Gác chuông cổ ở chùa Trần là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đã một thời gian dài trôi qua, đến nay, gác chuông và tấm bia cổ vẫn còn đó.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
Đó là, vào trung tuần tháng 10/1930, với sự có mặt của cán bộ Xứ ủy Trung kỳ, tại gác chuông chùa Trần đã diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung.
Sau khi ra đời, chi bộ đã tích cực mở rộng hoạt động, xây dựng và phát triển cơ sở đảng trong toàn huyện. Đồng thời, chi bộ tìm cách bắt mối với nhiều cơ sở cách mạng ở các địa phương trong tỉnh để thống nhất hành động. Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là phát động phong trào đấu tranh hưởng ứng, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Trải qua 15 năm tranh đấu vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc (1930-1945), chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung đã chứng tỏ là lực lượng nòng cốt, góp phần quyết định thúc đẩy phong trào cách mạng.
Và trong suốt các thời kỳ đấu tranh cách mạng về sau này, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng của Hà Trung vẫn luôn phát triển vững mạnh.
Do thời gian và chiến tranh nên những công trình kiến trúc như chùa, nhà tổ, phật tượng, hồ, giếng nước, cây cổ thụ, khuôn viên sân vườn đến tam quan đều không còn nữa. Tuy nhiên, trên khu đất chùa xưa vẫn còn một tầng của gác chuông và tấm bia đá thời Nguyễn.
Đứng trên tầng một của tháp chuông, chúng ta vẫn có thể hình dung toàn bộ địa thế kiến trúc cảnh quan khu chùa Trần.
Tấm bia đá thời Nguyễn dựng dưới chân gác chuông còn ghi rõ năm trùng tu các hạng mục ở ngôi chùa và tên những người đóng góp công đức. Gần đó, 3 tháp xá lị (mộ nhà sư) còn nguyên vẹn.
Năm 2000, di tích gác chuông chùa Trần được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa và cách mạng cấp tỉnh.
Được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước và đóng góp của địa phương, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân, di tích chùa Trần bước đầu được trùng tu tôn tạo lại một số hạng mục như gác chuông, nhà bia, đường vào, khuôn viên, tường rào…
Bà Phan Thị Lan - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hà Trung - cho biết trong quy hoạch về du lịch, văn hóa, gác chuông chùa Trần là địa điểm dừng chân của du khách khi tới đất Hà Trung.
Chùa Trần cũng đã được tỉnh phê duyệt kinh phí xây dựng lại để di tích ngày càng phát huy giá trị, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
Đó là, vào trung tuần tháng 10/1930, với sự có mặt của cán bộ Xứ ủy Trung kỳ, tại gác chuông chùa Trần đã diễn ra hội nghị thành lập chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung.
Sau khi ra đời, chi bộ đã tích cực mở rộng hoạt động, xây dựng và phát triển cơ sở đảng trong toàn huyện. Đồng thời, chi bộ tìm cách bắt mối với nhiều cơ sở cách mạng ở các địa phương trong tỉnh để thống nhất hành động. Nhiệm vụ trọng tâm lúc này là phát động phong trào đấu tranh hưởng ứng, ủng hộ phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
Trải qua 15 năm tranh đấu vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc (1930-1945), chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung đã chứng tỏ là lực lượng nòng cốt, góp phần quyết định thúc đẩy phong trào cách mạng.
Và trong suốt các thời kỳ đấu tranh cách mạng về sau này, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng của Hà Trung vẫn luôn phát triển vững mạnh.
Do thời gian và chiến tranh nên những công trình kiến trúc như chùa, nhà tổ, phật tượng, hồ, giếng nước, cây cổ thụ, khuôn viên sân vườn đến tam quan đều không còn nữa. Tuy nhiên, trên khu đất chùa xưa vẫn còn một tầng của gác chuông và tấm bia đá thời Nguyễn.
Đứng trên tầng một của tháp chuông, chúng ta vẫn có thể hình dung toàn bộ địa thế kiến trúc cảnh quan khu chùa Trần.
Tấm bia đá thời Nguyễn dựng dưới chân gác chuông còn ghi rõ năm trùng tu các hạng mục ở ngôi chùa và tên những người đóng góp công đức. Gần đó, 3 tháp xá lị (mộ nhà sư) còn nguyên vẹn.
Năm 2000, di tích gác chuông chùa Trần được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa và cách mạng cấp tỉnh.
Được sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước và đóng góp của địa phương, các tổ chức, đoàn thể và cá nhân, di tích chùa Trần bước đầu được trùng tu tôn tạo lại một số hạng mục như gác chuông, nhà bia, đường vào, khuôn viên, tường rào…
Bà Phan Thị Lan - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hà Trung - cho biết trong quy hoạch về du lịch, văn hóa, gác chuông chùa Trần là địa điểm dừng chân của du khách khi tới đất Hà Trung.
Chùa Trần cũng đã được tỉnh phê duyệt kinh phí xây dựng lại để di tích ngày càng phát huy giá trị, là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Cũng theo bà Lan, gác chuông chùa Trần được coi là một tượng đài cách mạng, ghi nhận sự kiện lịch sử trọng đại nhất ở huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945. Chùa Trần xưa và sự tồn tại của gác chuông chùa cổ với hai tầng tám mái cùng tấm bia đá mãi mãi là vô giá.
Lê Dương
Vietnamnet - 10/06/2025
Chùa Trần - “địa chỉ đỏ” của phong trào cách mạng
Ngày 10/10/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung (cũ) được thành lập tại chùa Trần, xã Hà Ngọc (nay là xã Hà Trung) đã trở thành mốc son trong lịch sử, đánh dấu bước ngoặt và sự thay đổi về chất to lớn trong phong trào cách mạng ở Hà Trung.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào năm Thành Thái thứ 13 (tức năm Tân Sửu 1902), ngôi chùa có tên chữ là Phúc Linh tự. Sở dĩ chùa Phúc Linh tự có tên gọi là chùa Trần vì chùa được xây dựng thời Trần, ở làng Trần Thôn. Chùa Trần được trùng tu nhiều lần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với kiến trúc nghệ thuật quy mô bề thế và giá trị về nhiều phương diện.
Ngày 10/10/1930, đại diện Xứ ủy Trung Kỳ về Hà Trung cùng với các đồng chí ở địa phương tổ chức hội nghị thành lập chi bộ đảng cộng sản tại gác chuông chùa Trần. Tại hội nghị này, các đồng chí Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Huệ, Mai Tự Cường, Đào Xuân Tỵ, Đào Văn Nghịnh đã được kết nạp vào Đảng. Việc ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên là một sự kiện vô cùng quan trọng đánh dấu bước ngoặt và sự thay đổi về chất rất to lớn của phong trào cách mạng ở Hà Trung.
Ngay sau khi ra đời, thực hiện nhiệm vụ của Xứ ủy giao, chi bộ Đảng Cộng sản Hà Trung đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho một cuộc rải truyền đơn kêu gọi Nhân dân đứng dậy đấu tranh chống đế quốc phong kiến để phối hợp, ủng hộ cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật khó khăn, thiếu thốn, luôn bị kẻ thù rình rập và kiểm soát gắt gao, việc in và rải truyền đơn cách mạng lúc này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và tính toán hết sức cẩn trọng thì mới có thể thành công được, chỉ trong một thời gian ngắn, các đảng viên cộng sản Hà Trung đã lo đủ dụng cụ, giấy mực và địa điểm an toàn để in truyền đơn.
Để thống nhất hành động, ngay trong đêm 22 rạng ngày 23/1/1931, 5 đồng chí đảng viên và một số quần chúng ưu tú đã tích cực triển khai việc rải truyền đơn và hoàn thành đúng dự kiến ở các địa điểm được phân công, không có đồng chí nào bị địch phát hiện trong lúc làm nhiệm vụ. Với thắng lợi này, uy tín của Đảng và cách mạng đã được xác lập rộng rãi, đồng thời có tác dụng cổ vũ, khích lệ rất lớn đến tinh thần đấu tranh chống đế quốc phong kiến đối với mọi tầng lớp Nhân dân. Từ việc rải truyền đơn cách mạng, những chiến sĩ cộng sản Hà Trung đã thể hiện rõ tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động cách mạng; đồng thời thể hiện phẩm chất cao đẹp của những người cộng sản chân chính là biết đoàn kết, phối hợp, hỗ trợ kịp thời cho phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
So với các cơ sở cách mạng khác ở trong tỉnh thì việc rải truyền đơn để hưởng ứng cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ở Hà Trung đã diễn ra sớm hơn vài tháng, đó là một chiến công được ghi nhận của các chiến sĩ cộng sản Hà Trung trong buổi đầu vừa mới ra đời. Sau sự kiện truyền đơn cách mạng xuất hiện ở rất nhiều địa điểm trên đất Hà Trung, kẻ thù thực sự hoang mang lo sợ về sự bùng phát của phong trào cộng sản. Để đối phó tình hình, tri phủ Tôn Thất Dương một mặt báo cáo lên Tổng đốc Thanh Hóa, một mặt cho binh lính lùng sục khắp nơi nhưng không phát hiện được manh mối cụ thể. Cuối cùng vì có sự nghi ngờ từ trước, nhà cầm quyền đã quyết định bắt giam các đồng chí Đào Văn Tỵ và Nguyễn Văn Huệ.
Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Huệ và Đào Văn Tỵ từ nhà lao tỉnh trở về đã bí mật tìm cách liên lạc với các chiến sĩ cộng sản và quần chúng ưu tú để thống nhất phương châm hoạt động phù hợp với tình hình mới. Do có sự phối hợp một cách khéo léo, sáng tạo, nên tổ chức cơ sở đảng, cơ sở quần chúng cách mạng ở Hà Trung cơ bản vẫn được an toàn. Nhờ vậy, đến các thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939) và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc (1939-1945), Hà Trung trở thành một huyện có phong trào cách mạng vững mạnh. Trải qua 15 năm tranh đấu vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc (1930-1945) và trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng về sau này, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng Hà Trung luôn phát triển vững mạnh...
Trải qua thời gian với nhiều biến động lịch sử, chùa Trần đã có thời kỳ trở thành phế tích. Những công trình kiến trúc đồ sộ xưa như: chùa, nhà tổ, cây cổ thụ, phật tượng, hồ, giếng nước... đều trong ký ức của người dân. Tuy nhiên, trên khu đất chùa xưa vẫn còn lại gác chuông chùa, tấm bia đá thời Nguyễn ghi rõ sự kiện năm trùng tu các hạng mục ở ngôi chùa và 3 tháp xá lị (mộ nhà sư) trông còn nguyên vẹn cổ kính.
Năm 2000, Di tích gác chuông chùa Trần được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng cấp tỉnh. Những năm qua, cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của các tổ chức, cá nhân, chùa Trần được trùng tu, tôn tạo lại một số hạng mục như: gác chuông, nhà bia, khuôn viên, đường vào, tường rào. Chùa Trần xưa và sự tồn tại của gác chuông chùa cổ với hai tầng tám mái, tấm bia đá ở chùa là vô giá, mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa để nơi đây mãi mãi là “địa chỉ đỏ” trong tuyên truyền, giáo dục và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Chùa Trần là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào năm Thành Thái thứ 13 (tức năm Tân Sửu 1902), ngôi chùa có tên chữ là Phúc Linh tự. Sở dĩ chùa Phúc Linh tự có tên gọi là chùa Trần vì chùa được xây dựng thời Trần, ở làng Trần Thôn. Chùa Trần được trùng tu nhiều lần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với kiến trúc nghệ thuật quy mô bề thế và giá trị về nhiều phương diện.
Ngày 10/10/1930, đại diện Xứ ủy Trung Kỳ về Hà Trung cùng với các đồng chí ở địa phương tổ chức hội nghị thành lập chi bộ đảng cộng sản tại gác chuông chùa Trần. Tại hội nghị này, các đồng chí Nguyễn Xuân Phương, Nguyễn Văn Huệ, Mai Tự Cường, Đào Xuân Tỵ, Đào Văn Nghịnh đã được kết nạp vào Đảng. Việc ra đời chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên là một sự kiện vô cùng quan trọng đánh dấu bước ngoặt và sự thay đổi về chất rất to lớn của phong trào cách mạng ở Hà Trung.
Ngay sau khi ra đời, thực hiện nhiệm vụ của Xứ ủy giao, chi bộ Đảng Cộng sản Hà Trung đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho một cuộc rải truyền đơn kêu gọi Nhân dân đứng dậy đấu tranh chống đế quốc phong kiến để phối hợp, ủng hộ cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Trong hoàn cảnh hoạt động bí mật khó khăn, thiếu thốn, luôn bị kẻ thù rình rập và kiểm soát gắt gao, việc in và rải truyền đơn cách mạng lúc này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị và tính toán hết sức cẩn trọng thì mới có thể thành công được, chỉ trong một thời gian ngắn, các đảng viên cộng sản Hà Trung đã lo đủ dụng cụ, giấy mực và địa điểm an toàn để in truyền đơn.
Để thống nhất hành động, ngay trong đêm 22 rạng ngày 23/1/1931, 5 đồng chí đảng viên và một số quần chúng ưu tú đã tích cực triển khai việc rải truyền đơn và hoàn thành đúng dự kiến ở các địa điểm được phân công, không có đồng chí nào bị địch phát hiện trong lúc làm nhiệm vụ. Với thắng lợi này, uy tín của Đảng và cách mạng đã được xác lập rộng rãi, đồng thời có tác dụng cổ vũ, khích lệ rất lớn đến tinh thần đấu tranh chống đế quốc phong kiến đối với mọi tầng lớp Nhân dân. Từ việc rải truyền đơn cách mạng, những chiến sĩ cộng sản Hà Trung đã thể hiện rõ tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động cách mạng; đồng thời thể hiện phẩm chất cao đẹp của những người cộng sản chân chính là biết đoàn kết, phối hợp, hỗ trợ kịp thời cho phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh.
So với các cơ sở cách mạng khác ở trong tỉnh thì việc rải truyền đơn để hưởng ứng cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh ở Hà Trung đã diễn ra sớm hơn vài tháng, đó là một chiến công được ghi nhận của các chiến sĩ cộng sản Hà Trung trong buổi đầu vừa mới ra đời. Sau sự kiện truyền đơn cách mạng xuất hiện ở rất nhiều địa điểm trên đất Hà Trung, kẻ thù thực sự hoang mang lo sợ về sự bùng phát của phong trào cộng sản. Để đối phó tình hình, tri phủ Tôn Thất Dương một mặt báo cáo lên Tổng đốc Thanh Hóa, một mặt cho binh lính lùng sục khắp nơi nhưng không phát hiện được manh mối cụ thể. Cuối cùng vì có sự nghi ngờ từ trước, nhà cầm quyền đã quyết định bắt giam các đồng chí Đào Văn Tỵ và Nguyễn Văn Huệ.
Sau khi đồng chí Nguyễn Văn Huệ và Đào Văn Tỵ từ nhà lao tỉnh trở về đã bí mật tìm cách liên lạc với các chiến sĩ cộng sản và quần chúng ưu tú để thống nhất phương châm hoạt động phù hợp với tình hình mới. Do có sự phối hợp một cách khéo léo, sáng tạo, nên tổ chức cơ sở đảng, cơ sở quần chúng cách mạng ở Hà Trung cơ bản vẫn được an toàn. Nhờ vậy, đến các thời kỳ vận động dân chủ (1936-1939) và thời kỳ vận động giải phóng dân tộc (1939-1945), Hà Trung trở thành một huyện có phong trào cách mạng vững mạnh. Trải qua 15 năm tranh đấu vì sự nghiệp giành độc lập dân tộc (1930-1945) và trong suốt thời kỳ đấu tranh cách mạng về sau này, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức quần chúng và phong trào cách mạng Hà Trung luôn phát triển vững mạnh...
Trải qua thời gian với nhiều biến động lịch sử, chùa Trần đã có thời kỳ trở thành phế tích. Những công trình kiến trúc đồ sộ xưa như: chùa, nhà tổ, cây cổ thụ, phật tượng, hồ, giếng nước... đều trong ký ức của người dân. Tuy nhiên, trên khu đất chùa xưa vẫn còn lại gác chuông chùa, tấm bia đá thời Nguyễn ghi rõ sự kiện năm trùng tu các hạng mục ở ngôi chùa và 3 tháp xá lị (mộ nhà sư) trông còn nguyên vẹn cổ kính.
Năm 2000, Di tích gác chuông chùa Trần được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng cấp tỉnh. Những năm qua, cùng với kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và đóng góp của các tổ chức, cá nhân, chùa Trần được trùng tu, tôn tạo lại một số hạng mục như: gác chuông, nhà bia, khuôn viên, đường vào, tường rào. Chùa Trần xưa và sự tồn tại của gác chuông chùa cổ với hai tầng tám mái, tấm bia đá ở chùa là vô giá, mang ý nghĩa lịch sử - văn hóa để nơi đây mãi mãi là “địa chỉ đỏ” trong tuyên truyền, giáo dục và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Bài và ảnh: Trung Hiếu
(Bài viết có tham khảo, sử dụng nội dung trong Lịch sử Đảng bộ xã Hà Ngọc, nay là xã Hà Trung).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét