Di tích lịch sử Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái ở xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ).
Xa xưa, chùa Tây Thiên Trúc là một Thiền viện gắn bó mật thiết với quần thể Thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc) để đào tạo các thế hệ tăng ni, sư sãi. Từ bao đời nay, ngôi chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong và ngoài tỉnh. Chị Nguyễn Thị Nhung, xóm Hoà Bình, xã Quân Chu cho hay: Mỗi lần tách mình khỏi cuộc sống bộn bề, tìm đến chùa Thiên Tây Chúc, khung cảnh nên thơ cùng bầu không khí trong lành, dịu mát nơi đây giúp cho tâm hồn tôi thư thái. Đi lễ phật, mọi người dường như hướng tới cái thiện và đoàn kết hơn; ý thức sống tốt đời, đẹp đạo được nâng cao hơn. Tôi rất tự hào vì quê hương mình có một ngôi chùa đẹp như thế này.
Không chỉ linh thiêng và mang một vẻ đẹp rêu phong, ngôi chùa Tây Thiên Trúc còn mang trong mình những dấu ấn lịch sử không bao giờ phai mờ của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam. Đó là vào cuối tháng 5-1945, tại ngôi chùa Tây Thiên Trúc và khu vực Lán Than, xóm Hoà Bình, sau khi được củng cố, bổ sung lực lượng, đội du kích Cao Sơn đổi tên thành Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái do đồng chí Thạch Sơn (Nguyễn Huy Minh) làm Trung đội trưởng, đồng chí Vũ Tuân (Vũ Văn Tích) làm chính trị viên. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Võ Nguyên Giáp và đồng chí Chu Văn Tấn, Trung đội đã thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng cơ sở Việt Minh ở Đại Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên), Tam Đảo (tỉnhVĩnh Yên); chiến đấu chống phát xít Nhật, trừ gian, diệt phỉ, bảo vệ nhân dân, giữ vững đường dây liên lạc từ miền xuôi lên căn cứ địa cách mạng Tân Trào, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lỵ Thái Nguyên.
Người dân xã Quân Chu thêm tự hào khi tháng 1-2006, Di tích lịch sử này đã được xếp hạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, do đã được xây dựng nhiều năm, hiện nay, ngôi chùa đang bị phong hoá và xuống cấp. Bởi lẽ ấy, bà con nơi đây rất phấn khởi khi ngày 5-3 vừa qua, trước sự chứng kiến của hàng vạn tín đồ, tăng ni, phật tử, UBND huyện Đại Từ và Ban Quản trị Thiền phái Trúc Lâm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tổ chức lễ đặt đá tôn tạo chùa Thiên Tây Trúc và xây dựng Thiền viện Trúc lâm Tây Trúc. Dự án này được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 12-2014. Ngoài đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, Dự án sẽ góp phần kết nối và phát triển du lịch tâm lịch, du lịch sinh thái, lịch sử trên địa bàn.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, phố Sơn Tập 3, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) thì việc tôn tạo chùa giúp tạo ra một cảnh quan tuyệt vời giữa chốn đẹp như “bồng lai” này, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân. Đặc biệt, khi thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc hoàn thành, nơi này sẽ là điểm đến của nhiều bậc phụ huynh. Việc đưa con trẻ đến nơi này để học tập, rèn luyện sẽ giúp các cháu có nhiều kiến thức hay trong cuộc sống và trưởng thành hơn.
Theo bà Nguyễn Thị Hạnh, phố Sơn Tập 3, thị trấn Hùng Sơn (Đại Từ) thì việc tôn tạo chùa giúp tạo ra một cảnh quan tuyệt vời giữa chốn đẹp như “bồng lai” này, đáp ứng được lòng mong mỏi của nhân dân. Đặc biệt, khi thiền viện Trúc Lâm Tây Trúc hoàn thành, nơi này sẽ là điểm đến của nhiều bậc phụ huynh. Việc đưa con trẻ đến nơi này để học tập, rèn luyện sẽ giúp các cháu có nhiều kiến thức hay trong cuộc sống và trưởng thành hơn.
Tùng Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét