Chùa Việt Nam

Nhãn

  • Bắc tông
  • Bắc tông Hoa
  • Hệ phái khác
  • Khất sĩ
  • Nam tông Khmer
  • Nam tông Việt

7 tháng 4, 2025

Chùa Linh Xứng

Chùa Linh Xứng và tấm bia đá bảo vật quốc gia

Chùa Linh Xứng tọa lạc dưới chân núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc (nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa)

Chùa Linh Xứng tọa lạc dưới chân núi Ngưỡng Sơn, xã Ngọ Xá, huyện Vĩnh Lộc (nay thuộc xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa). Chùa do Thiền sư Mãn Giác và Thái úy Lý Thường Kiệt dựng từ năm 1085 - 1089. Chùa Linh Xứng là một trong những ngôi chùa được xây dựng sớm nhất vào thời Lý trên đất Hà Trung.

Chùa được xây dựng nhân dịp Lý Thường Kiệt được vua Lý phong trông coi mọi việc ở các châu thuộc trấn Thanh Hoa, phong cho thái ấp một vạn hộ. Ông là nhà chính trị, quân sự kiệt xuất trong lịch sử dân tộc. Năm 1082, nhận lệnh triều đình nhà Lý đi trấn thủ Thanh Hóa. Khi mới đặt chân vào đất này, ông đã chọn làng Ngọ Xá để xây dựng Lương Mục Đường làm nơi ở và làm việc. Ông cùng Thiền sư Mãn Giác (một vị sư nổi tiếng thời Lý) đi lên cửa Phấn Đại (sông Mã ngày nay), dừng thuyền ở chân núi Long Tỵ (núi Hàm Rồng) qua dòng sông Lèn rồi di thuyền đi tiếp đến ấp Đại Lý (xã Hà Ngọc ngày nay) quan sát xung quanh.

Khi đang đi dạo trên bến đò, Lý Thường Kiệt nhìn thấy có hòn núi đứng chơ vơ là núi Ngưỡng Sơn. Trong Văn bia “Ngưỡng sơn Linh Xứng tự bi minh” Lý Thường Kiệt cho rằng: “Cái mà kẻ trí người nhân ưa thích là núi, là sông; cái mà thế đại lưu truyền là danh, là đạo. Nếu mở núi mà làm cho “đạo” và “danh” rạng rỡ thì không đáng quý hay sao?”. Núi Ngưỡng Sơn được bao bọc bởi dòng nước quanh co, nhiều cây cối tốt tươi, sắc thủy đậm đà, phong cảnh đẹp, Lý Thường Kiệt rất yêu thích và đã chọn nơi đây để xây dựng chùa Linh Xứng.

Ảnh tác giả cung cấp

Bia chùa Linh Xứng được chế tác bằng đá, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (Bính Ngọ - 1126), đời vua Lý Nhân Tông. Văn bia do Thiền sư Thích Pháp Bảo (hiệu Hải Chiếu đại sư) soạn, Thông phán Lý Doãn Từ viết chữ, Tăng Huệ Thống Thường Trung khắc bia năm 1126. Đây là tấm bia quý hiếm thời Lý còn lại nguyên vẹn đến ngày nay. Bia cao 1,34 m, rộng 0,70 m. Trán bia hình bán nguyệt khắc chữ Hán: “Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi ký” (Bia chùa Linh Xứng ở núi Ngưỡng).

Bia đặt trên rùa đá với quan niệm những công lao to lớn đó sẽ được truyền tới muôn đời sau. Thân bia khắc chìm bài minh văn chữ Hán, nét chữ chân phương, phần đầu nội dung nói về sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở nước ta, làm tượng Phật để truyền đạo thống, dựng tháp miếu để có chỗ quy tâm cho nên những nơi danh lam thắng cảnh người ta đều dựng chùa, lập miếu; phần tiếp theo nội dung nói về quá trình xây chùa Linh Xứng, sự góp công của các tín đồ Phật giáo và nhân dân quanh vùng, đặc biệt là sự quan tâm, công lao của Lý Thường Kiệt trong việc tìm đất, công đức tiền của để xây dựng chùa Linh Xứng cũng như công lao của ông trong cuộc kháng chiến chống quân Chiêm Thành năm 1069 và chống quân Tống năm 1075 - 1077.

Ảnh tác giả cung cấp

Bia chùa Linh Xứng không chỉ minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo dưới triều Lý mà còn giúp các thế hệ sau hiểu rõ hơn về danh tướng kiệt xuất Lý Thường Kiệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Văn bia ca ngợi Lý Thường Kiệt như sau:

“Thái úy trong thì sáng suốt khoan hòa, ngoài thì nhân từ giản dị. Những việc đổi dời phong tục, nào có quản công. Làm việc thì siêng năng, sai bảo dân thì ôn hậu, cho nên dân được nhờ cậy. Khoan hòa giúp đỡ quân chúng, nhân từ yêu mến mọi người, cho nên nhân dân kính trọng. Dùng oai vũ để trừ bọn gian ác, đem minh chính để giải quyết ngục tụng, cho nên hình ngục không quá lạm. Thái úy biết dân lấy ấm no làm đầu, nước lấy nghề nông làm gốc, cho nên không để lỡ thời vụ. Tài giỏi mà không khoe khoang, nuôi dưỡng cả đến người già ở nơi thôn dã, cho nên người già nhờ đó mà được an thân. Phép tắc như vậy có thể gọi là cái gốc trị nước, cái thuật yên dân, sự đẹp tốt đều ở đây cả. Giúp chính sự cho ba triều, dẹp yên loạn biên tái, chỉ khoảng vài năm mà tám phương yên lặng, công thật to lớn”.

Ảnh tác giả cung cấp

Theo văn bia chùa Linh Xứng, chùa được xây dựng công phu: “Chùa ở phía nam núi. Trai phòng ở hai bên. Tượng phật Như Lai thếp vàng ngồi cao trên tòa sen, nổi lên trên mặt nước. Chung quanh tường có hình các vị La Hán, muôn hình vạn trạng, không kể xiết… Sau chùa có xây bảo tháp, tên là tháp Chiêu Ân, cao chín tầng. Cửa mở bốn mặt có bao lơn. Bốn góc treo chiêng vang rung trước gió, hòa cùng tiếng chim hót. Phía trước dựng cột biểu, ánh ban mai cũng sáng chói với tượng vàng… Trước cửa chính ngôi chùa cũng treo chuông, có đường đi thẳng xuống sông. Bên sông lại có ngôi đình…”


Qua lời miêu tả của văn bia, đây là một ngôi chùa tráng lệ khởi dựng gần nghìn năm trước, nằm gần bên đường bộ xung yếu (Quốc lộ 1 ngày nay), lại có đường sông ngay trước cửa chùa.

Kiến trúc nổi bật là bức tượng Phật Như Lai ngồi trên toà sen được xây nổi trên mặt nước như bông hoa sen, tượng được sơn thếp vàng rất đẹp...

Ngày 31/12/2024, Chính phủ đã có quyết định công nhận Bia chùa Linh Xứng xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa là bảo vật quốc gia.

Đặng Việt Thủy - Hoàng Hoa Thám, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
TC Nghiên cứu Phật học - 27/02/2025
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Labels: Bắc tông, Nghiên cứu Phật học, Thanh Hóa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Tỉnh - Thành phố

  • An Giang (29)
  • Bà Rịa- Vũng Tàu (28)
  • Bình Dương (15)
  • Bình Phước (8)
  • Bình Thuận (8)
  • Bình Định (18)
  • Bạc Liêu (14)
  • Bắc Giang (5)
  • Bắc Kạn (1)
  • Bắc Ninh (11)
  • Bến Tre (5)
  • Cao Bằng (4)
  • Cà Mau (9)
  • Cần Thơ (11)
  • Gia Lai (6)
  • Hà Giang (2)
  • Hà Nam (6)
  • Hà Nội (86)
  • Hà Tĩnh (10)
  • Hưng Yên (7)
  • Hải Dương (22)
  • Hải Phòng (10)
  • Hậu Giang (2)
  • Khánh Hòa (26)
  • Kiên Giang (16)
  • Kontum (2)
  • Long An (12)
  • Lào Cai (2)
  • Lâm Đồng (16)
  • Lạng Sơn (7)
  • Nam Định (10)
  • Nghệ An (10)
  • Ninh Bình (6)
  • Ninh Thuận (8)
  • Phú Thọ (4)
  • Phú Yên (14)
  • Quảng Bình (5)
  • Quảng Nam (10)
  • Quảng Ngãi (8)
  • Quảng Ninh (9)
  • Quảng Trị (4)
  • Sóc Trăng (23)
  • Sơn La (1)
  • TP. Hồ Chí Minh (126)
  • Thanh Hóa (19)
  • Thái Bình (1)
  • Thái Nguyên (4)
  • Thừa Thiên - Huế (40)
  • Tiền Giang (329)
  • Trà Vinh (10)
  • Tuyên Quang (4)
  • Tây Ninh (8)
  • Vĩnh Long (15)
  • Vĩnh Phúc (7)
  • Yên Bái (3)
  • Đà Nẵng (15)
  • Đắk Lắk (12)
  • Đắk Nông (4)
  • Đồng Nai (228)
  • Đồng Tháp (6)

Bài đăng theo thời gian

  • tháng 6 2025 (17)
  • tháng 5 2025 (17)
  • tháng 4 2025 (19)
  • tháng 3 2025 (20)
  • tháng 2 2025 (12)
  • tháng 1 2025 (10)
  • tháng 12 2024 (26)
  • tháng 11 2024 (12)
  • tháng 10 2024 (1)
  • tháng 8 2024 (2)
  • tháng 7 2024 (90)
  • tháng 6 2024 (31)
  • tháng 5 2024 (9)
  • tháng 3 2024 (1)
  • tháng 2 2024 (1)
  • tháng 1 2024 (2)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 11 2023 (1)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (6)
  • tháng 8 2023 (5)
  • tháng 7 2023 (1)
  • tháng 5 2023 (5)
  • tháng 4 2023 (2)
  • tháng 3 2023 (2)
  • tháng 2 2023 (4)
  • tháng 1 2023 (5)
  • tháng 12 2022 (10)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (18)
  • tháng 9 2022 (74)
  • tháng 8 2022 (235)
  • tháng 7 2022 (53)
  • tháng 5 2022 (5)
  • tháng 4 2022 (123)
  • tháng 9 2021 (431)
  • tháng 8 2021 (92)

Tìm kiếm Blog này

  • Trang chủ

Bài đọc nhiều trong tháng

  • Chùa Linh Thứu
     TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Chùa Linh Thứu Chùa Linh Thứu tọa lạc tại ấp 1, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hiện nay do Ni sư Thí...
  • Tịnh Xá Ngọc Định
    TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Tịnh Xá Ngọc Định Tịnh xá Ngọc định tọa lạc tại số 475 đường Ấp Bắc, tổ 10, khu phố 1, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh...
  • Tu Viện Từ Hiếu
    TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Tu Viện Từ Hiếu Tu viện Từ Hiếu tọa lạc tại số 39/54 đường Trừ Văn Thố, phường 5, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hi...
  • Chùa Thiên Phước Ni
    Huyện Châu Thành: Lịch Sử Chùa Thiên Phước Ni CHÙA THIÊN PHƯỚC NI Thiên Phước Ni tự tọa lạc tại ấp Mỹ Hòa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành t...
  • Phước Long Cổ Tự
    TP. Mỹ Tho: Lịch Sử Phước Long Cổ Tự  Phước Long Cổ Tự tọa lạc tại số 7, ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang; hi...

Giới thiệu về tôi

Phạm Hoài Nhân
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Nguồn tư liệu

Võ văn Tường (523) GHPG Tiền Giang (326) Những ngôi chùa Đồng Nai (138) GHPGVN TP Biên Hòa (103) Phạm Hoài Nhân (99) Phatgiao.org.vn (66) VnExpress (50) Tri thức & Cuộc sống (44) Báo Ảnh Việt Nam (38) Mekong Delta Explorer (38) Báo Thanh Niên (35) Báo Lao động (28) Thời báo Kinh tế SG (20) VietnamNet (18) Báo Hải Dương (15) Phụ nữ TPHCM (15) Tiền Phong (14) Báo Bà Rịa - Vũng Tàu (13) Tuổi trẻ (13) VOV (12) Giác Ngộ (11) Báo An Giang (10) Doanh Nhân SG (9) Dân Việt (9) Dân trí (9) TT Xúc tiến Du lịch Sóc Trăng (9) Báo Long An (7) Báo Hà Tĩnh (6) Báo Pháp luật Việt Nam (6) Báo Tây Ninh (6) Làng Việt (6) Báo Nghệ An (5) Báo Thừa Thiên - Huế (5) TT Xúc tiến Du lịch Bình Dương (5) Petrotimes (4) An ninh Thế giới (3) Báo Bắc Giang (3) Báo Cần Thơ (3) Báo Quảng Ngãi (3) Báo Thanh Hóa (3) Nguồn khác (3) Pháp Luật TPHCM (3) TT Xúc tiến Du lịch Đồng Nai (3) VTC News (3) Báo Sóc Trăng (2) Báo Thái Nguyên (2) Du lịch Sóc Trăng (2) Người Đưa tin (2) Phật giáo Kiên Giang (2) VietnamPlus (2) Văn nghệ Công An (2) Đạo Phật Ngày Nay (2) BuddhaSasana (1) Báo Bình Phước (1) Báo Cao Bằng (1) Báo Cà Mau (1) Báo Gia Lai (1) Báo Khánh Hòa (1) Báo Ninh Thuận (1) Báo Vĩnh Long (1) Báo Đất Việt (1) Emdep.vn (1) Một Thế giới (1) Phật sự online (1) TTTT Xúc tiến DL Hà Giang (1) TTTT Xúc tiến DL Trà Vinh (1) Trang nhà Quảng Đức (1) Truyền hình Bắc Kạn (1) Truyền hình Tuyên Quang (1) Văn nghệ Tiền Giang (1) Vườn hoa Phật giáo (1) Zing (1) Đời sống & Pháp luật (1)
Chủ đề Cửa sổ hình ảnh. Được tạo bởi Blogger.