CHÙA PHƯỚC THÀNH
Xã Bình Tân
Chùa Phước Thành tọa lạc tại hương lộ 877 thuộc ấp Thuận Trị, xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.
Năm 1898, thí chủ Nguyễn Văn Sắc ở làng Phú Thạnh Đông cúng cây ngói để sửa chữa lại ngôi chùa. Bấy giờ nơi đây làng mạc dân thưa nên ít người đến chùa nghe kinh học đạo. Vì thế, năm Mậu Thân (1908) ông Hương lễ Nguyễn Gia Phước ở làng Hòa Nghị phát tâm đúc đại hồng chung cúng dường cho chùa. Từ đó, tiếng chuông chùa sớm hôm vang vọng giúp cho nhiều người cảm thấy thư thái sau một ngày lao động vất vả.
“Phước Thành chùa cổ xưa nay,
Trãi bao thế hệ mở khai dòng thiền.
Thái Thanh kiến tạo đầu tiên,
Chùa tranh vách lá tịnh yên tu trì.”
Hai mươi lăm năm trụ thế nơi đất khách Ta-bà tu tập và hành đạo, đức hạnh viên mãn Hòa thượng Thích Thái Thanh an nhiên thị tịch vào ngày mùng 3 tháng 10 năm Ất Mão (1915), trụ thế 73 năm, để lại niềm tôn kính cho môn đồ tứ chúng.
Năm Ất Dậu (1945), do chiến tranh nên ngôi chùa Phước Thành đã bị tàn phá gần hết. Sau khi tình hình tạm ổn, Hòa thượng Thích Thạnh Lợi cho sửa lại ngôi chùa để tiếp tục tu tập và hành đạo.
“Thạnh an bá tánh nơi nơi,
Lợi hòa sanh chúng ngày ngày tiến tu.”
Hạnh nguyện viên thành, vào ngày 29 tháng 7 năm Kỷ Sửu (1949) Hòa thượng Thích Thạnh Lợi viên tịch, trụ thế 60 năm. Suốt 34 năm hoằng dương Phật pháp trong lòng dân tộc, Hòa thượng đã để lại tấm gương sáng ngời cho hậu thế noi theo.
Kế thừa Tổ ấn của Hòa thượng Bổn sư, Hòa thượng Thích Thiện Tấn thuộc dòng Lâm tế đời 42 thế danh Tạ Văn Tấn sinh năm Kỷ Mùi (1919), đã tiếp tục phát huy ánh sáng chánh pháp nơi chùa Phước Thành.
Vào năm Tân Mão (1951) thí chủ Nguyễn Văn Tín phát tâm cúng cặp cột bằng gỗ quý để Hòa thượng Thích Thiện Tấn trùng tu lại ngôi chùa.
Trong những năm 1965 đến 1968 chùa Phước Thành là nơi nuôi dưỡng hơn 20 thanh niên trốn đi lính quân dịch; đồng thời Hòa thượng Thích Thiện Tấn lúc bấy giờ cũng là người tham gia giao liên cho cách mạng. Trong thời gian này giặt Mỹ bỏ bom càng quét phong trào cách mạng Việt Minh, ngôi Chùa vì thế cũng bị cháy rụi.
Năm 1970, Hòa thượng Thích Thiện Tấn cho xây dựng lại ngôi Chánh điện bằng vách xây tường, mái lợp thiết.
Năm 1970, Hòa thượng Thích Thiện Tấn cho xây dựng lại ngôi Chánh điện bằng vách xây tường, mái lợp thiết.
Năm Giáp Tuất (1994) Hòa thượng cho sửa lại nhà Tổ để có không gian cho Phật tử, bá tánh thập phương về tu học và sinh hoạt vào các ngày lễ lớn trong năm.
Dòng thời gian sanh diệt, Hòa thượng tuổi càng cao, sức khỏe càng yếu, Ngài thường lâm bệnh, mọi sinh hoạt Phật sự cần có người chia sẻ. Vì thế, năm 2001 Hòa thượng chỉ dạy Đại đức Thích Thiện Tâm, thế danh Tạ Văn Minh sinh năm Kỷ Sửu (1949), là đệ tử của Ngài, đang trụ trì chùa Phổ Môn (xã Bình Nghị, huyện Gò Công Đông) trở về phụ giúp Phật sự. Để đảm đương các Phật sự nơi chùa Phước Thành, Đại đức Thích Thiện Tâm đã giao lại ngôi chùa Phổ Môn cho sư đệ Thích Minh Sơn trụ trì. Năm 2007 Đại đức Thích Thiện Tâm chính thức được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Tiền Giang cho đăng ký danh bộ Tăng Ni huyện Gò Công Tây.
Thế sự vô thường, tịch diệt phi diệt, vào ngày mùng 01 tháng 3 năm Đinh Hợi (2007) Hòa thượng Thích Thiện Tấn viên tịch, trụ thế 89 năm, trụ trì 57 năm. Hòa thượng trở về nơi cảnh giới Niết Bàn để lại cho hàng môn nhơn tứ chúng niềm kính tiếc vô vàn, một bậc tòng lâm mô phạm, suốt một quảng đời cống hiến cho đạo pháp.
“Thiện căn tăng trưởng nhiều đời,
Tấn thành bảo điện thiên thu duy trì.”
Tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức là trách nhiệm của hàng xuất gia đệ tử Phật. Đại đức Thích Thiện Tâm thông hiểu về môn nghi lễ, ứng phú đạo tràng. Vì vậy, từ nhiệm kỳ 2007 đến nay, Đại đức luôn giữ chúc vụ Trưởng ban Nghi lễ Phật giáo huyện. Đại đức luôn song hành cùng Ban Trị sự trong mọi công tác Phật sự cũng như hướng dẫn Phật tử tu hành, thực hiện tốt Hiến chương Giáo hội đồng thời tuân thủ pháp luật Nhà nước.
Để tán dương công đức, năm 2013 Đại đức được chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh GHPGVN tấn phong lên hàng Giáo phẩm Thượng tọa.
Thượng tọa chỉ dạy cho Phật tử nhân cách sống tốt đời đẹp đạo, vận động Phật tử làm tốt công tác an sinh xã hội, cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt phong trào đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng xã nông thôn mới.
Năm 2020, trong Hội nghị thường niên của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Thượng tọa được chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh tấn phong lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng. Trong kỳ Đại hội X vừa qua của Ban Trị sự GHPGVN huyện Gò Công Tây, Hòa thượng được suy tôn lên hàng Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo huyện.
Chùa Phước Thành cũng được Ủy ban Nhân dân huyện công nhận là Cơ sở Thờ tự Văn hóa năm 2010.
Năm 2020, trong Hội nghị thường niên của Hội đồng Trị sự GHPGVN, Thượng tọa được chư Tôn đức Hội đồng Chứng minh tấn phong lên hàng Giáo phẩm Hòa thượng. Trong kỳ Đại hội X vừa qua của Ban Trị sự GHPGVN huyện Gò Công Tây, Hòa thượng được suy tôn lên hàng Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo huyện.
Chùa Phước Thành cũng được Ủy ban Nhân dân huyện công nhận là Cơ sở Thờ tự Văn hóa năm 2010.
Cho đến ngày nay, chùa Phước Thành đã được xây dựng hơn 130 năm, với 04 đời trụ trì, trải qua bao thăng trầm của tuế nguyệt, ngôi chùa vẫn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho hàng Phật tử nơi đây.
“Xưa sau nối thạnh môn qui,
Thiện Tâm tiếp nối ngôi nhà Như Lai.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét