27 tháng 9, 2021

Chùa Minh Thành

Tên thường gọi: Chùa Minh Thành

Chùa tọa lạc ở số 14A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Chùa cách trung tâm thành phố 2km về hướng tây nam. Điện thoại: 059.872690. Chùa thuộc Hệ phái Bắc tông.

Cảnh chùa

Biển tên chùa

Lư đồng

Toàn cảnh chùa

Chùa được Hòa thượng Thích Giác Đạo khai sơn năm 1964. Chùa được trùng tu năm 1972. Công trình hiện nay được Thượng tọa Thích Trí Định cho xây dựng vào năm 1997 trên diện tích khoảng 2ha, gồm ngôi chánh điện, tháp chuông, tháp Từ Ân thờ Tổ khai sơn và một số công trình kiến trúc khác. Ngôi chánh điện cao 25m, trần nhà làm bằng gỗ pơ-mu, cửa bằng gỗ gõ, chạm nổi Tứ Đại Thiên Vương. Ngôi chánh điện có hai tầng, tầng dưới là Đại Bi đường, tôn trí tượng Bồ tát Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn bằng gỗ cao 7,5m ; tầng trên là Đại hùng bửu điện được bài trí trang nghiêm. Tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng cao 6m, nặng 16 tấn, đặt thờ trung tâm; kế dưới là tượng đức Phật Thích Ca, tượng đức Phật A Di Đà, tượng Bồ tát Quan Âm. Tượng Ngũ Phương Ngũ Phật, tượng Bồ tát Văn Thù, tượng Bồ tát Phổ Hiền, tượng Thập Bát La hán bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, mỗi tượng cao 1,3m, nặng khoảng 300 kg thờ hai bên… Ở điện Phật, còn được bài trí áp vách 3.000 vị Phật.


Tượng đức Phật A Di Đà

Mặt tiền chùa



Điện phật


Tượng đức Phật

Bàn thờ Quan Âm


Tượng Quan Âm

Trước ngôi chánh điện có hai ngọn tháp: tháp chuông và tháp Tổ khai sơn. Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì trước ngôi chánh điện. Phía trước tượng đức Phật A Di Đa có lư hương bằng đồng cao 4m, nặng 4 tầng. Chùa đang xây ngôi bảo tháp Xá Lợi 9 tầng, cao 70m; xây cổng tam quan; nhà Tổ; nhà tăng; và tạc 500 vị La hán bằng gỗ mít…


Tượng Thiên Vương























Tượng La Hán

Minh Thành là ngôi chùa danh tiếng bậc nhất ở Tây Nguyên.

Tượng Hộ Pháp

Mõ hình cá

Một góc mái chùa

Mái chùa

Một góc chùa

Bảo tháp

Một góc chùa

Tượng sư tử trang trí ở mặt tiền chùa

Một góc chùa

Kiến trúc mái ở ngôi chánh điện

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành ở phố núi Pleiku

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku. 

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách. Được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.

Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Minh Thành tại thành phố Pleiku, Gia Lai nhìn từ trên cao.

Tọa lạc tại 14 A đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, cách trung tâm thành phố 2 km về hướng Tây Nam, chùa Minh Thành là một quần thể kiến trúc Phật giáo rộng lớn tọa lạc trên ngọn đồi thoai thoải ở phía Tây Nam của TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Chánh điện trong chùa Minh Thành.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của bảo tháp Xá Lợi (bên trái) 9 tầng cao 70m với đỉnh tháp nhọn vươn lên như chạm đến bầu trời xanh.

Cận cảnh nét kiến trúc của bảo tháp Xá Lợi 9 tầng cao 70m trong chùa Minh Thành.

Đặc biệt ở ngôi chùa là bộ cửa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm trổ nổi hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương tinh xảo, bắt mắt. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Khoảng sân bên trong khu chánh điện chùa Minh Thành là các bức tượng La Hán bằng đá lớn.

Những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tượng ở nơi đây, dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo.

Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được hội tụ nơi đây.

Chùa Minh Thành được nhiều du khách biết đến nhờ lối kiến trúc giống các ngôi đền thờ tại Nhật Bản với những mái chóp uốn cong điển hình. 

Chùa Minh Thành hiện do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 lên chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 4, Tp. Hồ Chí Minh. Đại Đức Thích Tâm Mãn từng du học Đài Loan và tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên của Việt nam tốt nghiệp khoa này.

Kiến trúc của ngôi chùa hội tụ tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông. Ngôi Chánh Điện có hai tầng, Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện. Chánh điện chùa bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, vòng tròn này là căn bản vũ trụ luận của Mật giáo. Thông thường, có hai bộ mạn-đà-la. Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật. Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài. Mỗi mạn-đà-la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.

Bên trong chánh điện là bàn thờ Phật dài 6m và cao 1,2m. Bốn pho tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt với chiều cao 8m, ngang 3,5m được đặt ở 4 góc của chánh điện. Các tượng Phật được bài trí áp vách với hơn 3.000 bức tượng. Đặc biệt, 18 bức tượng La Hán được làm hoàn toàn từ gỗ mít, mỗi bức tượng cao 1,3m nặng gần 300 kg, tất cả đều được sơn vàng rất hài hòa và đẹp mắt.

Chùa được xây dựng từ năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo với diện tích khoảng 20.000 m² là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Sư thầy làm lễ trong chánh điện chùa Minh Thành.

Những bức tượng La Hán bằng đá trắng rất lớn bên trong khuôn viên chùa.

Những chiếc chuông gió nhuốm màu thời gian trong chùa Minh Thành.

Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính, huyền ảo làm đắm lòng bao du khách.

Khuôn viên chùa với những tiểu cảnh hồ nước và cây cối vô cùng hài hoà. 

Trước ngôi chánh điện nằm ở hai bên phải trái là 2 ngọn tháp: tháp chuông và tháp Tổ khai sơn. Ngay trước sân chùa là bức tượng Di Đà bằng đá, cao 7,5 m và nặng đến 40 tấn được đặt ngay giữa hồ Liên Trì với sen hồng quanh năm. Phía trước ao Liên Trì là lư hương bằng đồng cao đến 4 m và nặng hơn 4 tấn, đây được xem như là lư hương bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Nằm bên trái chùa là bảo tháp Xá Lợi 9 tầng cao 70 m với đỉnh tháp nhọn uy nghi vươn lên bầu trời xanh.

Những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc tượng ở nơi đây dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được gói trọn vào đây.

Phía ngoài khuôn viên chùa được sắp xếp xen kẽ nhiều tiểu cảnh như hồ nước, cây xanh, tạo nên một cảnh sắc thiên nhiên trong xanh, tươi mát, hài hoà giữa không khí uy nghiêm của ngôi chùa. Đến với chùa Minh Thành, phật tử cũng như du khách bỗng lắng xuống để bỏ lại tất cả những lo toan đằng sau, hòa mình vào thiên nhiên và không gian thanh tịnh.

Bài và ảnh: Công Đạt
Chùa Minh Thành: Nét đẹp mơ màng nơi phố núi

Thanh tịnh, trang nghiêm như bao nhiêu ngôi chùa khác, chùa Minh Thành còn tạo nên điểm nhấn bởi kiến trúc hiện đại, hài hòa với thiên nhiên và đẹp mơ màng trong cái se lạnh và mưa buồn của Gia Lai.


Tọa lạc ở số 14A, đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, chùa Minh Thành trở thành dấu ấn lớn góp phần làm nên vẻ đẹp của phố núi.

Được xây dựng vào năm 1964 bởi Hòa thượng Thích Giác Đạo, chùa Minh Thành có diện tích khoảng 20.000 
, là nơi thờ cúng, dâng hương của phật tử trong vùng.

Chùa Minh Thành là một quần thể hài hòa 

Điều khiến quần thể chùa Minh Thành trở thành địa điểm du lịch được nhiều người chọn khi tới Gia Lai đó chính là sự kết hợp hài hòa trong kiến trúc, thiên nhiên. Đó là sự pha trộn của lối kiến trúc Phật giáo của các nước theo dòng Phật giáo đại thừa như Thái Lan hay Nhật Bản với những mái chóp uốn cong điển hình. Đến với chùa Minh Thành vào một ngày mưa, vẻ đẹp giản dị, thanh tịnh mà mơ màng lại càng toát lên rõ nét trong không gian chỉ có tiếng tụng kinh gõ mõ của các nhà sư và tiếng chuông gió leng keng. 


Kiến trúc chùa ngay tại chánh điện được xây dựng theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la. Vòng tròn tượng trưng như một đóa hoa sen nở - là căn bản của vũ trụ luận Mật giáo.

Bên trong là những công trình kiến trúc độc đáo như tượng Tỳ Lô Giá Na Phật, cao 6m, nặng 16 tấn, mỗi cách sen có chạm khắc nổi những vị Phật, và vách phía sau là bát thập bát Phật (88 vị Phật). Ngũ phương Phật (5 vị Phật) Đông, Tây, Nam, Bắc, bát bộ kim cang (8 vị Hộ pháp), tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...


Nét kiến trúc đậm chất Nhật Bản 

Trước sân chùa Tượng đức Phật A Di Đà bằng đá, cao 7,5m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với hoa nở ánh hồng cả mặt nước.

Một công trình khác đang được thi công và sắp hoàn thành đó là ngôi bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng cao 72m, được tôn trí bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên thủ Thiên nhãn, cao 8m và ngang 3,5m, được chạm khắc rất tinh tế sống động từng chi tiết bằng gỗ mít. Sau khi hoàn thiện, bảo tháp sẽ trở thành một điểm nhấn cho chùa Minh Thành.

Bảo tháp thờ Xá Lợi 9 tầng

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, điểm du lịch tôn giáo chùa Minh Thành còn có không gian xanh được thiết kế khá hợp lý bằng cây cối và hồ nước tiểu cảnh tạo ra sự hài hòa, thoáng đãng, nhưng vẫn giữ nguyên vẹn nét thanh tịnh của chốn cửa phật tôn nghiêm. Đến với chùa Minh Thành, phật tử cũng như du khách bỗng lắng xuống để bỏ lại tất cả những lo toan đằng sau, hòa mình vào thiên nhiên và không gian thanh tịnh.



Hoàng Tôn
Chùa Minh Thành ở Phố Núi

Những năm trước khi nói đến du lịch Pleiku người ta thường chỉ nhắc đến Biển Hồ, thế nhưng gần đây các tour du lịch đến Pleiku đều có một điểm tham quan mới: chùa Minh Thành, tọa lạc tại số 348 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku..

Chùa Minh Thành không phải là một ngôi chùa cổ, chùa được khai sơn năm 1964. Công trình hiện nay được khởi công từ năm 1997, sau mười năm trùng tu chùa đã cơ bản hoàn thành, và hiện nay vẫn đang tiếp tục. Chùa do Đại đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Điều đáng ghi nhận là Đại đức đã tốt nghiệp thủ khoa Cao học Mỹ thuật học Phật giáo tại Đài Loan. Các bạn có thể đọc bài viết sau của ông về quan điểm thiết kế chùa Minh Thành: Chùa Minh Thành.

Trên cao nguyên mờ sương, bước chân đến khuôn viên chùa ta thấy lòng lâng lâng thoát tục. Cảnh tượng vừa trầm mặc, vừa uy nghi trong một không gian rộng mở khiến lòng ta nhẹ đi, rũ bỏ mọi phù du của cuộc đời...

Mặt tiền chùa


Ngồi trước thiền môn

 Toàn cảnh chùa

 Đầu rồng trên mái chùa

 Đức Phật nhìn thành phố Pleiku, một cánh bướm bay chấp chới


Đứng cùng chư Phật

 Lư hương cao 4 met, nặng 4 tấn.




 Làm dáng bên chùa

Bài & ảnh: Phạm Hoài Nhân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét