Chùa Năng Quang tọa lạc ở cuối thôn Năng Xã, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa). Chưa tìm thấy sử sách nào ghi năm thành lập chùa. Theo các cụ cao niên ở xóm, thì chùa đã có từ thời mới lập làng. Lúc đó còn là đình, với tên gọi là đình Năng Quang.
Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng.
Khi hỏi các cụ về năm lập làng, lập đình thì không ai biết. Họ chỉ biết khi sinh ra đã thấy đình rồi. Các cụ lý giải, sở dĩ xây dựng đình ở cuối làng là vì nơi đây có thế đất rồng cuộn hổ ngồi. Trước đình có một cây đa cổ thụ, gốc to bằng cái nong phơi lúa, cao ngất trời, cành lá sum suê, quanh năm tỏa bóng mát cả một vùng.
Chùa Năng Quang.
Năm 1949 (năm Kỷ Sửu), một cơn lốc đi qua (ngày đó nhân dân xóm tôi gọi là Ông Cụt) đã nhổ cây đa, san bằng ngôi đình và một số nhà cửa của nhân dân nằm ngay đường đi của cơn lốc. Ngôi đình lúc bấy giờ chỉ còn là mặt nền. Bảy năm sau, năm 1956, nhân dân thôn Năng Quang góp tiền xây dựng lại ngôi đình theo nền móng cũ. Nhưng không hiểu sao đình lại chuyển thành chùa, chùa Năng Quang. Tên đình thì vẫn giữ, nhưng tên của thôn lại đổi thành thôn Năng Xã.
Chùa Năng Quang cách nhà tôi vài chục mét đã trở thành một mảnh ký ức tuổi thơ tôi, để rồi giờ đây sau bao nhiêu năm xa cách trở về thăm quê, tôi lại đến thăm, viếng ngôi chùa. Trải qua thời gian lịch sử với những biến cố, thăng trầm, chùa Năng Quang đã thay đổi rất nhiều. Người dân trong làng đã tự nguyện đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa lại ngôi chùa khang trang hơn. Trước sân chùa là tượng Quan Âm Bồ Tát. Bên trái và bên phải là vườn hoa, cây cảnh. Trước cổng chùa có hai tượng hình con rồng nhìn ra cánh đồng như đang phun nước bảo vệ cho cánh đồng lúa. Bên trong chánh điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ Phật. Hai bên tả hữu thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, Hộ Pháp Vi Đà...
Chùa Năng Quang lúc nào cũng xanh - sạch - đẹp. Ai đến đây đều được tiếp đón nồng nhiệt. Sau khi thắp hương khẩn Phật, du khách sẽ được thầy trụ trì mời thưởng thức chén trà nóng bên vườn hoa. Lúc này ta sẽ cảm nhận được không khí trong lành, không gian yên ắng khoáng đãng khiến lòng thanh tịnh như được gột rửa hết bụi trần.
Chùa Năng Quang cách nhà tôi vài chục mét đã trở thành một mảnh ký ức tuổi thơ tôi, để rồi giờ đây sau bao nhiêu năm xa cách trở về thăm quê, tôi lại đến thăm, viếng ngôi chùa. Trải qua thời gian lịch sử với những biến cố, thăng trầm, chùa Năng Quang đã thay đổi rất nhiều. Người dân trong làng đã tự nguyện đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa lại ngôi chùa khang trang hơn. Trước sân chùa là tượng Quan Âm Bồ Tát. Bên trái và bên phải là vườn hoa, cây cảnh. Trước cổng chùa có hai tượng hình con rồng nhìn ra cánh đồng như đang phun nước bảo vệ cho cánh đồng lúa. Bên trong chánh điện, gian trung tâm được bày trí rất trang trọng là nơi đặt bàn thờ Phật. Hai bên tả hữu thờ Tiêu Diện Đại Sĩ, Hộ Pháp Vi Đà...
Chùa Năng Quang lúc nào cũng xanh - sạch - đẹp. Ai đến đây đều được tiếp đón nồng nhiệt. Sau khi thắp hương khẩn Phật, du khách sẽ được thầy trụ trì mời thưởng thức chén trà nóng bên vườn hoa. Lúc này ta sẽ cảm nhận được không khí trong lành, không gian yên ắng khoáng đãng khiến lòng thanh tịnh như được gột rửa hết bụi trần.
Bài, ảnh: PHẠM VĂN HOANH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét