Ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram, có nghĩa là “ngôi chùa ở giữa núi” nằm tại ấp An Hòa, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Đây là một trong những điểm đến thú vị, không chỉ với những tín đồ Phật giáo, mà còn với những người yêu thiên nhiên và muốn trốn xa nhịp sống đô thị ồn ào.
Khác với nhiều ngôi chùa cổ kính khác ở vùng Bảy Núi, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram trở nên đặc biệt bởi hàng trăm cây còng được trồng xung quanh.
Theo những người cao niên ở địa phương, ngôi chùa Khmer này thường được người dân nơi đây gọi là chùa “hàng còng”.
Những cây còng có tuổi đời lên tới hơn 50 năm và được nhà chùa cùng người dân địa phương chăm sóc với mong muốn tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cho ngôi chùa.
Cây còng, hay còn gọi là me tây, muồng tím, muồng ngủ… là loại cây dễ trồng và chịu hạn cũng như mưa dầm rất tốt. Những cây còng này tán to, tạo nên những hàng cây xanh mát, tạo cho khách tham quan cảm giác thoải mái, thanh bình.
Theo người dân địa phương, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram thường được gọi là chùa “hàng còng” vì những cây còng xanh tươi bao quanh nơi đây. Ngoài ra, đặc điểm này còn là lý do khiến nhiều trẻ em địa phương yêu thích, đến đây vui chơi, trốn nắng.
Để đến được chùa Hàng Còng, du khách sẽ đi thẳng vào thị trấn Tri Tôn và rẽ phải tại ngã ba Ba Chúc, tức đường đi Ba Chúc. Sau đó, du khách sẽ chạy thẳng vào khoảng 2-3 km, chùa sẽ xuất hiện trước mắt.
Đường đi vào chùa trải dài theo hàng cây còng, có gốc to, 2-3 người ôm mới xuể. Các nhánh cây hướng vào nhau, tạo thành mái vòm thiên nhiên, che mát con đường.
Điều đặc biệt là mỗi cây trong hàng cây này lại có hình dáng, kích thước và cách phát triển riêng biệt. Có những cây cao vút, thẳng đứng giữa trời xanh, có những cây mềm mại, nghiêng mình.
Nhưng dù là cây cao hay cây thấp, cây to hay cây nhỏ, tất cả đều đan xen vào nhau đầy ấn tượng. sắc hồng rực rỡ, kết hợp với màu vàng rất bắt mắt. Nhìn từ xa, chùa trông như một tác phẩm nghệ thuật được khắc họa trên nền trời xanh. Các màu sắc đậm nét, rực rỡ. Mỗi chi tiết nhỏ trên chùa đều được trang trí tinh xảo, từ các hoa văn trên tháp, đến những họa tiết trên cửa, tường.
Mặc dù đã được sơn lại, nhưng chùa vẫn giữ được hình ảnh độc đáo của người xưa để lại, gợi lên một sự kết hợp giữa sự hiện đại và truyền thống. Chùa trở thành một tác phẩm đẹp mắt, không chỉ là một địa điểm tôn giáo mà còn là một điểm thu hút sự chú ý của những người yêu thích kiến trúc và nghệ thuật.
Khi đến chùa Hàng Còng, du khách không chỉ tìm thấy nét đẹp của kiến trúc cổ kính và không gian yên tĩnh, mà còn cảnh đẹp yên bình, xanh mát của hàng trăm cây còng bao phủ xung quanh.
Ngoài ra, chùa Hàng Còng cũng từng là nơi giáo dục và đào tạo cho các em học sinh lớp sơ cấp Bali và các tăng, sư sãi. Chùa Hàng Còng đã được gìn giữ và phát triển từ đời này sang đời khác, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer tại Tri Tôn.
Từ chùa Hàng Còng, du khách đi tiếp lên phía trên khoảng hơn 2 km nữa sẽ đến cổng chùa. Đây là nơi check-in của nhiều bạn trẻ khi đến Tri Tôn, được gọi là “cổng trời”.
Đây là một trong những điểm đến thú vị, không chỉ với những tín đồ Phật giáo, mà còn với những người yêu thiên nhiên và muốn trốn xa nhịp sống đô thị ồn ào.
Khác với nhiều ngôi chùa cổ kính khác ở vùng Bảy Núi, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram trở nên đặc biệt bởi hàng trăm cây còng được trồng xung quanh.
Những cây còng có tuổi đời lên tới hơn 50 năm và được nhà chùa cùng người dân địa phương chăm sóc với mong muốn tạo nên một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú cho ngôi chùa.
Cây còng, hay còn gọi là me tây, muồng tím, muồng ngủ… là loại cây dễ trồng và chịu hạn cũng như mưa dầm rất tốt. Những cây còng này tán to, tạo nên những hàng cây xanh mát, tạo cho khách tham quan cảm giác thoải mái, thanh bình.
Đường vào chùa “hàng còng”.
Theo người dân địa phương, ngôi chùa Prochum Meáp Chhưm Kiriram thường được gọi là chùa “hàng còng” vì những cây còng xanh tươi bao quanh nơi đây. Ngoài ra, đặc điểm này còn là lý do khiến nhiều trẻ em địa phương yêu thích, đến đây vui chơi, trốn nắng.
Để đến được chùa Hàng Còng, du khách sẽ đi thẳng vào thị trấn Tri Tôn và rẽ phải tại ngã ba Ba Chúc, tức đường đi Ba Chúc. Sau đó, du khách sẽ chạy thẳng vào khoảng 2-3 km, chùa sẽ xuất hiện trước mắt.
Đường đi vào chùa trải dài theo hàng cây còng, có gốc to, 2-3 người ôm mới xuể.
Đường đi vào chùa trải dài theo hàng cây còng, có gốc to, 2-3 người ôm mới xuể. Các nhánh cây hướng vào nhau, tạo thành mái vòm thiên nhiên, che mát con đường.
Điều đặc biệt là mỗi cây trong hàng cây này lại có hình dáng, kích thước và cách phát triển riêng biệt. Có những cây cao vút, thẳng đứng giữa trời xanh, có những cây mềm mại, nghiêng mình.
Chỉ cách trung tâm huyện Tri Tôn khoảng 7 km, cách TP Châu Đốc 45 km, chùa “hàng còng” trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với nhiều du khách.
Khi đến chùa Hàng Còng, du khách không chỉ tìm thấy nét đẹp của kiến trúc cổ kính và không gian yên tĩnh, mà còn cảnh đẹp yên bình, xanh mát của hàng trăm cây còng bao phủ xung quanh.
Ngoài ra, chùa Hàng Còng cũng từng là nơi giáo dục và đào tạo cho các em học sinh lớp sơ cấp Bali và các tăng, sư sãi. Chùa Hàng Còng đã được gìn giữ và phát triển từ đời này sang đời khác, trở thành một biểu tượng văn hóa đặc sắc của dân tộc Khmer tại Tri Tôn.
PV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét