Chùa thường được gọi là chùa Mông Rầy (cây đa), chùa Hang, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. ĐT: 074.872579. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Mặt sau chùa (năm 2003)
Sân sau chùa
Tam quan chùa
Chùa Hang (năm 1989)
Chùa Hang (năm 2003)
Chùa có diện tích khoảng 7 hecta, nằm cách trung tâm thị xã Trà Vinh 5km về hướng Nam. Nhiều tư liệu ngày nay cho biết chùa được thành lập từ năm 1637.
Chùa có cổng xưa, xây ba hình vòm cong giống cái hang nên người dân quen gọi là chùa Hang.
Ngôi chùa được trùng tu năm 1968 và năm 1997. Sư cả Thạch Xuông là một nghệ nhân, đã đẻo từ các gốc cây tạo thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Điện Phật
Bàn thờ Phật
Tượng đức Phật Thích Ca
Tượng đức Phật Thích Ca
Tượng trang trí Kâyno
Tụng kinh
Sám hối
Sư trụ trì chùa tại phòng khách
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Huyền tích chùa Hang
Chùa Kompong Chray là ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer tọa lạc tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Dân gian thường gọi đây là chùa Hang vì cổng phụ của ngôi chùa được xây theo kiểu mái vòm nhìn giống như cái hang.
Chánh điện chùa xây dựng trên nền đất cao. Mái của chánh điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, trên đỉnh là chóp tháp cao vút, uy nghi. Phía trước nhà khách và tăng xá là tháp cột cờ, chân tháp có bộ phù điêu 7 đầu rắn thần Naga. Hai bên có bộ bánh xe 12 căm tượng trưng thập nhị nhân duyên. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc rất độc đáo, nằm giữa vườn cây sao, dầu, cây me rộng chừng 2 ha, quanh năm thu hút hàng ngàn chim cò, vạc, cồng cộc… về đây làm tổ.
Nghệ nhân Sơn Sốc, người gắn bó với ngôi chùa này từ nhỏ để học nghề rồi truyền nghề điêu khắc gỗ lại cho các phật tử, cho biết: “Theo các sư thầy kể lại, ngôi chùa được thành lập vào năm 1637, vị sư đầu tiên là Thạch Thiệp. Đến nay chùa đã qua 24 hòa thượng trụ trì và nhiều lần được trùng tu sửa chữa. Do ảnh hưởng chiến tranh, hồi tháng 2.1968 chùa bị trúng bom làm hư khoảng 70% ngôi chánh điện và làm sập thư viện 3 tầng. Năm 1969 chùa xây dựng lại thư viện, chánh điện và tăng xá”.
Cũng theo nghệ nhân Sơn Sốc, chánh điện cũ chỉ có hai mặt theo hướng đông tây, đến năm 2000 được xây lại bốn mặt và sửa lại mái ngói. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được một số tượng đá cổ quý nhưng bị sứt mẻ thời chiến tranh, đặc biệt là 4 pho tượng trong bộ Quá khứ thất Phật. Riêng tượng Thích Ca lớn ở chánh điện sau trận bom may mắn vẫn còn và được tu bổ lại. Hiện nay, chùa Hang do sư cả Thạch Suông trụ trì. Sư là người có công lớn trong việc vận động phục dựng lại chùa.
Cũng như các chùa Khmer theo hệ phái Nam tông khác ở Trà Vinh, cách tính niên đại của chùa khá độc đáo là dựa trên biên niên các cục đá được chôn hồi khai sơn lập tự. Theo lời kể của các sư, khi động thổ cất chùa, người Khmer tiến hành lễ chôn đá Kiết giới. Lễ này lấy từ tích Phật Thích Ca khất thực. Mỗi khi đi trai giới, ngài bẻ một nhánh cây cắm xuống đất, chư tăng họp xung quanh. Chỗ nào đức Phật cắm cây thì lấy chỗ đó xây chùa. Khi tiến hành lễ chôn đá, các sư đặt một cục đá trên đó chạm hình đầu Phật, có ghi ngày tháng. Mỗi lần trùng tu hay cất lại chùa mới cũng làm lễ này. Về sau, nếu muốn biết niên đại của chùa thì chỉ việc đào cục đá ấy lên thì sẽ rõ.
Và chuyện 12 con giáp
Đối diện với chánh điện chùa Hang là quần thể tượng 12 con giáp, được bố trí hình vòng cung đắp nổi cặp rồng uốn lượn như chiếc thuyền. Đầu rồng ngẩng trên hai trụ đắp phù điêu thần Yak (chằn tinh được Phật cải hóa) và Voi. Nhìn từ bên trái sang là các tượng bao gồm các thần tiên và chằn cỡi chuột, cỡi bò, cọp, thỏ và rồng, tương ứng với Tý - Sửu - Dần - Mẹo - Thìn của người Việt.
Về phía bên phải cũng theo trình tự gồm các vị thần tiên cỡi dê, khỉ, gà, chó và thần cỡi heo xếp ngoài cùng. Chính giữa có vị thần cỡi đầu rắn Naga và thần cỡi ngựa bố trí sát bình phong. Trên tấm bình phong là một kiến trúc xây tháp 4 mặt có mái che, hai bên có tượng nữ thần Kinnari chống đỡ mái, trên cùng là bộ tượng 8 vị Phật chắp tay.
Thuở Ngọc đế Indra tạo nên Trời Đất, có vị Quốc vương hạ sinh một hoàng tử tên là Thomma Bal. Từ nhỏ, vị hoàng tử này rất thông minh học đâu nhớ đó. Năm 7 tuổi, hoàng tử thông thuộc các sách thiên văn, bói toán, kinh điển. Tiếng khen bay tới thiên đình, thần Kabil Môhaprum (thần Bốn mặt) nổi lòng ghen tức nên tìm cách hại hoàng tử. Thần bay xuống trần gọi hoàng tử đến gặp và ra câu đố về “cái duyên con người trong một ngày” rồi giao hẹn trong 7 ngày nếu đáp đúng thì ngài sẽ tự chặt đầu, còn trái lại hoàng tử phải dâng đầu cho ngài.
Dù suy nghĩ suốt ngày, hoàng tử Thomma Bal vẫn không tìm ra lời giải. Bấy giờ, trên ngọn cây có 2 con chim linh chuyên ăn thịt đang nói chuyện với nhau là sẽ ăn thịt hoàng tử vì không giải được câu đố và vô tình tiết lộ lời giải. Nghe được, hoàng tử vội trở về dinh mừng rỡ khôn cùng. Hôm sau, đúng hẹn, thần Bốn Mặt cầm gươm vàng bay xuống. Hoàng tử ra lạy nghinh tiếp và trả lời đúng như những gì con chim linh nói. Thần Bốn Mặt nghe xong biết mình đã thua cuộc, liền dặn các con sau khi ngài tự chặt đầu thì đem đầu mình để trong một ngôi tháp. Mỗi năm, thay phiên nhau rước đầu đi quanh ngọn núi Tudi và đừng cho người trần chạm đến vì nếu đầu rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Quăng lên trời thì không có mưa, để trên mặt đất thì đất sẽ khô cứng…
Chùa Kompong Chray hay còn gọi là chùa Hang, chùa Kompongnigrodha
Chôn đá tính tuổi chùa…
Chánh điện chùa xây dựng trên nền đất cao. Mái của chánh điện được cấu tạo gồm nhiều lớp chồng lên nhau, trên đỉnh là chóp tháp cao vút, uy nghi. Phía trước nhà khách và tăng xá là tháp cột cờ, chân tháp có bộ phù điêu 7 đầu rắn thần Naga. Hai bên có bộ bánh xe 12 căm tượng trưng thập nhị nhân duyên. Đây là ngôi chùa cổ có kiến trúc rất độc đáo, nằm giữa vườn cây sao, dầu, cây me rộng chừng 2 ha, quanh năm thu hút hàng ngàn chim cò, vạc, cồng cộc… về đây làm tổ.
Nghệ nhân Sơn Sốc, người gắn bó với ngôi chùa này từ nhỏ để học nghề rồi truyền nghề điêu khắc gỗ lại cho các phật tử, cho biết: “Theo các sư thầy kể lại, ngôi chùa được thành lập vào năm 1637, vị sư đầu tiên là Thạch Thiệp. Đến nay chùa đã qua 24 hòa thượng trụ trì và nhiều lần được trùng tu sửa chữa. Do ảnh hưởng chiến tranh, hồi tháng 2.1968 chùa bị trúng bom làm hư khoảng 70% ngôi chánh điện và làm sập thư viện 3 tầng. Năm 1969 chùa xây dựng lại thư viện, chánh điện và tăng xá”.
Ngôi chánh điện chùa Hang
Chim cò tụ họp trên các ngọn cây cổ thụ
Cũng theo nghệ nhân Sơn Sốc, chánh điện cũ chỉ có hai mặt theo hướng đông tây, đến năm 2000 được xây lại bốn mặt và sửa lại mái ngói. Hiện nay, chùa còn lưu giữ được một số tượng đá cổ quý nhưng bị sứt mẻ thời chiến tranh, đặc biệt là 4 pho tượng trong bộ Quá khứ thất Phật. Riêng tượng Thích Ca lớn ở chánh điện sau trận bom may mắn vẫn còn và được tu bổ lại. Hiện nay, chùa Hang do sư cả Thạch Suông trụ trì. Sư là người có công lớn trong việc vận động phục dựng lại chùa.
Cũng như các chùa Khmer theo hệ phái Nam tông khác ở Trà Vinh, cách tính niên đại của chùa khá độc đáo là dựa trên biên niên các cục đá được chôn hồi khai sơn lập tự. Theo lời kể của các sư, khi động thổ cất chùa, người Khmer tiến hành lễ chôn đá Kiết giới. Lễ này lấy từ tích Phật Thích Ca khất thực. Mỗi khi đi trai giới, ngài bẻ một nhánh cây cắm xuống đất, chư tăng họp xung quanh. Chỗ nào đức Phật cắm cây thì lấy chỗ đó xây chùa. Khi tiến hành lễ chôn đá, các sư đặt một cục đá trên đó chạm hình đầu Phật, có ghi ngày tháng. Mỗi lần trùng tu hay cất lại chùa mới cũng làm lễ này. Về sau, nếu muốn biết niên đại của chùa thì chỉ việc đào cục đá ấy lên thì sẽ rõ.
Trong lễ chôn đá có nghi thức ném vật cầu nguyện. Người cầu nguyện đi 7 vòng quanh hố chôn đá rồi ném xuống một vật. Ví dụ người muốn học giỏi thì ném quyển sách, người muốn giàu thì ném tiền bạc, con gái muốn có chồng hạnh phúc thì ném nữ trang… Vì vậy, khi đào gặp những chiếc hố cổ xưa này, người ta thường gặp nhiều bạc vụn.
Cổng chính...
... và cổng phụ chùa Hang
Và chuyện 12 con giáp
Đối diện với chánh điện chùa Hang là quần thể tượng 12 con giáp, được bố trí hình vòng cung đắp nổi cặp rồng uốn lượn như chiếc thuyền. Đầu rồng ngẩng trên hai trụ đắp phù điêu thần Yak (chằn tinh được Phật cải hóa) và Voi. Nhìn từ bên trái sang là các tượng bao gồm các thần tiên và chằn cỡi chuột, cỡi bò, cọp, thỏ và rồng, tương ứng với Tý - Sửu - Dần - Mẹo - Thìn của người Việt.
Về phía bên phải cũng theo trình tự gồm các vị thần tiên cỡi dê, khỉ, gà, chó và thần cỡi heo xếp ngoài cùng. Chính giữa có vị thần cỡi đầu rắn Naga và thần cỡi ngựa bố trí sát bình phong. Trên tấm bình phong là một kiến trúc xây tháp 4 mặt có mái che, hai bên có tượng nữ thần Kinnari chống đỡ mái, trên cùng là bộ tượng 8 vị Phật chắp tay.
So sánh với 12 con giáp của người Việt thì bộ tượng này con thỏ thay cho mèo (Mẹo), con bò thay cho trâu (Sửu). Theo giải thích của các sư, con bò trong 12 con giáp của Khmer ảnh hưởng văn hóa Bà la môn giáo, đó là bò thần Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva. Vào ngày Tết Chol Chnam Thmay, người Khmer căn cứ quyển Đại Lịch để đón giao thừa và dựa trên 12 con giáp để bói xem năm mới tốt hay xấu. Điều này xuất phát từ cổ tích về vị thần Bốn Mặt được kể lại như sau:
Tháp cột cờ có bộ phù điêu 7 đầu rắn thần Naga
Bộ tượng 12 con giáp ở chùa Hang
Thuở Ngọc đế Indra tạo nên Trời Đất, có vị Quốc vương hạ sinh một hoàng tử tên là Thomma Bal. Từ nhỏ, vị hoàng tử này rất thông minh học đâu nhớ đó. Năm 7 tuổi, hoàng tử thông thuộc các sách thiên văn, bói toán, kinh điển. Tiếng khen bay tới thiên đình, thần Kabil Môhaprum (thần Bốn mặt) nổi lòng ghen tức nên tìm cách hại hoàng tử. Thần bay xuống trần gọi hoàng tử đến gặp và ra câu đố về “cái duyên con người trong một ngày” rồi giao hẹn trong 7 ngày nếu đáp đúng thì ngài sẽ tự chặt đầu, còn trái lại hoàng tử phải dâng đầu cho ngài.
Dù suy nghĩ suốt ngày, hoàng tử Thomma Bal vẫn không tìm ra lời giải. Bấy giờ, trên ngọn cây có 2 con chim linh chuyên ăn thịt đang nói chuyện với nhau là sẽ ăn thịt hoàng tử vì không giải được câu đố và vô tình tiết lộ lời giải. Nghe được, hoàng tử vội trở về dinh mừng rỡ khôn cùng. Hôm sau, đúng hẹn, thần Bốn Mặt cầm gươm vàng bay xuống. Hoàng tử ra lạy nghinh tiếp và trả lời đúng như những gì con chim linh nói. Thần Bốn Mặt nghe xong biết mình đã thua cuộc, liền dặn các con sau khi ngài tự chặt đầu thì đem đầu mình để trong một ngôi tháp. Mỗi năm, thay phiên nhau rước đầu đi quanh ngọn núi Tudi và đừng cho người trần chạm đến vì nếu đầu rơi xuống biển thì biển sẽ cạn khô. Quăng lên trời thì không có mưa, để trên mặt đất thì đất sẽ khô cứng…
Từ đó về sau, mỗi năm một lần, 7 cô con gái của thần Bốn mặt thay phiên nhau xuống trần, vào tháp bưng đầu của cha đến núi Tudi, theo hướng Mặt trời đi vòng quanh chân núi ba lần. Các vị thiên tôn con của Ngọc đế Indra cũng cỡi thú đi theo đám rước. Mỗi năm một vị thay đổi theo 12 con giáp. Qua 12 năm thì vị thứ nhất trở lại. Mỗi vị cỡi thú, ăn mặc và sử dụng khí giới khác nhau. Dân gian luận theo những điều ấy mà đoán điều hung kiết cho năm mới.
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng, nhóm tượng 12 con giáp ở chùa Hang là yếu tố văn hóa dân gian xâm nhập vào Phật giáo, bởi về nguyên tắc các chùa của người Khmer theo hệ phái Nam tông không có. Hơn nữa, nhóm tượng này đã được bố cục trình tự theo kiểu 12 con giáp của người Việt, chỉ thay đổi hai con Trâu và Mèo.
Hoàng Phương
Dạy nghề nơi cửa Phật
Nằm giữa một vùng cây cổ thụ rợp bóng, chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) không chỉ nổi tiếng là một trong những ngôi cổ tự đẹp nhất tỉnh Trà Vinh, mà còn được giới Phật tử biết đến là nơi dạy nghề điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer ở miền Tây Nam bộ.
Chùa Hang được xây dựng từ năm 1637 ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa được người dân tỉnh Trà Vinh ví là “Ngôi trường nghề đặc biệt nơi cửa thiền”. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng lại ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc từ gỗ rất đẹp của nghệ nhân Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông đã mời ông ở lại để truyền nghề cho các vị sư trẻ. Lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, những vị sư này đều lành nghề. Dần dần, người học trước truyền nghề lại cho người đến sau.
Một số tác phẩm điêu khắc gỗ của các nghệ nhân chùa Hang
Chùa Hang được xây dựng từ năm 1637 ở thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành. Chùa được người dân tỉnh Trà Vinh ví là “Ngôi trường nghề đặc biệt nơi cửa thiền”. Năm 2002, khi chùa Hang xây dựng lại ngôi chánh điện đã mời nghệ nhân Thạch Buôl ở xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long về vẽ các hoa văn, họa tiết và thực hiện điêu khắc một vài tác phẩm để trang trí. Nhìn thấy các tác phẩm điêu khắc từ gỗ rất đẹp của nghệ nhân Thạch Buôl, sư cả Thạch Suông đã mời ông ở lại để truyền nghề cho các vị sư trẻ. Lớp học đầu tiên có bốn vị sư trẻ theo học. Sau hai năm miệt mài học nghề, những vị sư này đều lành nghề. Dần dần, người học trước truyền nghề lại cho người đến sau.
Chùa KomPongChrây (còn gọi là chùa Hang) nổi tiếng với nghề dạy điêu khắc gỗ cho con em đồng bào Khmer.
Nghề điêu khắc gỗ ở chùa Hang đã tồn tại và nổi tiếng hơn 12 năm qua.
Từ những bộ gốc cây tưởng chừng bỏ đi, các nghệ nhân chùa Hang đã biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Dựa vào hình thù tự nhiên sẵn có của mỗi gốc cây, các nghệ nhân chùa Hang sẽ sáng tạo ra những tác phẩm nghệ thuật khác nhau.
Mọi công đoạn chế tác đều được thực hiện bằng phương pháp thủ công.
Một nhà sư ở chùa Hang đang tạc tượng con chim công lớn.
Nghề điêu khác đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ và khéo tay của người thợ.
Nghề được truyền từ người này sang người khác.
Tính đến nay đã có hơn 60 thanh niên dân tộc Khmer đã được đào tạo thành nghề.
Bộ dụng cụ đơn giản của các nghệ nhân nghề mộc ở chùa Hang.
Trường nghề chùa Hang trong quá trình đào tạo đã gây tiếng vang khắp vùng, thu hút ngày càng đông các vị sư sãi, thanh niên Khmer trong tỉnh tìm đến học. Tiếng lành đồn xa, con em Phật tử từ các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang… cũng tìm đến chùa Hang xin theo học nghề. Tính đến nay, hơn 60 thanh niên dân tộc Khmer đã được đào tạo để thành nghề. Em Thị Sơ Mỳ, sinh năm 1990, mới vào chùa học được 2 tháng chia sẻ: “Dù là con gái nhưng em rất thích học nghề này, bởi nhìn những tác phẩm hoàn thành bằng chính đôi tay của mình, em càng muốn gắn bó để trở thành nghệ nhân điêu khắc gỗ”.
Sư cả Thạch Suông, trụ trì chùa Hang tâm sự: “Điêu khắc gỗ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer nên rất cần được được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy. Hơn nữa, đây là nghề mang lại thu nhập ổn định, khi hoàn tục ra khỏi chùa, thanh niên Khmer có để tạo dựng cuộc sống cho mình”.
Từ những bộ gốc cây tưởng chừng bỏ đi, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chùa Hang đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật. Tại chùa Hang, rất nhiều tác phẩm điêu khắc như Long, Lân, Quy, Phụng hay các loài chim thú, nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ… được trưng bày tại ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học...
Năm 2005, sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang với hơn 10 thành viên là những vị sư có tay nghề cao. Đến nay, Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Đặc biệt, có tác phẩm có giá lên tới cả trăm triệu đồng được khách từ Campuchia sang đặt hàng. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ có sức thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng khi đặt chân đến Trà Vinh là tác phẩm "Cửu Long tranh châu", có kích thước 3,5m x 3,5m, được kết ghép điêu khắc từ 9 bộ rễ cây cổ thụ.
Nghề điêu khắc gỗ không chỉ giúp cho nhiều thanh niên Khmer tạo dựng cuộc sống tốt hơn mà còn góp phần bảo tồn một giá trị truyền thống. Vì thế, chùa Hang giờ là điểm tham quan thú vị khi du khách tới Trà Vinh.
Sư cả Thạch Suông, trụ trì chùa Hang tâm sự: “Điêu khắc gỗ truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Khmer nên rất cần được được truyền dạy lại để bảo tồn và phát huy. Hơn nữa, đây là nghề mang lại thu nhập ổn định, khi hoàn tục ra khỏi chùa, thanh niên Khmer có để tạo dựng cuộc sống cho mình”.
Từ những bộ gốc cây tưởng chừng bỏ đi, qua bàn tay khéo léo của các nghệ nhân chùa Hang đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật. Tại chùa Hang, rất nhiều tác phẩm điêu khắc như Long, Lân, Quy, Phụng hay các loài chim thú, nhiều tác phẩm mô tả về sinh hoạt đời sống, sản xuất của người Khmer Nam bộ… được trưng bày tại ngôi chánh điện, tăng xá, phòng khách, phòng học...
Năm 2005, sư cả Thạch Suông đứng ra thành lập Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang với hơn 10 thành viên là những vị sư có tay nghề cao. Đến nay, Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang đã cho ra đời hơn 1.000 tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng của du khách xa gần. Tiếng lành bay xa, các tác phẩm nghệ thuật của Câu lạc bộ điêu khắc chùa Hang nhanh chóng được du khách trong và ngoài nước yêu thích đón nhận. Đặc biệt, có tác phẩm có giá lên tới cả trăm triệu đồng được khách từ Campuchia sang đặt hàng. Một trong những tác phẩm độc đáo, hoành tráng, nổi tiếng nhất của Câu lạc bộ có sức thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng khi đặt chân đến Trà Vinh là tác phẩm "Cửu Long tranh châu", có kích thước 3,5m x 3,5m, được kết ghép điêu khắc từ 9 bộ rễ cây cổ thụ.
Nghề điêu khắc gỗ không chỉ giúp cho nhiều thanh niên Khmer tạo dựng cuộc sống tốt hơn mà còn góp phần bảo tồn một giá trị truyền thống. Vì thế, chùa Hang giờ là điểm tham quan thú vị khi du khách tới Trà Vinh.
Một số tác phẩm điêu khắc gỗ của các nghệ nhân chùa Hang
Bài: Nguyễn Oanh - Ảnh: Nguyễn Luân
Chùa Hang không có hang
Nước ta có hàng chục ngôi chùa mang tên chùa Hang (xem bài Chùa Hang. Có bao nhiêu chùa Hang?). Đã gọi là chùa Hang tất nhiên phải có cái hang, nếu không phải là chùa được lập nên trong hang thì ắt là trong khuôn viên chùa phải có cái hang!
Vậy mà có một ngôi chùa - rất nổi tiếng đấy nhé - mang tên chùa Hang mà ta đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đi vòng vòng khắp khuôn viên chùa vẫn chẳng tìm đâu ra cái hang hốc nào cả! Đó là chùa nào, ở đâu mà kỳ cục vậy?
Xin thưa: Đó là chùa Hang ở Trà Vinh ạ!
Chùa có tên chính thức là chùa Kompong Chrây, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đây là một ngôi chùa Nam tông Khmer.
Hai điều đặc sắc ở ngôi chùa này là:
1. Trong chùa có vô số cây sao dầu và me cổ thụ, tạo bóng mát rượi và hàng đàn, hàng đàn chim cò tụ tập, ríu rít rất vui tai (do đó có người - như tui chẳng hạn - còn gọi đây là chùa Cò).
2. Trong chùa có xưởng tạo tác các sản phẩm gỗ mỹ thuật tuyệt đẹp và rất có giá trị.
Vậy là cả tên chùa, cả những nét đặc sắc của chùa đều... không có liên quan gì đến cái hang! Tại sao lại kêu là chùa Hang?
Trăm sự là tại cái cổng chùa này! Nhìn nó giống cái hang! Có vậy thôi.
Thành thử khi bạn viếng chùa, đừng tìm hang chi cho mệt nhé. Hãy ngắm kiến trúc thật đẹp của ngôi chùa Khmer.
Ngắm những "cư dân rừng xanh" bay lượn và ríu rít trên cao. (Cẩn thận, có thể những cư dân ấy rãi những bãi phân xuống tóc, xuống tay bạn đó nhé).
Và viếng thăm xưởng tạo tác đồ gỗ, cũng như vào chùa ngắm những tác phẩm đã hoàn chỉnh nhé.
Vậy mà có một ngôi chùa - rất nổi tiếng đấy nhé - mang tên chùa Hang mà ta đi từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, đi vòng vòng khắp khuôn viên chùa vẫn chẳng tìm đâu ra cái hang hốc nào cả! Đó là chùa nào, ở đâu mà kỳ cục vậy?
Xin thưa: Đó là chùa Hang ở Trà Vinh ạ!
Chùa có tên chính thức là chùa Kompong Chrây, tọa lạc ở khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đây là một ngôi chùa Nam tông Khmer.
Hai điều đặc sắc ở ngôi chùa này là:
1. Trong chùa có vô số cây sao dầu và me cổ thụ, tạo bóng mát rượi và hàng đàn, hàng đàn chim cò tụ tập, ríu rít rất vui tai (do đó có người - như tui chẳng hạn - còn gọi đây là chùa Cò).
2. Trong chùa có xưởng tạo tác các sản phẩm gỗ mỹ thuật tuyệt đẹp và rất có giá trị.
Vậy là cả tên chùa, cả những nét đặc sắc của chùa đều... không có liên quan gì đến cái hang! Tại sao lại kêu là chùa Hang?
Trăm sự là tại cái cổng chùa này! Nhìn nó giống cái hang! Có vậy thôi.
Thành thử khi bạn viếng chùa, đừng tìm hang chi cho mệt nhé. Hãy ngắm kiến trúc thật đẹp của ngôi chùa Khmer.
Ngắm những "cư dân rừng xanh" bay lượn và ríu rít trên cao. (Cẩn thận, có thể những cư dân ấy rãi những bãi phân xuống tóc, xuống tay bạn đó nhé).
Và viếng thăm xưởng tạo tác đồ gỗ, cũng như vào chùa ngắm những tác phẩm đã hoàn chỉnh nhé.
Bài, ảnh: Phạm Hoài Nhân
Ngoạn mục chùa Hang
Nước ta có khá nhiều chùa Hang. Ngoài Bắc có chùa Hang ở Tuyên Quang, ngoài Trung có chùa Hang Thạch Cốc (hay Thiên Sanh Thạch tự) ở Mỹ Hòa (Phù Mỹ, tỉnh Bình Định). Trong Nam có chùa Hang Phước Điền tự ở núi Sam (huyện Châu Đốc, tỉnh An Giang), chùa Hang Phật Quang tự ở hòn Phụ Tử (tỉnh Kiên Giang).
Đa số các chùa đều thuộc phái Bắc tông và hang núi được khai phá làm thành chùa, nhưng duy nhất có ngôi chùa Hang mà chẳng có “hang hốc” nào cả.
Đó là chùa Hang ở khóm 4, thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Có tên gọi như vậy là do cổng chùa được xây bằng gạch, dài khoảng sáu thước, trông “thăm thẳm” như một cái hang. Là ngôi chùa theo hệ phái Nam tông, tên chữ Phạn chính thức của chùa là Kompongnigrodha, được xây dựng đã hơn 370 năm.
Đi qua “hang cổng”, có cảm giác không khí mát lạnh bao trùm khắp nơi. Không khí này có được nhờ bóng mát của vô số cây sao dầu có tuổi thọ hàng trăm năm trên diện tích khoảng chục hecta của chùa. Đi trên con đường rợp mát bóng cây và không khí thanh sạch, bao nhiêu bụi trần hầu như tan biến, khiến lòng khách phương xa bâng khuâng cảm khái mùi thiền.
Mùi thiền như còn tỏa ra từ những ngọn sao dầu và me cổ thụ trong tiếng kêu vang động khắp nơi của lũ chim đậu trên ngọn cây. Theo các sư, trước kia chùa có đàn dơi quạ “đông không kể xiết”. Nhưng vào năm Mậu Thân (1968), một quả bom rơi trúng chùa khiến đàn dơi tản đi biệt tăm cho đến giờ. Ngày nay, chùa chỉ còn đàn cò, diệc, cồng cộc cư trú. Mỗi sáng, lúc bình minh sắp ló dạng, đàn chim bay đi khắp nơi kiếm ăn. Chiều tối, chúng lại tụ họp về chùa, chuyện trò rất vui tai.
Đường từ thị xã Trà Vinh đến chùa chỉ dài khoảng năm cây số, qua cống ngăn mặn Tầm Phương đã thấy rừng sao dầu xanh thẫm bên tay trái. Chùa Hang là một ngôi chùa nổi tiếng trong số 141 ngôi chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh.
Với kiến trúc độc đáo của cổng, với đàn chim hàng chục ngàn con, chùa Hang thu hút không biết bao nhiêu khách du lịch khi họ đến Trà Vinh thăm thú “đô thị trong rừng cây xanh”. Chùa Hang còn một điểm độc đáo nữa thu hút sự quan tâm của khách phương xa là có một xưởng tạo tác gỗ mỹ thuật.
Tiếng là xưởng, thật ra đó là một gian nhà mái tôn khá rộng để làm nơi cho các nghệ nhân khắc tạc những gốc cây bỏ đi thành những tác phẩm giá trị bạc triệu. Trà Vinh đúng là xứ sở của những cây sao dầu cổ thụ, nhưng do đang được đô thị hóa nên dù cố gắng giữ gìn các đại thụ, người ta vẫn phải hạ một số cây xuống. Từ đó, những gốc cổ thụ trở thành những tác phẩm gỗ bền chắc, độc đáo qua bàn tay các nghệ nhân.
Nghề tạo tác gỗ mỹ thuật của chùa Hang khởi phát bởi sư cả Thạch Xuông, người trụ trì đời thứ 23 chùa này. Chính sư là người đã lặn lội tới chùa Tòa Sen (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) mời ông Thạch Buôl vốn nổi tiếng với nghề chế tác cây khô vào năm 2002.
Dưới bàn tay tài hoa của Thạch Buôl, những gốc cây vô tri vô giác thành những con chim, con rồng, kỳ lân, sư tử… hết sức sống động. Và cũng dưới sự chỉ dẫn tận tình của Thạch Buôl, nhiều thế hệ con sóc (bổn đạo) không chỉ của địa phương, mà còn cả những tỉnh khác và sư sãi trong chùa trở thành nghệ nhân điêu khắc gốc rễ cây.
Đến nay, chùa đã có hàng trăm tác phẩm tạo hình từ gốc rễ cây, tham dự nhiều triển lãm trong nước và có hàng chục tác phẩm được người thưởng ngoạn yêu thích, mỗi tác phẩm được mua với giá từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Ông Thạch Buôl năm nay 45 tuổi, dù rất nổi tiếng nhưng lại hết sức khiêm nhường. Đến xưởng chế tác chùa Hang, nhìn các nghệ nhân đang lao động nghệ thuật miệt mài, không thể biết trong số đó ai là Thạch Buôl.
Thạch Buôl vốn có năng khiếu điêu khắc, từ nhỏ đã theo học thầy Mười Giác và thầy Bảy Tăng ở xã Đông Hưng (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) và sau ba năm đã trở thành thợ giỏi. Đến nay, qua 16 năm làm nghề, ông đã có hàng trăm tác phẩm điêu khắc lớn nhỏ từ gốc rễ cây cổ thụ, điển hình như 12 con giáp, bồ câu, đại bàng, long lân quy phụng, muông thú, Phật Di Lặc, rắn thần Nagar… Những tác phẩm này mang nhiều ý nghĩa triết lý, tôn giáo, có chiều sâu văn hóa…
Vì vậy, đến với chùa Hang, du khách còn có dịp đến chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật trứ danh của các nghệ nhân nơi đây.
Đa số các chùa đều thuộc phái Bắc tông và hang núi được khai phá làm thành chùa, nhưng duy nhất có ngôi chùa Hang mà chẳng có “hang hốc” nào cả.
Đó là chùa Hang ở khóm 4, thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh). Có tên gọi như vậy là do cổng chùa được xây bằng gạch, dài khoảng sáu thước, trông “thăm thẳm” như một cái hang. Là ngôi chùa theo hệ phái Nam tông, tên chữ Phạn chính thức của chùa là Kompongnigrodha, được xây dựng đã hơn 370 năm.
Cổng chùa Hang
Chánh điện chùa Hang
Đi qua “hang cổng”, có cảm giác không khí mát lạnh bao trùm khắp nơi. Không khí này có được nhờ bóng mát của vô số cây sao dầu có tuổi thọ hàng trăm năm trên diện tích khoảng chục hecta của chùa. Đi trên con đường rợp mát bóng cây và không khí thanh sạch, bao nhiêu bụi trần hầu như tan biến, khiến lòng khách phương xa bâng khuâng cảm khái mùi thiền.
Mùi thiền như còn tỏa ra từ những ngọn sao dầu và me cổ thụ trong tiếng kêu vang động khắp nơi của lũ chim đậu trên ngọn cây. Theo các sư, trước kia chùa có đàn dơi quạ “đông không kể xiết”. Nhưng vào năm Mậu Thân (1968), một quả bom rơi trúng chùa khiến đàn dơi tản đi biệt tăm cho đến giờ. Ngày nay, chùa chỉ còn đàn cò, diệc, cồng cộc cư trú. Mỗi sáng, lúc bình minh sắp ló dạng, đàn chim bay đi khắp nơi kiếm ăn. Chiều tối, chúng lại tụ họp về chùa, chuyện trò rất vui tai.
Đường từ thị xã Trà Vinh đến chùa chỉ dài khoảng năm cây số, qua cống ngăn mặn Tầm Phương đã thấy rừng sao dầu xanh thẫm bên tay trái. Chùa Hang là một ngôi chùa nổi tiếng trong số 141 ngôi chùa Khmer của tỉnh Trà Vinh.
Với kiến trúc độc đáo của cổng, với đàn chim hàng chục ngàn con, chùa Hang thu hút không biết bao nhiêu khách du lịch khi họ đến Trà Vinh thăm thú “đô thị trong rừng cây xanh”. Chùa Hang còn một điểm độc đáo nữa thu hút sự quan tâm của khách phương xa là có một xưởng tạo tác gỗ mỹ thuật.
Tiếng là xưởng, thật ra đó là một gian nhà mái tôn khá rộng để làm nơi cho các nghệ nhân khắc tạc những gốc cây bỏ đi thành những tác phẩm giá trị bạc triệu. Trà Vinh đúng là xứ sở của những cây sao dầu cổ thụ, nhưng do đang được đô thị hóa nên dù cố gắng giữ gìn các đại thụ, người ta vẫn phải hạ một số cây xuống. Từ đó, những gốc cổ thụ trở thành những tác phẩm gỗ bền chắc, độc đáo qua bàn tay các nghệ nhân.
Nhà sư đang thao tác tác phẩm
Nghề tạo tác gỗ mỹ thuật của chùa Hang khởi phát bởi sư cả Thạch Xuông, người trụ trì đời thứ 23 chùa này. Chính sư là người đã lặn lội tới chùa Tòa Sen (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) mời ông Thạch Buôl vốn nổi tiếng với nghề chế tác cây khô vào năm 2002.
Dưới bàn tay tài hoa của Thạch Buôl, những gốc cây vô tri vô giác thành những con chim, con rồng, kỳ lân, sư tử… hết sức sống động. Và cũng dưới sự chỉ dẫn tận tình của Thạch Buôl, nhiều thế hệ con sóc (bổn đạo) không chỉ của địa phương, mà còn cả những tỉnh khác và sư sãi trong chùa trở thành nghệ nhân điêu khắc gốc rễ cây.
Đến nay, chùa đã có hàng trăm tác phẩm tạo hình từ gốc rễ cây, tham dự nhiều triển lãm trong nước và có hàng chục tác phẩm được người thưởng ngoạn yêu thích, mỗi tác phẩm được mua với giá từ 10 triệu đến 100 triệu đồng. Ông Thạch Buôl năm nay 45 tuổi, dù rất nổi tiếng nhưng lại hết sức khiêm nhường. Đến xưởng chế tác chùa Hang, nhìn các nghệ nhân đang lao động nghệ thuật miệt mài, không thể biết trong số đó ai là Thạch Buôl.
Nghệ nhân Thạch Buôl bên tác phẩm từ gốc rễ cây
Thạch Buôl vốn có năng khiếu điêu khắc, từ nhỏ đã theo học thầy Mười Giác và thầy Bảy Tăng ở xã Đông Hưng (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) và sau ba năm đã trở thành thợ giỏi. Đến nay, qua 16 năm làm nghề, ông đã có hàng trăm tác phẩm điêu khắc lớn nhỏ từ gốc rễ cây cổ thụ, điển hình như 12 con giáp, bồ câu, đại bàng, long lân quy phụng, muông thú, Phật Di Lặc, rắn thần Nagar… Những tác phẩm này mang nhiều ý nghĩa triết lý, tôn giáo, có chiều sâu văn hóa…
Vì vậy, đến với chùa Hang, du khách còn có dịp đến chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm nghệ thuật trứ danh của các nghệ nhân nơi đây.
Theo PHƯƠNG KIỀU
Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét