước sân có tượng Quan Âm Bồ Tát cao 3,5m rộng 1m x1,2m. Cảnh quan khuôn viên chùa sạch đẹp. Phía trước chùa có một hồ nước làm điều hòa không khí dịu mát vào những ngày hè nóng bức.
Kim Ngưu Tự đã trở lại tên gọi vốn có hơn 10 năm nay, đây cũng là nguyện vọng chính đáng để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tâm linh của nhân dân trong vùng. Hiện nay, bà con phật tử khắp nơi đến chùa cầu lễ thường xuyên. Các hoạt động tín ngưỡng tại chùa thực hiện đúng pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, luôn hướng thiện, thể hiện tâm nguyện của người dân trong tu nhân tích đức, tri ân nhà phật, uống nước nhớ nguồn. Năm 2018, Kim Ngưu Tự được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.
Ngọc Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét