13 tháng 9, 2021

Chùa Bửu Long

Tên thường gọi: Chùa Bửu Long

Chùa tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.7325059, 061.831193, 08.8889513. Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

Toàn cảnh chùa

Cảnh chùa

Chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long (năm 1990)


Mặt tiền chùa

Chùa được xem là ngôi tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt Nam, đây là địa điểm cư ngụ và tôn thờ Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nam tông.

Năm 1942, cư sĩ Võ Hà Thuật đã đến mua một khu đất tại ấp Thái Bình, Long Bình để lập tịnh thất tu niệm dưới sự hướng dẫn của HT Hộ Tông. Năm 1958, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, HT Hộ Tông được suy tôn giữ chức Tăng thống đầu tiên, cư sĩ Võ Hà Thuật hoan hỷ dâng đất và tịnh thất của mình cho Giáo hội xây dựng trung tâm Thiền. Năm 1959, chùa Bửu Long được xây dựng. Cư sĩ Võ Hà Thuật xuất gia, pháp danh Lão Tâm, được cử làm trụ trì ngôi chùa này. Sau Đại đức Lão Tâm là Đại đức Ngự Tâm, Đại đức Tăng Huệ, Đại đức Bửu Đức. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Viên Minh.



Điện Phật

Tượng đức Phật Thích Ca

Pháp tọa

Tượng đức Phật Thích Ca

Năm 1990, Thượng tọa Viên Minh cho thành lập ni viện dành riêng cho nữ tu Nam tông, kiến trúc theo hình chữ U. ĐT : 08.8889168.

Năm 1961, chùa được ngài Narađa từ Xrilanka đến thăm và tặng một cây bồ đề có nguồn gốc từ cây bồ đề nơi đức Phật Thành đạo.

Ngôi chùa được trùng tu vào năm 2000. Kiến trúc chùa hiện nay gồm ngôi chánh điện, tăng khách đường, trai đường, tăng xá, tổ đường, ni viện và các thiền thất, am thất của chư tăng, tu nữ, tịnh nhân.


Bồ Đề Phật cảnh


Tượng đức Phật Thích Ca

Tuợng đức Phật nhập Niết Bàn



Hang Bồ tát khổ hạnh

Điện Phật được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên là hai tủ kinh Tam Tạng bằng chữ Pàli, một pháp tọa dành cho Pháp sư ngồi giảng giáo lý vào những buổi lễ. Hai bên vách tường, treo những bức tranh minh họa cuộc đời đức Phật. Chùa Bửu Long là ngôi thiền viện nổi tiếng, tương lai là một trung tâm văn hóa Phật giáo Nam tông Việt Nam.

Tháp Hòa thượng Hộ Tông

Tháp thờ di cốt ngài Hộ Tông

Tháp thờ di cốt chư tăng


Cốc tu của sư trụ trì


Mặt bên ngôi chánh điện

Rồng ở thành bậc tiền đường

Trang trí ở cửa sổ

Đầu đao

Trang trí ở thành bậc tiền đường

Cây bồ đề

Tăng khách đường

Tăng xá


Tổ đường



Côc tu


Đi bát hội

Chư tăng và Phật tử thọ trai

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Bảo tháp xá lợi Gotama ở Tổ đình Bửu Long

Những yếu tổ cổ xưa đã được biến tấu ít nhiều và đưa vào các đường nét thiết kế hiện đại, khiến công trình mang một sắc thái mới lạ, vừa phảng phất âm hưởng quá khứ, vừa thấm đượm màu sắc vị lai...

Nằm trong khuôn viên Tổ đình Bửu Long (quận 9, TP. Hồ Chí Minh), Bảo tháp Xá lợi Gotama Cetiya là tòa bảo tháp Phật giáo có quy mô lớn và kiến trúc độc đáo bậc nhất của Việt Nam.

Tháp có diện tích trên 2000 m², tọa lạc trên một quả đồi thấp hướng ra sông Đồng Nai với cảnh quan thơ mộng, là nơi thờ xá lợi Phật và các Chư Thánh Tăng của Phật giáo.

Kiến trúc của tòa bảo tháp mang đậm sắc thái Phật giáo Nam Tông, được lấy cảm hứng từ nền văn hóa Phù Nam, từng phát triển rực ở ở vùng đất Nam Bộ thời cổ đại.

Những yếu tổ cổ xưa đã được biến tấu ít nhiều và đưa vào các đường nét thiết kế hiện đại, khiến công trình mang một sắc thái mới lạ, vừa phảng phất âm hưởng quá khứ, vừa thấm đượm màu sắc vị lai.

Người đưa ra ý tưởng xây dựng tòa tháp độc đáo này là nhà nghiên cứu Phật học Lê Văn Giảng, pháp danh Hộ Tông, là vị Tổ sư sáng lập phái Phật giáo Nguyên Thủy ở Việt Nam vào thập niên 1950.

Theo ấn bản "Ngôi Bảo Tháp Gotama Cetiya”, lúc sinh thời, ngài cố đại truởng lão Hộ Tông đã có ý nguyện xây dựng một ngôi bảo tháp để tôn thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật Gotama và Xá Lợi chư Thánh Arahán tại chùa Bửu Long. Do thời ấy đất nuớc còn chiến tranh nên ý nguyện này chưa thành.

Khi đất nước hòa bình, để tỏ lòng tri ân Sư tổ, các hàng đệ tử đứng ra cùng với các hàng Phật tử gần xa đồng tâm hiệp lực thực hiện ý nguyện xây dựng một ngôi bảo tháp, đặt tên là Gotama cetiya, có nghĩa là ngôi bảo tháp tôn thờ ngọc Xá lợi Đức Phật Gotama.

Được sự chấp thuận của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi tháp bảo Gotama cetiya đã được thi công xây dựng từ năm 2007-2013 tại Tổ đình Bửu Long, trong khu vực công viên Lich sử và Văn hoá Dân tộc.

Ngôi bảo tháp to lớn này không chỉ là nơi tôn thờ ngọc Xá Lợi Đức Phật và Xá Lợi chư Thánh Arahán, mà còn là một trong tâm tu học với giảng đường lớn để hội họp, thuyết pháp, hành thiền… 

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam đã đặt văn phòng tại đây để làm trung tâm nghiên cứu và giới thiệu lịch sử hình thành Phật giáo nguyên thủy. 

Từ khi khánh thành, bảo tháp Gotama Cetiya đã trở thành điểm tham quan, chiêm bái thu hút đông đảo du khách thập phương ở khu vực ngoại ô TP. HCM.

Quốc Lê
Bửu Long - ngôi chùa có bảo tháp lớn nhất Việt Nam

Chùa Bửu Long (tên gọi chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long), tạo lạc ở số 81, Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9 (TP.HCM) với bảo tháp Gotama Cetiya có quy mô lớn nhất Việt Nam.

Chùa Bửu Long thành lập năm 1942, đến năm 2007 chùa được trùng tu và xây dựng thêm. Toàn bộ chánh điện và khuôn viên xung quanh chùa được thiết kế theo bản vẽ của trụ trì là Hòa thượng, Thích Viên Minh. Sau khi hoàn thành, nhìn từ xa chùa Bửu Long trông giống như tòa lâu đài uy nghiêm trên một đỉnh đồi.
 
Chùa xây dựng theo nét kiến trúc các chùa ở Đông Nam Á như Thái Lan, Ấn Độ… kết hợp cùng nét kiến trúc các chùa thời Nguyễn - làm cho chùa Bửu Long có vẻ đẹp rất riêng và độc đáo.

Phía trước bảo tháp còn có một hồ bán nguyệt rộng lớn.

Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi, khuôn viên rộng rãi phủ kín cây xanh nên du khách luôn cảm thấy tâm hồn thanh tịnh, thoải mái khi đến đây.

Đứng trên cao bảo tháp của chùa, du khách còn có thể ngắm nhìn được dòng sông Đồng Nai, gió thổi mát rượi, xua tan được mọi phiền não của cuộc sống.

Bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi đức Phật và Chư Thánh Tăng là điểm nhấn thu hút trong toàn bộ công trình.

Bảo tháp của chùa có quy mô lớn nhất Việt Nam với ba tầng, cao 56 m, có thể chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái.

Một điện thờ bên trong bảo tháp. Chùa Bửu Long không chỉ là chốn tâm linh, hằng năm nơi đây cũng đón nhận rất nhiều du khách từ các tỉnh, thành khác đến tham quan, du lịch.

Ngọn bảo tháp màu vàng trông rất lộng lẫy, phía trên cùng luôn phát ra âm thanh leng keng từ những chiếc chuông gió.

Từ hàng trụ đèn….

… đến khung cửa mang nhiều đặc trưng của Phật giáo Nam tông.

Hữu Nhật
Tổ đình Bửu Long

Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có. Ở miền Nam, chủ yếu chùa Nam tông tập trung tại các tỉnh miền Tây, bao gồm Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của thành hội Phật giáo, có 1121 ngôi chùa thì chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (17 chùa Nam tông Kinh và 2 chùa Nam tông Khmer).


Chùa Bửu Long tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

Chùa được xem là ngôi tổ đình của Phật giáo Nam tông Việt Nam, đây là địa điểm cư ngụ và tôn thờ Hòa thượng Hộ Tông, vị khai sáng Phật giáo Nam tông. Vì vậy chùa được gọi là Tổ đình Bửu Long.

Năm 1942, cư sĩ Võ Hà Thuật (con của đốc phủ sứ Biên Hòa Võ Hà Thanh, sinh quán ở Bửu Long, Biên Hòa) đã đến mua một khu đất tại ấp Thái Bình, Long Bình để lập tịnh thất tu niệm dưới sự hướng dẫn của HT Hộ Tông. Năm 1958, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam được thành lập, HT Hộ Tông được suy tôn giữ chức Tăng thống đầu tiên, cư sĩ Võ Hà Thuật hoan hỷ dâng đất và tịnh thất của mình cho Giáo hội xây dựng trung tâm Thiền. Năm 1959, chùa Bửu Long được xây dựng. Cư sĩ Võ Hà Thuật xuất gia, pháp danh Lão Tâm, được cử làm trụ trì ngôi chùa này.

Đầu năm 2009, tại Tổ đình Bửu Long, Hòa thượng Thích Viên Minh – Viện chủ đã long trọng tổ chức đại lễ kiết giới Sima ngôi bảo tháp xá lợi dưới sự chứng minh của Ngài Trưởng lão Thủ trì Tam tạng Sayadaw Bhaddanta Vayamindabhivamsa nhân dịp ngài sang thăm Việt Nam.

Nghi thức xả Sima cũ và kiết giới Sima mới cho ngôi bảo tháp được tiến hành từng ô, khoảng 6 tấc vuông/một ô cho toàn bộ diện tích giới trường tại tầng 3 của ngôi Bảo tháp. Nghi lễ được thực hiện theo nghi thức truyền thống Myanmar.

Kiết giới sima có ý nghĩa phân định rõ ranh giới của Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo với khu vực còn lại của chúng sinh. Khu vực khi đã được kiết giới Sima thì được gia trì – phù trợ của chư thiên và các tầng trời Đế thích và hộ pháp.

Nhằm tỏ bày lòng tôn kính hết mực đối với ngôi Bảo tháp xá lợi này cũng như tạo cơ hội cho tứ chúng đệ tử Phật gieo duyên cúng dường chư Phật, Hòa thượng Viên Minh đã tiến hành xây dựng ngôi Bảo tháp với qui mô lớn nhất Việt Nam, nơi có sức chứa trên 2000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật cũng như hành thiền.

Tháp cao 3 tầng với chiều cao 56 mét và 04 tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản sinh, tháp Thành đạo, tháp Pháp luân, tháp Niết bàn.
 

Hiện nay Bảo tháp vẫn chưa xây dựng hoàn tất. Các ảnh sau được chụp ngày 10/07/2011.

Toàn cảnh bảo tháp

Rồng trên cổng vào



Hạc trên lưng rùa


Rồng ở chân cầu thang lên bảo tháp


Hoa văn trên cửa

Bổ sung:
Tôi vốn phàm phu tục tử, nên ngoài các ảnh trên còn chụp thêm 2 ảnh này.
Các bạn thấy, vẫn đẹp đấy chứ!



Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét