Chùa tọa lạc ở số 1A1, ấp Cầu Ông Táng, hương lộ 33, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, trên một ngọn đồi nhỏ cao 15m so với mặt biển, bên sông Đồng Nai. ĐT: 08.8870445. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Hội Sơn (năm 2001)
Tương truyền chùa do Thiền sư Khánh Long dựng vào thế kỷ XVIII. Sách Gia Định Thành Thông Chí giới thiệu về chùa: “Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi; ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành...”.
Đến năm 1927, ông Cả Nguyễn Minh Giác đã trùng kiến ngôi chùa. Năm 1938, Sư bà Thích nữ Như Thanh tổ chức trùng tu lớn.
Điện Phật (năm 1996)
Điện Phật (năm 2001)
Bàn thờ Bồ Tát Địa Tạng và Minh Vương
Bàn thờ Minh Vương
Tượng Thập Bát La Hán
Tượng Thập Bát La Hán
Tượng Tiêu Diện
Chùa đã trải qua 11 đời trụ trì: Tổ khai sơn Khánh Long, Tổ Đức Hội, Tổ Chân Truyền, Tổ Huệ Tấn, Tổ Đạt Biên, Tổ Như Quới, Tổ Hồng Đạo, Ni sư Thích Nữ Như Thanh, Sư cô Thích Nữ Như Tiên, Đại đức Thích Nhật Phát. Thầy Thích Thiện Hảo, trụ trì ngôi chùa hiện nay đã tổ chức trùng tu nhiều đợt.
Chùa có 6 bức hoành phi cổ, trong đó có bức ghi chữ “Vạn Đức Hồng Danh” do vua Khải Định tặng. 30 pho tượng cổ, tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m, tượng Chuẩn Đề cao 1m và tượng Tiêu Diện cao 1m được tạo tác từ thế kỷ XVIII.
Chùa có hai khu tháp mộ cổ. Bên phải là tháp của Tổ Khánh Long và Tổ Chân Truyền. Bên trái là tháp của Tổ Huệ Tấn.
Khu đất chùa được xếp là 1 trong 26 di tích khảo cổ học (thuộc thời kỳ kim khí) ở thành phố Hồ Chí Minh. Các nhà khảo cổ học đã tìm được rìu đá, đục đá, nhiều mảnh gốm... có niên đại khoảng 4000 năm.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Điện thờ Quan Công
Tháp Tổ
Tượng đức Phật Thích Ca
Tượng Bồ Tát Di Lặc
Tượng Bồ Tát Đại Thế Chí
Tượng Bồ Tát Quan Âm
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Bùi ngùi Hội Sơn cổ tự
Chùa Hội Sơn là một ngôi chùa cổ, một danh lam, một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia thuộc TP. HCM. Chùa tọa lạc tại số 1A1 đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM.
Tiếng là thuộc TP Hồ Chí Minh nhưng chùa Hội Sơn gần Biên Hòa hơn hẳn Sài Gòn. Từ trung tâm TP Biên Hòa, đi theo đường Bùi Hữu Nghĩa về phía Tân Vạn, vừa chui qua cầu vượt sang đường Nguyễn Xiển khoảng 3 km nhìn bên trái là thấy chùa, tổng khoảng cách độ hơn 12 km. Còn từ trung tâm quận 1 ở Sài Gòn thì khoảng cách phải gấp đôi!
Chùa Hội Sơn ước được xây dựng vào thế kỷ XVIII, đến nay khoảng trên dưới 250 năm. Từ xưa, đây đã là một ngôi chùa nổi tiếng. Sách Gia Định thành thông chí ghi: Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành...
Ngôi chùa cổ nằm trên gò cao, nhìn ra dòng sông Đồng Nai, phong cảnh thật hữu tình. Chẳng những thế, chùa còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, cho biết:
Hệ thống tượng thờ ở đây rất đa dạng, gồm 46 hiện vật quý: trong đó có 30 bức tượng gỗ cổ, 6 bức hoành phi cổ, 9 bài vị của các vị Tổ, 3 bàn thờ gỗ. Đáng lưu ý là các tôn tượng: Chuẩn Đề cao 1 m, ngang 0,6m; Tiêu Diện: cao 1m, ngang 0,4m; Di Đà tọa tòa sen: cao 1,2m, ngang 0,4m… Đây là các tôn tượng điêu khắc bằng gỗ cổ được tạo tác từ thế kỷ XVIII cùng thời với ngôi chùa cổ.
Người nhà chùa cho biết công trình sẽ hoàn tất vào cuối năm nay (2016). Công trình là phục dựng nên sẽ theo kết cấu không gian và phong cách kiến trúc cũ, nội thất với cách bố trí bàn thờ, đồ thờ phượng cũng theo ngày trước. Tuy vậy tường bao, lan can xung quanh, trụ hành lang sẽ bằng bê-tông (xưa là gỗ).
Tiếng là thuộc TP Hồ Chí Minh nhưng chùa Hội Sơn gần Biên Hòa hơn hẳn Sài Gòn. Từ trung tâm TP Biên Hòa, đi theo đường Bùi Hữu Nghĩa về phía Tân Vạn, vừa chui qua cầu vượt sang đường Nguyễn Xiển khoảng 3 km nhìn bên trái là thấy chùa, tổng khoảng cách độ hơn 12 km. Còn từ trung tâm quận 1 ở Sài Gòn thì khoảng cách phải gấp đôi!
Chùa Hội Sơn ước được xây dựng vào thế kỷ XVIII, đến nay khoảng trên dưới 250 năm. Từ xưa, đây đã là một ngôi chùa nổi tiếng. Sách Gia Định thành thông chí ghi: Ở đuôi dãy núi Châu Thới về phía Bắc, nứt ra một chi chạy đến địa phận thôn Long Tuy, rồi nổi lên gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở trên núi có hang hổ và suối nước, dân chúng ở dọc theo đó. Trên núi có chùa Hội Sơn là chỗ Thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành...
Chùa Hội Sơn. Ảnh Võ văn Tường chụp năm 2002
Ngôi chùa cổ nằm trên gò cao, nhìn ra dòng sông Đồng Nai, phong cảnh thật hữu tình. Chẳng những thế, chùa còn là nơi lưu giữ nhiều cổ vật quý giá. Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, cho biết:
Hệ thống tượng thờ ở đây rất đa dạng, gồm 46 hiện vật quý: trong đó có 30 bức tượng gỗ cổ, 6 bức hoành phi cổ, 9 bài vị của các vị Tổ, 3 bàn thờ gỗ. Đáng lưu ý là các tôn tượng: Chuẩn Đề cao 1 m, ngang 0,6m; Tiêu Diện: cao 1m, ngang 0,4m; Di Đà tọa tòa sen: cao 1,2m, ngang 0,4m… Đây là các tôn tượng điêu khắc bằng gỗ cổ được tạo tác từ thế kỷ XVIII cùng thời với ngôi chùa cổ.
Đáng buồn thay, hình ảnh ngôi chùa và những điều tôi kể lại ở trên đã thành dĩ vãng. Ngày 17/7/2012, một vụ hỏa hoạn xảy ra đã thiêu rụi toàn bộ các khối công trình tiền điện, chánh điện, giảng đường... cùng hầu hết các cổ vật quý bên trong!
Hai năm rưỡi từ ngày xảy ra vụ hỏa hoạn, ngày 31/1/2015, UBND TP.HCM mới ký Quyết định số 443/QĐ-UBND duyệt dự án Phục dựng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia chùa Hội Sơn - hạng mục chánh điện. Đến ngày 21/5/2015, công trình phục dựng Di tích chùa Hội Sơn chính thức thực hiện lễ động thổ khởi công trùng kiến sau 3 năm chùa bị hỏa hoạn, nghĩa là gần tròn 3 năm sau tai nạn. Điều đáng quan tâm là UBND TPHCM chỉ duyệt dự án thiết kế, còn nguồn kinh phí xây dựng lại chùa là nguồn xã hội hóa, tức là từ bá tánh. Chính vì thế, các thùng công đức xuất hiện nhiều nơi trong khuôn viên chùa để kêu gọi tấm lòng đóng góp của mọi người.
Tôi đến viếng chùa vào một ngày mưa tháng 6/2016. Bốn năm qua, ngôi chánh điện được che chắn tạm bằng mái lá như thế này đây:
Thùng công đức nơi chánh điện tạm
Còn chút may mắn là nhà thờ tổ phía sau và vài công trình phụ không bị cháy.
Nhà thờ Tổ tuy không bị cháy nhưng mái ngói xuống cấp, xiêu vẹo.
Tượng Phật Thích Ca ở sân chùa
Tượng Bồ Đề Đạt Ma tạc từ gốc cây, bên cây sa la
Tới nay, đã một năm từ ngày khởi công xây dựng lại, các công trình vẫn còn dang dở.
Ngôi chánh điện đang được xây dựng lại
Vật liệu xây dựng ngổn ngang ở sân chùa.
Cũng mong là ngôi chánh điện sớm hoàn thành để nhà chùa và người dân có nơi tu tập, thờ phượng. Có điều những gì đã mất sẽ là tổn thất lớn lao không thể bù đắp được. Thiên nhiên, con người, rồi tai nạn ngẫu nhiên cứ xóa dần những di tích. Hồn phách xưa còn đâu nữa?
Tôi đứng trên bãi hoang tàn nhìn ra trước mặt, dòng sông Đồng Nai đang lững lờ trôi.
Ngược dòng sông khoảng 8 km thôi là đến Cù lao Phố, nơi ấy có một di tích cổ cũng vừa đổ sập sau hơn trăm năm soi bóng trên dòng sông: Cầu Gành của Biên Hòa. Là chứng nhân của những tang thương này, dòng sông Đồng Nai liệu có chạnh lòng?
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét