Chùa Phật Lâm còn có tên gọi khác là Chùa Núi Man, thuộc thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn được xây dựng và khoảng thế kỷ thứ X- XIV thời nhà Lý - Trần, tồn tại qua các thời Lê, Mạc đến đời Nguyễn thì bị hư hỏng do tác động của thời gian. Năm 2006 và 2007, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành các đợt thám sát khảo cổ.
Việc phát lộ dấu tích một ngôi chùa cổ trên vùng đất Nhữ Hán với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu, như: Nền chùa, tháp mộ cùng hàng trăm hiện vật có trang trí kiến trúc tinh xảo mang đậm phong cách văn hoá Phật giáo Đại Việt đã khẳng định những giá trị lịch sử đa từng tồn tại, phát triển quan hàng trăm năm tại đây. Từ những giá trị qua kết quả nghiên cứu của những người làm công tác khảo cổ, năm 2010 chùa Phật Lâm đã chính thức được khôi phục lại trên tổng diện tích quy hoạch là 5.000 m². Hiện nay quần thể công trình kiến trúc này mới hoàn thiện Chùa và hệ thống các tượng pháp trong chính điện trên diện tích 600 m². Theo quy hoạch, quần thể công trình kiến trúc này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm: Nhà Tổ, nhà Tăng, nhà thờ Mẫu, nhà tiếp lễ, nhà trưng bày các cổ vật của ngôi chùa quan các đợt tiến hành khảo cổ học. Nếu không gia kiến trúc của ngôi chùa này được hoàn thiện, sẽ tạo ra một điểm nhấn quan trọng của du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Dấu tích chùa Phật Lâm là một trong 3 ngôi chùa cổ tiêu biểu, có niên đại từ thời Lý- Trần được biết đến của tỉnh Tuyên Quang, bởi có cấu trúc rõ ràng, nằm trong tuyến phát triển của hệ thống Phật giáo Việt Nam ở vùng Đông Bắc. Ngôi chùa được đầu tư phục dựng không chỉ nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hoá trong diễn tiến của lịch sử mà qua đó còn góp phần quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh hoạt động du lịch tâm linh trên địa bàn. Theo Đại đức Thích Thanh Trung và những người có trách nhiệm tại đây cho biết, thì lượng khách thăm quan chùa Phật Lâm mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt vào những dịp chính lễ, có ngày tới cả hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh hành hương về đây vãn cảnh chùa và thành tâm lễ Phật. Trong điều kiện còn chưa hoàn thiện các hạng mục trong tổng thể của ngôi chùa đã được quy hoạch, song nhà chùa đã sắp xếp, tạo điều kiện tốt nhất để du khách thập phương có dịp thăm quan và tìm hiểu những giá trị tiêu biểu của công trình cổ độc đáo này.
Với không gian văn hoá tín ngưỡng, không gian kiến trúc và cả chiều dài của lịch sử, ngôi chùa Phúc Lâm đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương tìm về mảnh đất Nhữ Hán. Được biết, di tích chùa Phúc Lâm đã được đưa vào hạng mục kiểm kê di sản của tỉnh; đồng thời ngành Văn hoá cũng đã tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.
Chùa Phật Lâm thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn.
Tại đây đã phát lộ dấu tích ngôi chùa cổ với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu. Để bảo tồn một di tích cổ, trong thời gian qua, ngôi chùa này đã được phục dựng trên nền ngôi chùa cũ, từ đó tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút khách trong và ngoài nước đến hành hương lễ Phật và thăm quan không gian kiến trúc và giá trị lịch sử tiêu biểu của ngôi chùa cổ này.
Việc phát lộ dấu tích một ngôi chùa cổ trên vùng đất Nhữ Hán với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu, như: Nền chùa, tháp mộ cùng hàng trăm hiện vật có trang trí kiến trúc tinh xảo mang đậm phong cách văn hoá Phật giáo Đại Việt đã khẳng định những giá trị lịch sử đa từng tồn tại, phát triển quan hàng trăm năm tại đây. Từ những giá trị qua kết quả nghiên cứu của những người làm công tác khảo cổ, năm 2010 chùa Phật Lâm đã chính thức được khôi phục lại trên tổng diện tích quy hoạch là 5.000 m². Hiện nay quần thể công trình kiến trúc này mới hoàn thiện Chùa và hệ thống các tượng pháp trong chính điện trên diện tích 600 m². Theo quy hoạch, quần thể công trình kiến trúc này sẽ tiếp tục được hoàn thiện, bao gồm: Nhà Tổ, nhà Tăng, nhà thờ Mẫu, nhà tiếp lễ, nhà trưng bày các cổ vật của ngôi chùa quan các đợt tiến hành khảo cổ học. Nếu không gia kiến trúc của ngôi chùa này được hoàn thiện, sẽ tạo ra một điểm nhấn quan trọng của du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Dấu tích chùa Phật Lâm là một trong 3 ngôi chùa cổ tiêu biểu, có niên đại từ thời Lý- Trần được biết đến của tỉnh Tuyên Quang, bởi có cấu trúc rõ ràng, nằm trong tuyến phát triển của hệ thống Phật giáo Việt Nam ở vùng Đông Bắc. Ngôi chùa được đầu tư phục dựng không chỉ nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị văn hoá trong diễn tiến của lịch sử mà qua đó còn góp phần quảng bá, giới thiệu và đẩy mạnh hoạt động du lịch tâm linh trên địa bàn. Theo Đại đức Thích Thanh Trung và những người có trách nhiệm tại đây cho biết, thì lượng khách thăm quan chùa Phật Lâm mỗi năm đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt vào những dịp chính lễ, có ngày tới cả hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh hành hương về đây vãn cảnh chùa và thành tâm lễ Phật. Trong điều kiện còn chưa hoàn thiện các hạng mục trong tổng thể của ngôi chùa đã được quy hoạch, song nhà chùa đã sắp xếp, tạo điều kiện tốt nhất để du khách thập phương có dịp thăm quan và tìm hiểu những giá trị tiêu biểu của công trình cổ độc đáo này.
Với không gian văn hoá tín ngưỡng, không gian kiến trúc và cả chiều dài của lịch sử, ngôi chùa Phúc Lâm đã và đang thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương tìm về mảnh đất Nhữ Hán. Được biết, di tích chùa Phúc Lâm đã được đưa vào hạng mục kiểm kê di sản của tỉnh; đồng thời ngành Văn hoá cũng đã tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích cấp Quốc gia.
Bá Hương- Hữu Đông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét