Chùa thường được gọi là chùa Liên Phái hay chùa Liên, tọa lạc tại ngõ chùa Liên Phái, phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Lân Giác Thượng sĩ thuộc Thiền phái Lâm Tế lập vào năm 1726, đời vua Lê Dụ Tông. Thượng sĩ chính là Phò mã Trịnh Thập, con trai Tần Quang Vương, cháu nội Chúa Trịnh Căn, lấy con gái thứ tư Vua Lê Hy Tông. Một lần ông cho đào đất ở gò cao sau nhà thì thấy một cái ngó sen. Ông cho là mình có duyên với đạo Phật nên đã biến phủ đệ thành chùa và xuống tóc xuất gia.
Chùa ban đầu mang tên Liên Tôn, đến đời Tự Đức, đổi thành chùa Liên Phái để tránh húy.
Chùa có hai ngôi tháp lớn. Phía trước là tháp Diệu Quang cao 10 tầng, hình lục lăng, xây vào khoảng thế kỷ XIX, đặt xá lợi Tổ Diệu Quang cùng 5 nhà sư khác. Ở vườn tháp sau chùa, có tháp Cứu Sinh, là tháp mộ của Lân Giác Thượng sĩ được xây vào khoảng năm 1733.
Chùa là ngôi Tổ đình đầu tiên của Thiền phái Lam Tế ở Hà Nội.
Chùa hiện nay được đại trùng tu năm 1998.
Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Gia Quang, đương nhiệm Ủy viên Thư ký, Phó Trưởng Ban Phật giáo Quốc tế – Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962.
Điện Phật
Nhà Tổ
Bàn thờ Lịch Đại Tổ sư
Tượng Đức Phật Thích Ca
Tượng Bồ tát Văn Thù
Tượng Bồ tát Phổ Hiền
Tòa Cửu Long
Tháp Diệu Quang
Vườn tháp
Chạm đá ở tháp Cứu Sinh
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Liên Phái, ngôi chùa nổi tiếng với chuyện trùng tang ở Hà Nội
Khi có người thân mất, một số gia đình Hà Nội sẽ đến ngôi chùa nổi tiếng này để xem ngày giờ mất có trùng tang không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt cùng bùa hóa giải trùng tang...
Hình thành từ đầu thế kỷ 18, chùa Liên Phái (ngõ Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) không chỉ nổi tiếng vì những giá trị lịch sử và kiến trúc mà còn được xa gần biết đến nhờ việc hóa giải trùng tang. Điều này liên quan đến một truyền thuyết có từ thời chùa mới được lập
Người sáng lập chùa Liên Phái là ông Trịnh Thập, phu quân của con gái vua Lê Hy Tông. Tương truyền, khi đào đất ở sau phủ để xây bể cá, Trịnh Thập đã tìm thấy một ngó sen lớn. Cho đây là dấu tích của Đức Phật, ông chuyển phủ của mình thành chùa Liên Tông (chùa Liên Phái ngày nay).
Cùng với việc xây chùa, Trịnh Thập cũng xuống tóc để đi tu theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng sư - vị trụ trì đầu tiên của chùa
Lúc còn sinh thời, Lân Giác Thượng sư chứng kiến rất nhiều cái chết liên tiếp trong gia đình và dòng họ trong một thời gian ngắn, hiện tượng được người đời gọi là “trùng tang”
Để giúp người đời tránh hiện tượng trùng tang, ông đã viết ra bộ kinh “Thập nguyện cứu sinh” cùng với bộ ván làm bằng gỗ khắc bùa giải giúp cho những vong hồn đã khuất được siêu thoát.
Ngoài chùa Liên Phái, Lân Giác thượng sư còn cho xây dựng chùa Hàm Long tại Bắc Ninh. Các môn đệ của ông tại chùa Liên Phái và chùa Hàm Long đều được truyền đạt các kiến thức về trùng tang và hóa giải trùng tang
Sau nhiều thế kỷ, truyền thống tâm linh liên quan đến vấn đề trùng tang vẫn được lưu truyền ở hai ngôi chùa do Lân Giác thượng sư sáng lập. Hai ngôi chùa này có mối liên hệ mật thiết, được duy trì từ buổi đầu thành lập
Trong đó, chùa Liên Phái là chùa chính, chuyên để giải trùng tang. Khi có người thân mất, một số gia đình Hà Nội sẽ đến chùa để xem ngày giờ mất có trùng tang không và xin ngày giờ liệm, ngày giờ hạ huyệt cùng bùa hóa giải trùng tang. Còn chùa Hàm Long là nơi chuyên nhốt trùng
Theo quan niệm dân gian, hiện tường trùng tang xảy ra khi người chết đúng giờ "trùng rơi vào kiếp sát" (Dần, Thân, Tỵ, Hợi). Điều này dẫn đền việc nhiều người trong gia đình sẽ liên tiếp qua đời trong một thời gian ngắn
Dưới góc nhìn của khoa học hiện đại, trùng tang chỉ là một quan niệm dân gian mang màu sắc mê tín. Hiện tượng những cái chết liên tiếp trong gia đình chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoàn toàn có thể lý giải bằng lý thuyết xác suất. Ngoài ra, khái niệm “trùng tang” cũng không có trong Phật giáo.
Vì vậy, các hoạt động liên quan đến việc hóa giải trùng tang ở nhà chùa chỉ có thể được chấp nhận như một phương pháp trấn an tinh thần, một sự duy trì tập quán cũ mà thế hệ trước để lại. Việc thổi phồng nỗi sợ hãi trùng tang sẽ để lại hệ quả xấu trong xã hội, cần phải được hạn chế
Quốc Lê
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét