Chùa Vĩnh Phúc tọa lạc bên dòng sông đào ở xóm 3, xã Nam Xuân (Nam Đàn), trong khuôn viên ngôi chùa có cây bồ đề cổ thụ ôm trọn lấy ngôi mộ cổ thờ vị Thiền sư Nguyễn Na. Hàng trăm năm đã trôi qua và người dân xã Nam Xuân vẫn kể lại nhiều câu chuyện kỳ thú xoay quanh cây bồ đề đặc biệt này.
Cây bồ đề cổ thụ trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc ở xóm 3, xã Nam Xuân (Nam Đàn)
Chùa Vĩnh Phúc cách QL 46A khoảng 3km về hướng Đông. Nơi đây được biết đến với hình ảnh cây bồ đề có bộ rễ ôm trọn ngôi mộ cổ thờ Thiền sư Nguyễn Na – cháu đích tôn của Nguyễn Hiên, một Quận Công khai quốc công thần dưới thời Vua Lê Lợi. Đường kính bộ rễ cây hơn 4m, tán tỏa rộng và có chiều cao lên đến 40m.
Theo lời của vị Đại đức Thích Thiện Tuệ - Chủ trì chùa Vĩnh Phúc kể lại: “Thiền sư Nguyễn Na sinh thời rất thông minh và chăm chỉ đèn sách, lúc trưởng thành bị cha mẹ ép duyên, do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận nên ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chay niệm Phật, sau trở thành lương y bốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Do có nhiều công đức, danh thơm lan khắp kinh thành Thăng Long, Nguyễn Na được Vua Lê sắc chỉ là Hòa thượng Thiền sư, pháp hiệu là Pháp Tâm Như Lai.
Theo lời của vị Đại đức Thích Thiện Tuệ - Chủ trì chùa Vĩnh Phúc kể lại: “Thiền sư Nguyễn Na sinh thời rất thông minh và chăm chỉ đèn sách, lúc trưởng thành bị cha mẹ ép duyên, do cuộc sống vợ chồng không hòa thuận nên ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chay niệm Phật, sau trở thành lương y bốc thuốc, chữa bệnh cứu người. Do có nhiều công đức, danh thơm lan khắp kinh thành Thăng Long, Nguyễn Na được Vua Lê sắc chỉ là Hòa thượng Thiền sư, pháp hiệu là Pháp Tâm Như Lai.
Bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc bồ đề cổ thụ
Sau một thời gian hành đạo, Ngài đã nhận thấy mình không còn đủ sức khỏe nên đã tự chất củi lên cao, tự thiêu. Ngài viên tịch tại chùa Vĩnh Phúc vào ngày 6 tháng 4 (âm lịch) không rõ năm nào, các đệ tử đã an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc. Tri ân công lao và tâm đức của thiền sư dân làng cũng đã xây ngôi mộ hình tháp thờ phụng.
Sau khi thiền sư Nguyễn Na viên tịch, trên ngôi mộ của ngài mọc lên cây bồ đề tỏa bóng mát. Nhiều người cho rằng cây chính là linh hồn của vị thiền sư giàu tâm đức. Có người lại nói thiền sư Nguyễn Na được cây thiêng chở che vì tấm lòng nhân nghĩa của mình. Đến nay cây bồ đề đã phát triển trải qua 6 thế kỷ. Hiện nay, dưới cây bồ đề được nhà chùa tôn trí pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (cao 2,5m, rộng 1,2m) an tọa trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia đá giới thiệu về công lao, đức độ của thiền sư Nguyễn Na. Ngoài ra, chủ trì chùa Vĩnh Phúc - Đại đức Thích Thiện Tuệ cũng cho biết, quả của cây bồ đề có thể phơi khô và làm thuốc chữa bệnh và lá cây có thể dùng làm thực phẩm cho gia súc.
Sau khi thiền sư Nguyễn Na viên tịch, trên ngôi mộ của ngài mọc lên cây bồ đề tỏa bóng mát. Nhiều người cho rằng cây chính là linh hồn của vị thiền sư giàu tâm đức. Có người lại nói thiền sư Nguyễn Na được cây thiêng chở che vì tấm lòng nhân nghĩa của mình. Đến nay cây bồ đề đã phát triển trải qua 6 thế kỷ. Hiện nay, dưới cây bồ đề được nhà chùa tôn trí pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (cao 2,5m, rộng 1,2m) an tọa trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia đá giới thiệu về công lao, đức độ của thiền sư Nguyễn Na. Ngoài ra, chủ trì chùa Vĩnh Phúc - Đại đức Thích Thiện Tuệ cũng cho biết, quả của cây bồ đề có thể phơi khô và làm thuốc chữa bệnh và lá cây có thể dùng làm thực phẩm cho gia súc.
Lũ trẻ làng vẫn thường vui chơi dưới tán cây bồ đề
Tán cây bồ đề tỏa rộng nên dưới gốc là nơi vui chơi của lũ trẻ trong làng. Hơn thế, khuôn viên ngôi chùa cũng là nơi tập luyện của lớp học võ miễn phí được một võ sinh xã Nam Xuân mở cho con em trên địa bàn.
Quả cây bồ đề được người dân sử dụng làm thuốc.
Năm 2004, nhân dân nơi đây đã tự quyên góp để tôn tạo ngôi chùa với mong muốn lưu giữ nguyên vẹn các giá trị văn hóa, lịch sử. Đến năm 2013, Giáo Hội Phật giáo tỉnh Nghệ An quyết định bổ nhiệm Thiền sư Đại đức Thích Thiền Tuệ chủ trì chùa Vĩnh Phúc. Đến nay, chùa vẫn đang trong quá trình hoàn thiện các hạng mục khác theo quy hoạch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng cho người dân trong xã cũng như du khách thập phương.
Phạm Đông
Độc đáo cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc
Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.
Cây bồ đề có gốc lớn, rễ bám chằng chịt nên tạo ra nhiều hình thù độc đáo, thú vị qua sự liên tưởng của các phật tử và du khách đến tham quan, lễ bái. Sau đây là một số hình ảnh về cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc:
Phía trước cây nhà chùa đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa lạc trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về Thiền sư Nguyễn Na. Theo đó, Thiền sư Nguyễn Na mất ngày 06- 4 Âm lịch (không rõ năm nào). Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách. Bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ trì tại chùa Vĩnh Phúc. Về sau, do có nhiều công đức, Nguyễn Na được vua phong là Đại hòa thượng Thiền sư, pháp danh là Tâm Pháp Như Lai. Khi Thiền sư Nguyễn Na viên tịch, các đệ tử an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bên cạnh cây bồ đề. Theo thời gian, rễ cây phát triển và ôm trọn phần lăng mộ của vị Thiền sư.
Cây bồ đề có gốc lớn, rễ bám chằng chịt nên tạo ra nhiều hình thù độc đáo, thú vị qua sự liên tưởng của các phật tử và du khách đến tham quan, lễ bái. Sau đây là một số hình ảnh về cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc:
Hình dáng ở mé cây này được các Phật tử liên tưởng tới bản đồ huyện Nam Đàn.
Vị trí này lại liên tưởng đến hình ảnh một chú voi
Tượng Phật Thích Ca dưới cây bồ đề
Cây bồ đề nhỏ này mới trồng, dùng dùi đập vào thân cây sẽ phát ra âm thanh như tiếng mõ
Công Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét