Chùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở thôn Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Thần Quang
Ngôi chánh điện
Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang Tự, được dựng năm 1061 ở hương Giao Thủy, cạnh bờ sông Hồng. Chùa đổi tên Thần Quang năm 1167. Do ảnh hưởng mực nước sông Hồng, từ năm 1611, chùa được dân làng dời đi, lập hai chùa Keo mới ở Thái Bình và Nam Định. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Không Lộ.
Chùa Thần Quang còn bảo lưu được nhiều tượng cổ, chuông cổ từ thời Hậu Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt, chùa thờ hai tượng Thiền sư Không Lộ, một tượng bằng đồng, một tượng bằng gỗ, cao 1,6m, là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của dân tộc.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Điện Phật
Tượng La Hán
Tượng Minh Vương
Tượng Hộ Pháp
Tượng Thiền sư Không Lộ
Chạm khắc ở vỉ kèo
Bia chùa
Cây đa cổ thụ
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Keo Hành Thiện – Di tích Quốc gia đặc biệt
Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong (Thần Quang tự), Chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự), thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Chùa từ lâu đã nổi tiếng bởi cảnh quan đẹp, không gian yên tĩnh. Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng gần sông Hồng và sông Ninh Cơ.
Gác chuông trước cửa chùa là kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâm gồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sư Không Lộ.
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016./.
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện gắn liền với việc thờ phụng Thiền sư, Quốc sư Dương Không Lộ, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, làm nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc… ở thế kỷ XI thời nhà Lý.
Hội diễn ra từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng năm. Đặc biệt ở Lễ hội có môn Đua thuyền là một trong những môn thi cổ truyền và độc đáo nhất (mà không giống bất cứ môn thi của Lễ hội nào khác trên đất nước Việt Nam) Môn thi này gồm 10 người trên một chiếc thuyền mà dân làng Hành Thiện gọi là "trải", điều khác biệt là Bơi Trải đứng (như chèo đò) gồm 9 người chèo và 1 người lái, có 15 trải như thế. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày Lễ hội chính: ngày 12 và 15 tháng 9 âm lịch. Song song với Bơi Trải là Phụng Nghinh, một trong những nghi thức quan trọng nhất của Lễ hội.
Ngày 8/10 vừa qua tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường (Nam Định) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao và khai mạc Lễ hội chùa Keo Hành Thiện năm 2019.
Chùa Keo Hành Thiện là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, với nét kiến trúc độc đáo 400 năm tuổi. Phía trước Tam quan có hồ bán nguyệt và hòn non bộ theo thế tam sơn, long chầu hổ phục; trên bờ có đôi voi đá khổng lồ, quanh chùa là hàng cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm.
Khuôn viên Chùa Keo Hành Thiện (ảnh sưu tầm)
Gác chuông trước cửa chùa là kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm cao 7,5m gồm có 8 cột đại trụ và 16 cột quân được đặt trên đá tảng chạm khắc hoa văn, cảnh hoa sen mang đậm phong cách nghệ thuật thời Hậu Lê. Sau gác chuông là cụm kiến trúc trung tâm gồm tiền đường 5 gian, tòa đệ nhị 3 gian, tòa đệ nhất 3 gian thờ Phật và Thiền sư Không Lộ.
Bên trong khuôn viên của Chùa (ảnh sưu tầm)
Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, gồm Chùa Keo trong và Chùa Keo ngoài (huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22/12/2016./.
Lễ hội chùa Keo Hành Thiện gắn liền với việc thờ phụng Thiền sư, Quốc sư Dương Không Lộ, người có công cứu nước giúp dân, dạy dân nghề chài lưới, làm nông nghiệp, nghề đúc đồng, nghề làm thuốc… ở thế kỷ XI thời nhà Lý.
Lễ hội Chùa Keo Hành Thiện (ảnh: hanhthien.net)
Hội diễn ra từ ngày mồng 10 cho đến hết ngày 16 âm lịch tháng 9 hằng năm. Đặc biệt ở Lễ hội có môn Đua thuyền là một trong những môn thi cổ truyền và độc đáo nhất (mà không giống bất cứ môn thi của Lễ hội nào khác trên đất nước Việt Nam) Môn thi này gồm 10 người trên một chiếc thuyền mà dân làng Hành Thiện gọi là "trải", điều khác biệt là Bơi Trải đứng (như chèo đò) gồm 9 người chèo và 1 người lái, có 15 trải như thế. Cuộc đua được tổ chức vào hai ngày Lễ hội chính: ngày 12 và 15 tháng 9 âm lịch. Song song với Bơi Trải là Phụng Nghinh, một trong những nghi thức quan trọng nhất của Lễ hội.
Lễ hội đua thuyền nơi đây (ảnh sưu tầm)
Ngày 8/10 vừa qua tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện, UBND huyện Xuân Trường (Nam Định) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao và khai mạc Lễ hội chùa Keo Hành Thiện năm 2019.
Đồng Hoa (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét