Thiền viện tọa lạc tại số 001, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện ở bên trái đường Quốc lộ 51, giữa cây số 76 – 77, cách TP. Biên Hòa 44km, cách thị trấn Long Thành 14km. ĐT: 061.841071, 061.841079. Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông.
Thiền viện mang tên một danh tăng thời Lý. Thiền sư Thường Chiếu (? – 1203) họ Phạm, quê làng Phù Ninh. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Cao Tông, sau từ quan, xuất gia ở chùa Tịnh Quả, thuộc đời thứ 12, dòng thiền Vô Ngôn Thông.
Trên một khu đất rộng 52 hecta do mẹ con bà Huỳnh Thị Nhơn cúng dường để xây dựng các tự viện ở Long Thành, Thiền viện Thường Chiếu có diện tích 13 hecta, do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập vào năm 1974.
Hòa thượng Thích Thanh Từ tên Trần Thanh Từ, sinh năm 1924 ở Trà Ôn, Cần Thơ (nay là Vĩnh Long). Ngài xuất gia năm 1949 tại chùa Phật Quang ở rạch Bang Chang, Thiện Mỹ, Trà Ôn. Bổn sư của ngài là cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa, nguyên Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất. Hiện nay, Hòa thượng là thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ngài là một Thiền sư giảng sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam suốt 35 năm, từ năm 1970.
Từ ngoài vào, các công trình xây dựng chính của thiền viện được bố trí như sau: Qua cổng tam quan là ngôi chánh điện và tổ đường. Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống; hai bên và phía sau có các công trình: Tăng đường, thư viện, tông môn tàng thư, trai đường, nhà khách, tăng thất, khu thiền thất, bệnh xá…
Trụ trì thiền viện từ năm 1975 đến năm 1980 là Thượng tọa Thích Nhật Quang, từ năm 1980 đến năm 1989 là Thượng tọa Thích Thiện Phát, và từ năm 1989 đến nay là Thượng tọa Thích Nhật Quang. Thượng tọa còn đảm nhiệm chức vụ Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai.
Thiền viện tổ chức các vị tăng tu học theo tinh thần thiền tông thời Trần. Đây là đường lối tu tập do sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông sáng lập, nhấn mạnh ở sự tu tập nội tâm, đưa đến thanh tịnh hóa bản thân, khiến lòng không còn vướng bận ngoại cảnh thì tự tánh hiển lộ. Đây cũng là phương pháp thực tiễn tu tập ba pháp học Giới, Định, Tuệ phù hợp với giáo lý nguyên thủy được Thiền tông thời Trần ứng dụng. Nay được Hòa thượng Thích Thanh Từ đã khởi xướng khôi phục và duy trì những đặc điểm của Thiền tông Việt Nam trong việc tu tập của tăng, ni tại thiền viện Thường Chiếu, thiền viện Trúc Lâm (Đà Lạt, Lâm Đồng), thiền viện Trúc Lâm (Yên Tử, Quảng Ninh) cùng nhiều thiền viện khác như: thiền viện Chơn Không, thiền viện Liễu Đức, thiền viện Viên Chiếu, thiền viện Linh Chiếu, thiền viện Phổ Chiếu, thiền viện Huệ Chiếu…
Tại thiền viện có tổ chẩn trị y học dân tộc điều trị miễn phí cho khoảng 300 bệnh nhân mỗi ngày ở khắp nơi về chữa bệnh.
Lễ giỗ tổ hằng năm được thiền viện tổ chức trọng thể vào hai ngày 19 và 20 tháng 12 (âm lịch).
THIỀN VIỆN THƯỜNG CHIẾU
- Địa điểm: ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành
- Năm xây dựng: 1974
- Viện chủ: Hòa thượng Thích Thanh Từ
- Trụ trì hiện nay: Thượng tọa Thích Nhật Quang
- Năm trùng tu: 1986, 1990, 1993, 1998
- Hệ phái gốc: Thiền Tông
- Điện thoại: 061.841071 - 061.841079
Thiền viện Thường Chiếu tọa lạc lọt lòng trong cây số 76-77,
Quốc lộ 51, cách Tp. Biên Hòa 44 km, cách trung tâm thị trấn Long Thành 14 km.
Thiền viện mang tên một danh sư Việt Nam đời nhà Lý, do Hòa thượng Thích Thanh
Từ tạo dựng vào năm 1974. Đây là một trong những trung tâm Thiền học lớn nhất của
Việt Nam ở cuối thế kỷ XX.
Du khách vào thăm Thiền viện qua cổng tam quan bề thế và
kiên cố, đi giữa hai hàng dương cao vút che rợp con đường dài trải đá thẳng tắp,
xung quanh là khu vườn điều cổ thụ xanh um tỏa bóng mát, nghe trong gió tiếng
chim hót líu lo, rộn ràng cả khu Thiền viện vốn yên tĩnh.
Nhìn toàn cảnh khu Thiền viện có địa thế đẹp, lại thuận tiện
đường giao thông cho du khách tham quan, tọa lạc trên khu đất rộng 10 hecta. Buổi
đầu chỉ là một ngôi chùa nhỏ vách đất, mái tole, ở vị trí nhà khách hiện tại.
Năm 1986, Hòa thượng đã chỉ đạo Tăng, Ni, Phật tử đưa vật tư
từ Thiền viện Chân Không trên núi Tao Phùng (núi Lớn - Vũng Tàu) về dựng lại
ngôi Thiền viện ở vị trí hiện tại, tường gạch, mái lợp phirô ximăng.
Từ khi có ngôi Thiền viện nhu cầu tham học của Tăng, Ni, Phật
tử lên cao. Năm 1990, Hòa thượng đã cho trùng tu lại Tổ đường, cất thêm giảng
đường và một số cổng trình sinh hoạt khác. Ngoài ra khu ngoại viện cũng được mở
rộng cho Tăng, Ni lớn tuổi nương về tu tập. Số Thiền thất bây giờ đã lên đến
trên 200 ngôi. Trong đó, chùa Bửu Sơn (nay là Thiền viện Tuệ Thông) dẫn đầu như
hậu thân vùng sơn thất thuở nào của Chân Không trên ngọn Tao Phùng.
Hòa thượng Thích Thanh Từ vẫn nung nấu trong lòng hoài bão
trùng tu lớn chánh điện để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng, Ni, Phật tử và
duyên lành đã đến. Ngày 8 tháng 4 năm Giáp Tuất (1994) dựa trên bản vẽ thiết kế
của nhóm KTS Đỗ Hữu Nam, Hòa thượng đã cho khởi công đại trùng tu lại ngôi
chánh điện Thường Chiếu, lễ khánh lạc được tổ chức long trọng vào ngày rằm
tháng 10 cùng năm. Chánh điện được trùng tu khang trang, rộng lớn, uy nghi ở vị
trí trung tâm. Tường xây gạch, cột bê tông cốt thép giả gỗ, mái cổ lầu (ba tầng
xếp chồng lên nhau) lợp ngói. Các đầu mái đều uốn cong tạo dáng nhẹ nhàng thanh
thoát, thế vươn lên. Nội thất chánh điện rất rộng rãi, thoáng mát, trong sáng,
cởi mở, gần gũi với thiên nhiên, con người.
Điện thờ Phật đơn giản mà trang nghiêm, chỉ tôn thờ duy nhất
đức Bổn sư Thích ca Mâu ni, tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu. Hai
bên có cặp lục bình bằng sơn mài khá lớn, cao 3,5m. Toàn bộ cửa ra vào và cửa sổ
đều làm bằng gỗ quí chạm lộng các đề tài: tứ linh, dây hoa lá...
Trước chánh điện có lầu chuông và lầu trống, tả có các công
trình: Tăng đường, thư viện, Tông môn tàng thư - nơi lưu giữ nhiều bộ sách quý
của Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch và biên soạn. Phía sau là trai đường. Ngoài
ra khu Thiền viện còn có nhà khách, Tăng thất, khu Thiền thất, bệnh xá, nhà trù
(nhà bếp)...
Từ khi ngôi chánh điện được trùng tu, Phật tử bốn phương tụ
hội về Thường Chiếu ngày càng đông, Tổ đường không còn đủ chỗ phục vụ cho nhu cầu
tu học. Năm 1998, một lần nữa Hòa thượng lại cho đại trùng tu Tổ đường Thường
Chiếu. Được sự trợ duyên, giúp sức của chính quyền địa phương, Ban Tôn giáo, Tỉnh
hội Phật giáo và Tăng, Ni, Phật tử gần xa, chỉ sau 4 tháng ngôi Tổ đình trang
nghiêm tráng lệ được khánh thành. Thường Chiếu uy nghi, sừng sững rạng rỡ giữa
trời xanh, từ nay có thể xứng đáng được gọi là Tổ đình để phục hưng dòng Thiền
Việt Nam cuối thế kỷ XX.
Thật là:
Thường Chiếu
ngày nay rất khang trang.
Tinh thần tu học
thật vững vàng
Khôi phục Thiền
Tông trên đất Việt
Tâm từ Thầy trải
khắp nhân gian
(TT. Thông Hạnh)
Mục đích của Thiền viện Thường Chiếu là làm sống lại tinh thần
Thiền Tông đời Trần (thế kỷ XIII-XIV). Đây là đường lối tu tập đặc biệt do vua
Trần Nhân Tông tức Sơ tổ Trúc Lâm sáng lập. Ngài đã kết hợp ba Thiền phái thời
bấy giờ: Tỳ Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành một Thiền phái mang
đậm nét dân tộc Việt Nam.
Thiền phái Trúc Lâm đặc biệt nhấn mạnh sự tu tập nội tâm, thấm
nhuần lời dạy của đức Phật: "Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi", nên bất
cứ ở hoàn cảnh nào, dù là người tu sĩ hay tu tại gia tất cả đều đem đạo vào đời
để hóa giải những khổ đau, những mất mát mà người đời đang gánh chịu. Vị ngọt của
giải thoát, vị tha, từ bị và bình đẳng là châm ngôn cho cuộc sống.
Đường lối tu tập, hướng nội đưa đến thanh tịnh hóa bản thân,
khiến lòng không còn vướng bận ngoại cảnh và tự tánh hiển lộ. Đây là tâm trạng
thực sự yên ổn trong chính mỗi người, không cần tìm đến cực lạc ở tận Tây
Phương. Đây cũng là phương pháp thực tiễn tu tập ba pháp học: Giới, Định, Tuệ,
rất phù hợp với giáo lý nguyên thủy, được Thiền Tông thời cực thịnh (nhà Trần) ứng
dụng. Nay lại được Thiền phái Trúc Lâm do Hòa thượng Viện chủ Thích Thanh Từ khởi
xướng, khôi phục duy trì những đặc điểm của Thiền Tông Việt Nam, đem lại nền tự
hào cho dân tộc, cho người Phật tử Việt Nam.
Về mặt tổ chức, Ban lãnh đạo Thiền viện Thường Chiếu gồm:
Viện chủ : Hòa thượng Thích
Thanh Từ
Trụ trì : Thượng tọa Thích
Nhật Quang
Phó trụ trì : Thượng tọa Thích
Thông Hạnh
Phó trụ trì
(Quản Chúng) : Đại đức Thích Đạo Chí
Thượng tọa Thích Nhật Quang, thế danh Đỗ Văn Hoài, sinh năm
1943 tại Trảng Bàng (Tây Ninh). Hiện nay ở vị trí người lãnh đạo ngôi Thiền viện
còn là Ủy viên Thường trực Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo, Hiệu trưởng trường
Trung cấp Cơ bản Phật học Đồng Nai.
Thiền viện Thường Chiếu từ khi tạo dựng đến nay, việc chính
là tu Thiền nhưng việc xã hội cũng không coi nhẹ. Thiền viện đã thành lập tổ chẩn
trị y học dân tộc, một ngày có khoảng 300 bệnh nhân ở khắp nơi về điều trị miễn
phí. Thiền viện còn thành lập Ban văn hóa do Thượng tọa Thích Nhật Quang làm
Trưởng ban, chuyên dịch, xuất bản kinh sách của Hòa thượng Viện chủ Thích Thanh
Từ, đưa giáo lý vào cuộc sống, làm sống lại phái Thiền Việt Nam.
Hàng năm trong ngày Hội Phật giáo, đặc biệt vào ngày giỗ Tổ
19-20 tháng 12 (âm lịch), Thiền viện vinh dự đón hàng ngàn Tăng, Ni, Phật tử từ
khắp mọi nơi về dự lễ trong những bộ cà sa trang trọng, miệng tụng kinh trong
tiếng mõ trầm đều. Ngày này thực sự là ngày hội của Thiền viện Thường Chiếu và
nhân dân xã Phước Thái, huyện Long Thành.
Dòng Thiền Trúc Lâm Việt Nam do Hòa thượng Thích Thanh Từ
khôi phục đang trên đà phát triển chắc rằng Sơ tổ Trúc Lâm đang thị hiện giáo
hóa ở cõi nào đó đã ngậm cười.
Trong các câu chữ gọn gàng giản dị, Hòa thượng lồng ghép nói về chốn thiền Thường Chiếu xa lắc trên miệt Trấn Biên, thời hoang sơ đầy lồ ô, tre trúc và lau sậy, sỏi đá...Ngài cùng chư tăng lao tác kiên trì dựng cảnh tự rồi phát triển thành chốn thiêng có tiếng ở phía Nam của Thiền tông.
Từ lúc thỉnh quyển sách đầu tiên của Sư ông ở Già Lam tự ở Phụng Hiệp - Hậu Giang, đến lúc đặt chân lên đất thiêng Thường Chiếu khá lâu.
Tôi viếng Thường Chiếu lần đầu cùng đoàn Phật tử quê nhà, trên chuyến giường nằm mới tinh. Khoảng cách Bạc Liêu - Đồng Nai không ngắn, đấy là từ cuối đồng bằng sông Cửu Long lên Đông Nam Bộ. Xe đến Thường Chiếu trong khuya sương lạnh, chúng tôi không quan sát được gì ngoài rừng cây sao thẳng tắp như những chiếc đũa và những tảng đá lô nhô được bày trí nhân tạo.
Tôi được sắp xếp nghỉ ở Dưỡng Chân Đường, một am cốc nằm bìa phải thiền viện.
Thường Chiếu hiện dần nhân dáng khi sáng hẳn: cây sao nhiều quá. Cả một rừng cây phủ xanh khuôn viên thiền viện rộng...
Tôi đi không mỏi chân, khám phá, chiêm ngưỡng, chiêm bái và lắng lòng...
Những am cốc nối tiếp giữa thảm sao, dầu. Thất của Sư ông có cổng kín, bên kia là Thất sư phó, Hòa thượng Trụ trì Thích Nhật Quang.
Thiền viện rộng, theo ước lượng cảm tính của tôi, đây là chốn tu tập rộng nhất bản thân từng biết. Chính điện trên nền cao, các khu tịnh tu và nơi các Tăng sĩ làm Phật sự đếm không xuể...
Qua cổng chính, gặp quốc lộ 51 một đầu nối với Biên Hòa, đầu kia nối Vũng Tàu. Bật điện thoại cho người quen, bác sĩ Nguyễn Gia Khanh, tôi được biết chỗ mình đang tản bước cách Biên Hòa 40 cây số.
Có đi trên quốc lộ 51 mới khái quát không gian Thường Chiếu với cái nhìn rộng. Thiền viện như một trung tâm tu học trong một khu vực Phật giáo rộng lớn với rất nhiều am, tịnh thất, thiện viện nhỏ hơn và các cơ sở Phật giáo của ni, ni viện. Từng dòng xe tải nặng ầm ầm chuyển động cho thấy đây là khu công nghiệp quan trọng. Tôi qua những chợ nhỏ bên đường, các trường kỹ thuật công nghiệp và đến tiếp giáp khu vực công giáo. “Cắt” một lát sâu vào sâu khu vực Phật giáo, tôi vỡ òa khi thấy Tăng Ni tu học trong các tăng ni xá ẩn dưới những vườn cây mát mẻ, qua những chiếc cổng lắng lặng, những lối sỏi đầy chất thiền và những chiếc cầu cong nhẹ nhàng dốc thoải... Thường Chiếu nằm trong một không gian Phật như thế, nếu bạn vào chính điện thắp hương, cúng dường và lên xe về, khó biết được không gian ấy.
Quay về Thường Chiếu theo lối xa quốc lộ 51, tôi thưởng lãm trà ở Dưỡng Chân Đường, chiêm ngưỡng vườn cây cảnh trên giàn cao của vị phụ trách liêu cốc vốn nghệ nhân cây cảnh có tiếng được sách Ghi nét Việt Nam ghi nhận.
Qua đêm, tôi cùng thính chúng được nghe pháp bởi một đệ tử của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Thượng Tọa Thích Thông Phương về thiền. Đón, đảnh lễ Sư ông được hộ giá bởi các vị tăng và các chú tiểu dẫn đường, nghe Hòa thượng Trụ trì Thích Nhật Quang nói về ngũ giới, ở chính điện.
Thời gian hành hương Thường Chiếu tôi được chứng kiến kỷ luật lao tác của quý tăng, công tác hậu cần nghiêm cẩn nhịp nhàng phục vụ có “tổ hợp” Thiền viện lớn vận hành mạch lạc; oai nghi của Tăng sĩ và hình ảnh các hàng trăm tiểu tăng thiền hành trên lối sỏi...
Và, bạn biết không, hết thảy lối đi trong Thiền viện rải bằng đá dăm nhỏ, lạo xạo dưới chân, hòa quyện trong một không gian thiền. Lối sỏi ấy ở Phước Thái, Long Thành – Đồng Nai.
Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.
Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại. (Xem thêm Viếng Thiền viện Chân Không)
Được nhiều người biết đến nhất trong các thiền viện nêu trên là Thiền viện Thường Chiếu.
Thiền viện tọa lạc tại số 001, tổ 23, ấp 1C, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện ở bên trái đường Quốc lộ 51, giữa cây số 76 – 77, cách TP. Biên Hòa 44km, cách thị trấn Long Thành 14km. Thiền viện thuộc hệ phái Bắc tông.
Trên một khu đất rộng 52 hecta do mẹ con bà Huỳnh Thị Nhơn cúng dường để xây dựng các tự viện ở Long Thành, Thiền viện Thường Chiếu có diện tích 13 hecta, do Hòa thượng Thích Thanh Từ sáng lập vào năm 1974.
Điện Phật thiền viện kiến lập năm 1986, tháp chuông dựng năm 1988. Thiền viện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện khang trang vào năm 1994 dựa trên bản vẽ thiết kế của nhóm kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam. Tường xây gạch, cột bê tông cốt thép giả gỗ, mái cổ lầu lợp ngói. Tượng đức Bổn sư Thích Ca tay cầm bông sen, biểu trưng niêm hoa vi tiếu, tôn trí ở án giữa Phật điện do nghệ nhân Minh Dung thực hiện. Thiền viện cho mở rộng tổ đường năm 1998.
Trụ trì thiền viện hiện nay là Thượng tọa Thích Nhật Quang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét