Chùa thường được gọi là chùa Xiêm Cán, tọa lạc tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. ĐT: 0781.837914. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Tam quan chùa
Chùa Xiêm Cán
Ngôi chánh điện
Mặt trước chánh điện
Chùa có diện tích 4,5 hecta, được xây dựng năm 1887.
Hòa thượng Lâm Mau, trụ trì đầu tiên (1887 – 1910). Kế tục trụ trì là quý Hòa thượng, Đại đức HT Kim Kông (1910 – 1930), ĐĐ Lâm Xưng (1930 – 1944), HT Trần Kim (1944 – 1962), HT Thạch Thươl (1962 – 1976), ĐĐ Danh Ôi (1976 – 1980), ĐĐ Danh Bal (1980 – 1986). ĐĐ Dương Quân trụ trì từ năm 1986 đến nay.
Chùa được đại trùng tu năm 1975, giảng đường được xây dựng năm 1997.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Tượng đức Phật Thích Ca thành đạo được tôn trí trung tâm.
Chùa kiến trúc theo kiểu truyền thống chùa Khmer, quy mô và tráng lệ.
Điện Phật
Giảng đường
Cột cờ
Trang trí trần chánh điện
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa kiến trúc Angkor đẹp bậc nhất ở Bạc Liêu
Chùa Xiêm Cán mang lối kiến trúc Angkor, là công trình tôn giáo độc đáo của vùng Nam Bộ.
Chùa Xiêm Cán là quần thể kiến trúc tôn giáo cổ và lớn bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chùa cách trung tâm thị xã Bạc Liêu khoảng 7 km về phía đông nam. Trong tiếng Khmer, chùa Xiêm Cán có nghĩa là "Sông sâu" (Kouphir Sakor Prekchrou).
Khuôn viên chùa rộng hơn 4 ha, bao quanh là tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn rực rỡ. Đây là ngôi chùa Phật giáo tiểu thừa được xây dựng theo lối kiến trúc Angkor đặc trưng của người Campuchia. Chánh điện của chùa thường quay về hướng đông vì người Khmer tin rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.
Chùa là trung tâm tôn giáo lớn và đẹp bậc nhất của người Khmer ở Bạc Liêu và cả vùng Nam Bộ, khởi công từ năm 1887. Khuôn viên chùa rộng, có nhiều hạng mục như: chánh điện, sala, mộ tháp… Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân, mảnh vườn, cây cối, tạo một không gian thanh bình, yên ả.
Người Khmer theo Phật giáo tiểu thừa, thờ phật Thích Ca. Hiện chùa có đến 115 pho tượng các loại làm bằng xi măng, đất, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887.
Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán không chỉ là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người dân Khmer, mà còn là nơi chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang.
Khắp các công trình kiến trúc trong chùa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều tượng rắn thần Naga 5 đầu. Đây là hình ảnh tượng trưng cho lòng vị tha của Đức Phật, ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã được thuần hóa và phục thiện.
Chánh điện của chùa nằm trên nền cao 1,5 m, chia làm nhiều cấp bậc và có hành lang bao xung quanh. Trên chánh điện có khắc tượng hình Xa Nặc dắt con bạch mã Kiền Trắc đưa Thái tử Tất Đạt Đa qua sông đi tìm đường giác ngộ.
Người Khmer có niềm tin mãnh liệt vào tôn giáo. Họ coi việc cúng dường xây chùa là một phần trong cuộc sống. Con trai từ 11 tuổi trở lên sẽ được vào chùa tu dường, báo hiếu cho cha mẹ, ông bà. Nhà nào có con tu càng lâu trong chùa thì càng có phước.
Bên trong chánh điện là hai hàng cột cao nâng đỡ mái chùa. Mái được cấu trúc thành nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Chánh điện chỉ thờ duy nhất Đức Phật Thích Ca với các bức tượng ở nhiều tư thế khác nhau như Phật ngồi trên mình rắn Naga, Phật ngồi thiền định, Phật đi khất thực, Phật nhập Niết bàn...
Trên trần nhà là những bức bích họa kể về công việc và con đường tu hành của Đức Phật.
Người dân Khmer mỗi tháng đến chùa bốn lần để lễ Phật, tụng kinh, tu dưỡng đạo đức để mong được hưởng quả phúc. Họ coi chùa còn quan trọng hơn nhà mình. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của phum, sóc (làng, xã). Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Đây cũng là nơi lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống.
Chùa Xiêm Cán trước đây thể hiện tính truyền thống cũng như tính khép kín của cộng đồng dân tộc. Những đời trụ trì trước đây quan niệm chùa là nơi tu hành, yên tĩnh nên rất hạn chế du khách ghé thăm. Nhiều năm gần đây, chùa đã mở cửa cho du khách và trở thành một trong những điểm đến thu hút du khách của Bạc Liêu.
Khương Nha
Lộng lẫy Xiêm Cán
Đến thăm Bạc Liêu, du khách ai cũng muốn một lần đến thăm Chùa Xiêm Cán, một công trình kiến trúc tuyệt đẹp của người Khmer và cũng là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của địa phương này.
Từ cổng vào trung tâm chùa Xiêm Cán khoảng 100 m, du khách sẽ đi qua một khuôn viên rộng đầy những cây sao, cây dầu cao vút, xếp thẳng hàng và tỏa bóng mát rượi. Lúc này, du khách dễ dàng cảm nhận được không gian trang nghiêm và thanh bình của một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1887.
Là ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Tiểu thừa của đồng bào dân tộc Khmer nhưng cái tên Xiêm Cán của chùa xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu - PV) có nghĩa là “giáp nước” bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển. Theo con đường rợp bóng những cây nhãn cổ thụ thuộc xã Hiệp Thành, Tp. Bạc Liêu, chùa Xiêm Cán hiện ra trong mắt chúng tôi với một kiến trúc độc đáo, nổi hẳn lên bầu trời xanh trong một ngày đầy nắng. Chùa quả thực không hổ danh là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.
Ấn tượng đầu tiên là cổng chùa nằm về hướng Đông với những đường nét, kiến trúc hết sức đa dạng và có một màu vàng đất dịu mắt, mang đậm sắc thái Khmer. Phía trên là hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Ngoài ra, bao quanh chùa nối với cổng là bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt.
Ấn tượng đầu tiên là cổng chùa nằm về hướng Đông với những đường nét, kiến trúc hết sức đa dạng và có một màu vàng đất dịu mắt, mang đậm sắc thái Khmer. Phía trên là hình ba ngọn tháp, mô phỏng theo kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Ngoài ra, bao quanh chùa nối với cổng là bức tường rào chạm khắc Rắn thần và nhiều hoa văn sặc sỡ, đẹp mắt.
Từ cổng vào trung tâm chùa Xiêm Cán khoảng 100 m, du khách sẽ đi qua một khuôn viên rộng đầy những cây sao, cây dầu cao vút, xếp thẳng hàng và tỏa bóng mát rượi. Lúc này, du khách dễ dàng cảm nhận được không gian trang nghiêm và thanh bình của một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1887.
Khuôn viên rộng với những cây thốt nốt lâu năm cao vút, xếp thẳng hàng ở ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1887. Ảnh: Trọng Chính
Chùa Xiêm Cán được coi là một trong những ngôi chùa Khmer lớn nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Ảnh: Trọng Chính
Ba ngôi tháp nơi cổng chùa mô phỏng kiểu kiến trúc Angkor của người Campuchia và tượng hình rắn nhiều đầu được chạm trổ công phu. Ảnh: Trọng Chính
Mái chùa được cấu trúc thành nhiều tầng, lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Ảnh: Lê Minh
Hình tượng của rắn 5 đầu trang trí tại một tăng phòng trong chùa Xiêm Cán. Ảnh: Lê Minh
Chim thần Krũd trang trí đầu góc cột ở một tăng phòng trong chùa. Ảnh: Lê Minh
Chùa Xiêm Cán được bố trí khá hài hòa với Sala, tăng phòng, am... Ảnh: Lê Minh
Một bức phù điêu trang trí bên ngoài chánh điện chùa Xiêm Cán. Ảnh: Trọng Chính
Tượng Phật nằm, một trong những nơi được nhiều du khách dừng lại thắp nén hương mỗi dịp ghé thăm chùa. Ảnh: Trọng Chính
Trong chánh điện, cao hơn hết là một bàn thờ với một tượng Phật lớn, đặt trên các tượng Phật khác ở nhiều tư thế khác nhau biểu hiện cho các thời kỳ hóa thân của đức Phật. Ảnh: Trọng Chính
Trên vách và trần Sala ở chùa được trang trí các họa tiết, các bích họa kể lại cuộc đời của Phật. Ảnh: Lê Minh
Chùa Xiêm Cán cũng như các ngôi chùa Khmer khác ở Nam Bộ là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, nơi trẻ em trước tuổi trưởng thành (18 tuổi) được đưa đến chùa khoảng 3 năm để học chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh… và tìm hiểu được những bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ảnh: Trọng Chính
Quanh chánh điện của chùa là các tháp để cốt của những người quá cố. Ảnh: Lê Minh
Theo quan niệm của người Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Tọa lạc trên nền gạch cao 1,5m với ba bậc cấp cùng một hành lang bao quanh, chánh điện chùa Xiêm Cán có góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại. In lên nền trời xanh là cấu trúc mái theo nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Trên các nếp mái lại đắp các tượng rồng Khmer, đầu rồng dạng kép, thân rồng nằm xoãi và đuôi rồng thì uốn cong ngược lên như những ngọn lửa. Chính sự kết hợp giữa đầu, thân và đuôi rồng tạo nên hình ảnh những chiếc ghe ngo - tài sản chung của đồng bào dân tộc Khmer ở mỗi phum, sóc (đơn vị cư trú của người Khmer ở nông thôn - PV) và được bảo quản chu đáo tại chùa.
Bước vào chánh điện, du khách cần bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính. Tại đây, cao hơn hết là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn, đặt trên các tượng Phật khác ở nhiều tư thế khác nhau - biểu hiện cho các thời kỳ hóa thân của Phật. Điều đặc biệt trong chánh điện chùa Xiêm Cán chính là các phù điêu, bích họa trang trí nhiều màu sắc trên vách, trên trần và các cột. Riêng các bích họa kể lại cuộc đời của Phật và truyện Reamker (phiên bản Campuchia của trường ca Ramayana, một sử thi Ấn Độ nổi tiếng) đều đã để lại nhiều cảm xúc cho du khách viếng thăm chùa và càng khâm phục những nghệ nhân tạo nên các bích họa đó.
Phía bên ngoài, đối diện chánh điện là cột trụ biểu với hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Ở đây muốn ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn được thuần hóa nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật.
Ngoài ra, chùa Xiêm Cán còn được bố trí khá hài hòa với Sala, tăng phòng, am, tháp cốt... Trong đó, Sala là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer dùng để bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên chánh điện hành lễ. Sala cũng được trang trí các tiết họa, các bích họa trên vách và trên trần. Xung quanh chánh điện là rất nhiều tháp để cốt của người quá cố. Đây là đặc trưng để nhận ra các ngôi chùa Khmer từ bên ngoài khi các ngọn tháp nhọn cao vút, xếp xen kẽ với nhau.
Không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa Xiêm Cán cũng như các ngôi chùa Khmer khác ở Nam Bộ còn là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống. Tại đây, trẻ em trước tuổi trưởng thành (18 tuổi) được đưa đến chùa khoảng 3 năm để học chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh… và tìm hiểu được những bản sắc văn hóa của dân tộc mình…
Bước vào chánh điện, du khách cần bỏ mũ nón, đi chân không để tỏ lòng tôn kính. Tại đây, cao hơn hết là một bàn thờ Phật với một tượng Phật to lớn, đặt trên các tượng Phật khác ở nhiều tư thế khác nhau - biểu hiện cho các thời kỳ hóa thân của Phật. Điều đặc biệt trong chánh điện chùa Xiêm Cán chính là các phù điêu, bích họa trang trí nhiều màu sắc trên vách, trên trần và các cột. Riêng các bích họa kể lại cuộc đời của Phật và truyện Reamker (phiên bản Campuchia của trường ca Ramayana, một sử thi Ấn Độ nổi tiếng) đều đã để lại nhiều cảm xúc cho du khách viếng thăm chùa và càng khâm phục những nghệ nhân tạo nên các bích họa đó.
Phía bên ngoài, đối diện chánh điện là cột trụ biểu với hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Ở đây muốn ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn được thuần hóa nhờ tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật.
Ngoài ra, chùa Xiêm Cán còn được bố trí khá hài hòa với Sala, tăng phòng, am, tháp cốt... Trong đó, Sala là nhà hội của sư sãi và các tín đồ Phật giáo Khmer dùng để bàn bạc, chuẩn bị trước khi lên chánh điện hành lễ. Sala cũng được trang trí các tiết họa, các bích họa trên vách và trên trần. Xung quanh chánh điện là rất nhiều tháp để cốt của người quá cố. Đây là đặc trưng để nhận ra các ngôi chùa Khmer từ bên ngoài khi các ngọn tháp nhọn cao vút, xếp xen kẽ với nhau.
Không chỉ là nơi thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa Xiêm Cán cũng như các ngôi chùa Khmer khác ở Nam Bộ còn là trung tâm văn hóa, giáo dục của phum, sóc, lưu giữ các tập truyện kể dân gian xưa và nay hoặc các vốn văn hóa truyền thống. Tại đây, trẻ em trước tuổi trưởng thành (18 tuổi) được đưa đến chùa khoảng 3 năm để học chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh… và tìm hiểu được những bản sắc văn hóa của dân tộc mình…
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Trọng Chính, Lê Minh
Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán
Bạc Liêu, vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.
Xiêm Cán là ngôi chùa Khmer tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha. Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là "giáp nước" bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển.
Người có công xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên (63 tuổi), và bà Ngét (54 tuổi) – một gia đình giàu có trong phum sóc (xóm, làng) rất tín ngưỡng phật pháp. Cùng góp sức còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá để lấy cây, đất xây cất chùa. Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, bà con trong phum sóc họp bàn rồi đến mời Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909), một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp về làm trụ trị chùa.
Điểm khác biệt của chùa Xiêm Cán chính là sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng họa tiết, dù là vách tường, mái nhà và trụ cột,… tất cả đều được trang trí công phu, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chùa có đến 115 pho tượng, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887. Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân cùng những hàng cây xanh mát, không gian toát lên vẻ thanh tĩnh và trang nghiêm.
Quần thể kiến trúc chùa Xiêm Cán gồm nhiều hạng mục quay mặt về hướng Đông, được xây dựng theo trường phái Phật giáo Nam Tông đặc trưng nhưng mang đậm dấu ấn kiến trúc Angkor-Campuchia. Nổi bật nhất chính là chính điện của chùa. Tòa chính điện được xây theo dạng hình chữ nhật có chiều rộng 18m, chiều dài 36m, mặt chính quay về hướng Đông. Lối vào chánh điện với 18 bậc thang để đi lên, phía trên là tượng phật Thích Ca.
Trên vách, trần, cột của chính điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật là các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả. Phần góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bởi rất nhiều hoa văn,… là một tuyệt tác khiến nhiều người mê đắm.
Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu vàng nổi bật. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên có rất nhiều cây xanh được trồng ngay hàng thẳng lối.
Cổng chùa Xiêm Cán đắp nổi nhiều hoa văn tỉ mỉ, nổi bật, đậm sắc thái Khmer. Bảng tên cổng thiết kế kiểu tháp nhọn đặc trưng của kiến trúc Angkor, có thêm hình ảnh tượng phật ngồi giữa uy nghiêm. Ngoài ra, bên dưới bảng tên cổng còn có hai chim thần Krut và hai con rắn năm đầu uốn lượn.
In lên nền trời xanh là cấu trúc mái theo nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Trên các nếp mái lại đắp các tượng rồng Khmer, đầu rồng dạng kép, thân rồng nằm xoãi và đuôi rồng thì uốn cong ngược lên như những ngọn lửa. Hệ thống mái được thiết kế hài hòa với phong cách kiến trúc đặc trưng của đền tháp Angkor. Nếu quan sát kỹ, du khách sẽ phải ngạc nhiên bởi mỗi mảng chạm trên mái, cột giống như những tác phẩm nghệ thuật, được trang trí với hình tượng rồng Khmer, rắn thần Nagar, chim thần Krud... vô cùng sinh động.
Đối diện với khu vực chính điện và mộ tháp là quần thể tháp - tượng, gồm 3 tháp chính cùng các pho tượng Phật ở các tư thế tọa thiền khác nhau. Một số tượng được dựng theo những điển tích của nhà Phật. Đây là không gian kết nối chính điện, khu mộ tháp và khu sala,... Các công trình này đều có gam màu vàng chủ đạo kết hợp cùng hệ thống hoa văn nhiều màu sắc làm nổi bật phong cách kiến trúc Khmer truyền thống.
Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo, chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang hay giảng đường cổ với những quyển truyện kể dân gian cũ từ thời xưa.
Chùa Xiêm Cán là một công trình kiến trúc nổi bật, mang vẻ đẹp biểu trưng cho văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Khmer, điểm đến nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP
Xiêm Cán là ngôi chùa Khmer tọa lạc tại xã Vĩnh Trạch Đông, Tp.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, được xây dựng vào năm 1887, có diện tích khoảng 5ha. Thuở ban sơ chùa Xiêm Cán có tên tiếng Khmer là Komphisako, thể hiện sự uyên bác và sâu xa của trí tuệ phật pháp. Cái tên Xiêm Cán xuất phát từ tiếng Tiều (tiếng của người gốc Triều Châu, Trung Quốc, hiện đang sinh sống nhiều ở Bạc Liêu) có nghĩa là "giáp nước" bởi địa hình vùng đất này trước đây bên cạnh bãi bồi ven biển.
Người có công xây dựng chùa là vợ chồng ông Nên (63 tuổi), và bà Ngét (54 tuổi) – một gia đình giàu có trong phum sóc (xóm, làng) rất tín ngưỡng phật pháp. Cùng góp sức còn có 30 hộ gia đình khác hàng ngày khai phá để lấy cây, đất xây cất chùa. Sau hơn hai tháng thi công và hoàn thành, bà con trong phum sóc họp bàn rồi đến mời Pháp sư Thạch Mau (1829 – 1909), một người am hiểu kinh kệ, tinh thông phật pháp về làm trụ trị chùa.
Điểm khác biệt của chùa Xiêm Cán chính là sự tinh tế, tỉ mỉ trong từng họa tiết, dù là vách tường, mái nhà và trụ cột,… tất cả đều được trang trí công phu, nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, chùa có đến 115 pho tượng, một bia đá và một quả chuông có từ năm 1887. Các công trình này cách nhau cả trăm mét, xen giữa là những khoảng sân cùng những hàng cây xanh mát, không gian toát lên vẻ thanh tĩnh và trang nghiêm.
Trên vách, trần, cột của chính điện đều được trang trí phù điêu bích họa cầu kỳ, công phu, nhiều màu sắc. Nổi bật là các bích họa cỡ lớn kể về cuộc đời đức Phật từ lúc mới sinh ra cho đến quá trình tu hành đạt thành chánh quả. Phần góc mái của mỗi đỉnh đều được đắp khúc đuôi rắn dài, uốn cong, mềm mại và được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo bởi rất nhiều hoa văn,… là một tuyệt tác khiến nhiều người mê đắm.
Ngay từ đằng xa, hình ảnh chùa đã hiện ra trong mắt bạn với màu vàng nổi bật. Bao quanh chùa là một hàng rào xây kiên cố, với nhiều hoa văn ấn tượng. Trong khuôn viên có rất nhiều cây xanh được trồng ngay hàng thẳng lối.
In lên nền trời xanh là cấu trúc mái theo nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn như một chóp tháp. Trên các nếp mái lại đắp các tượng rồng Khmer, đầu rồng dạng kép, thân rồng nằm xoãi và đuôi rồng thì uốn cong ngược lên như những ngọn lửa. Hệ thống mái được thiết kế hài hòa với phong cách kiến trúc đặc trưng của đền tháp Angkor. Nếu quan sát kỹ, du khách sẽ phải ngạc nhiên bởi mỗi mảng chạm trên mái, cột giống như những tác phẩm nghệ thuật, được trang trí với hình tượng rồng Khmer, rắn thần Nagar, chim thần Krud... vô cùng sinh động.
Không chỉ là ngôi chùa nổi tiếng với phong cách nghệ thuật lẫn kiến trúc độc đáo, chùa Xiêm Cán còn được biết đến là nơi lưu giữ và hình thành nên nhiều nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc người Khmer. Chùa còn lưu giữ bộ sách Khmer cổ được viết trên lá cây dày đến 70 trang hay giảng đường cổ với những quyển truyện kể dân gian cũ từ thời xưa.
Chùa Xiêm Cán là một công trình kiến trúc nổi bật, mang vẻ đẹp biểu trưng cho văn hóa tâm linh của cộng đồng dân tộc Khmer, điểm đến nổi tiếng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP
Bài: Thông Hải - Ảnh: Nguyễn Thắng, Hoàng Hà, Lê Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét