30 tháng 8, 2021

Chùa Linh Ứng

Tên thường gọi: Chùa Ngọc Khám

Chùa thường gọi là chùa Ngọc Khám, tọa lạc ở thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Mặt tiền chùa

Chùa được dựng vào thời Trần. Ngôi chùa hiện nay được dựng trên nền chùa cũ vào năm 1986. Ở điện Phật còn ba pho tượng Phật bằng đá xanh là những di tích cổ.

Sách Địa chí Hà Bắc (Hà Bắc, 1982) cho biết, ba pho tượng đá ở chùa là công trình nghệ thuật của thời Trần còn lại. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) khẳng định niên đại muộn nhất của ba pho tượng là thế kỷ XV. Những mô-típ chạm khắc trên ba bệ tượng như rồng, hoa sen, hoa cúc, dương xỉ có xu hướng cấu trúc như các chạm khắc trang trí Lý – Trần. Hiện nay có tài liệu gọi ba pho tượng là bộ Di-đà Tam Tôn (Di Đà, Quan Âm, Thế Chí), có tài liệu gọi là bộ tượng Tam Thế Phật (Di Đà, Thích Ca, Di Lặc): tượng Phật Di Đà cao 2,30m (phần tượng 1,37m), tượng Phật Thích Ca cao 2,39m (phần tượng 1,37m) và tượng Phật Di Lặc cao 2,49m (phần tượng cao 1,40m).

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Tượng Đức Phật A Di Đà

Chạm sư tử ở bệ tượng Phật

Chạm rồng ở bệ tượng Phật

Hình rồng chạm đá ở tòa sen

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ba pho tượng Tam Thế bằng đá 'độc nhất vô nhị'

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, ba pho tượng Tam Thế tại di tích chùa Linh Ứng, thôn Ngọc Khám, xã Gia Đông, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) được các nhà nghiên cứu đánh giá là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Trải qua thăng trầm lịch sử, chùa bị phá hủy nhiều lần, hiện vật gốc còn lưu lại là ba pho tượng Tam Thế tạc bằng đá

Pho tượng ở giữa có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm. Pho tượng trong tư thế ngồi thiền, hai tay để nhẹ nhàng trên đùi kết ấn tam muội. Áo tượng cũng có ba lớp với những điểm khác biệt dễ nhận ra về họa tiết trên ngực.

Pho tượng bên phải có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm.

Pho tượng bên trái có chiều cao (cả tượng và bệ) là 259 cm. Pho tượng tạc ba lớp áo mềm mại. Đầu tượng to, tóc xoắn ốc, khuôn mặt đầy đặn phúc hậu.

Cả ba pho đều được tạo tác bằng đá khối, màu xanh xám, thân hình nở nang, nét chạm to khỏe, phóng khoáng, được bố cục thành ba phần: bệ, đài sen và tượng. Mặc dù được tạo hình tương đối giống nhau ở trang phục, nét từ bi, Phật tính nhưng mỗi pho tượng lại có những họa tiết riêng thể hiện sắc thái và tư duy khác nhau ở tư thế ngồi thiền.

Sự độc đáo của các pho tượng này còn thể hiện ở phần bệ tượng với những đường nét điêu khắc rất tinh xảo

Trang trí hoa văn rồng cuốn trên đài sen và bệ tròn


Trang trí lưỡng long tranh châu

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, những mô típ hoa văn trên bệ tượng không những kế thừa được những nét tinh túy của nghệ thuật thời Trần, thời Lê Sơ, thời Mạc mà còn tôn vinh vẻ đẹp lý tưởng của Phật pháp

Năm 2013, ba pho tượng Tam Thế được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

Chùa Linh Ứng nằm trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Thuận Thành như: Chùa Dâu xã Thanh Khương, Chùa Bút Tháp xã Đình Tổ, Lăng Kinh Dương Vương xã Đại Đồng Thành, làng tranh Đông Hồ xã Song Hồ, Đền thờ lăng mộ Sĩ Nhiếp thôn Tam Á xã Gia Đông.

Ngôi chùa Linh Ứng hiện nay đang tồn tại được tái dựng lại vào năm 1986, gồm các công trình như: Tam Bảo, Tam Quan và hai dẫy nhà hành lang, mỗi bên 6 gian. Tòa Tam Bảo kiến trúc kiểu chữ nhị gồm 5 gian Tiền Đường và 3 gian Thượng Điện. Các công trình mới được tái dựng lại đều mang một đặc điểm chung của phong cách kiến trúc truyền thống.

Xung quanh khu di tích là những cây xanh cho bóng mát và góp phần tạo bầy không khí linh thiêng, dịu nhẹ và thoát tục cho du khách đến nơi đây.

Nguyễn Thắng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét