28 tháng 9, 2021

Thiền viện Viên Chiếu

Tên thường gọi: Thiền viện Viên Chiếu

Thiền viện tọa lạc tại ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.841699. Thiền viện thuộc Hệ phái Bắc tông.

Cổng chùa

Ngôi chánh điện

Thiền viện được tạo lập vào năm 1975 trong một khu đất gần 8 ha. Ban đầu chỉ là một căn nhà lá nhỏ. Năm 1978, các Sư cô cất lại thiền đường để tu học. Đến năm 1993, thiền viện được xây mới hoàn toàn.


Điện Phật

Bàn thờ tổ Đạt Ma

Đại hồng chung

Một góc thiền viện

Mặt bên thiền viện

Một góc thiền viện

Ngôi chánh điện có diện tích 169m2, nhà đúc bốn mái chồng diêm. Điện Phật tôn trí đức Phật Thích Ca.

Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Nữ Như Đức. 

Viên Chiếu là ngôi thiền viện ni thanh tịnh, nhân ái, an lạc.

Hành lang


Non bộ

Sân trước thiền viện

Một góc vườn ở thiền viện

Trang trí ở sân thiền viện

Cảnh quanh chùa

Nhà nghỉ ngoài vườn

Trang trí ở sân thiền viện

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
______________

THIỀN VIỆN VIÊN CHIẾU

  • Địa điểm: ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành
  • Năm xây dựng: 1975
  • Người trụ trì: Ni sư Thích nữ Như Đức
  • Năm trùng tu: 1978, 1993, 2000
  • Hệ phái: Thiền Tông
  • Điện thoại: 061.841699

Theo Quốc lộ 51 từ Long Thành đi Bà Rịa – Vũng Tàu tới khu công nghiệp Gò Dầu, rẽ trái khoảng 15km chúng ta sẽ được tiếp cận với Thiền viện Viên Chiếu, một trong những Thiền viện đầu tiên của phái Thiền Trúc Lâm được hình thành tại Đồng Nai.

Thiền viện Viên Chiếu

Thiền Viện Viên Chiếu tọa lạc trong khuôn viên rộng gần 8 hecta, được bao bọc bởi vườn cây sum suê quanh năm tỏa bóng mát. Đến với khung cảnh huyền diệu của chốn Thiền môn chúng ta như rũ bỏ hết những bụi trần thế tục, lòng thanh thản nhẹ nhõm, tĩnh tâm để suy xét về ý nghĩa của cuộc đời. Bước chân vào đây ta như được trải lòng, hướng tâm chiêm nghiệm, lĩnh hội những triết lý cao siêu của cõi Thiền, xa rời điều dữ, điều ác hướng về bản tâm thánh thiện.

Thiền Viện Viên Chiếu do Hòa thượng Thích Thanh Từ (nay là Viện trưởng Thiền viện Trúc Lâm - Đà Lạt) chỉ đạo các Sư cô khai phá, tạo lập lên vào năm 1975. Ban đầu chỉ là một chòi lá đơn sơ khoảng 40m tồn tại trong một Nông Thiền vừa canh tác vừa tu hành. Tên của thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ đặt với sở nguyện chung là: dùng trí tuệ để soi rõ chân tướng của Vạn pháp, kinh Bát Nhã (kinh trí tuệ rộng lớn) là một trong những bài kinh quan trọng nhất của phái Thiền. Hòa thượng muốn mọi Thiền sinh trong thiền viện phải có trí tuệ, tĩnh giác, không để cho mọi vật có thể lay chuyển được. Viên Chiếu có nghĩa là soi rọi một cách trọn vẹn, tròn đầy; ngoài ra tên của các Thiền viện thường là tên của các vị Thiền sư Trung Hoa và Việt Nam.

Ngôi chòi lá đơn sơ tồn tại đến năm 1978 thì xuống cấp, các Sư cô chung sức cất lại Thiền đường để sinh hoạt. Đến năm 1993, thiền viện được xây mới hoàn toàn trên nền cũ có mở rộng về quy mô, diện tích. Ý đồ thiết kế kiến trúc do các Sư cô trong thiền viện phác thảo dựa trên quá trình gắn bó từ thuở sơ khai cũng như phong thủy nơi đây.

Giờ Thiền

Chánh điện có diện tích 169 m², dạng nhà đúc 4 mái, diện tích được mở rộng ra 4 phía bằng bộ kèo đâm và kèo quyết. Mái thiền viện kiến trúc dạng cổ lầu hay còn gọi là chồng diêm, lợp ngói vảy cá. Đầu đao được uốn cong, thanh thoát trang trí các đề tài: cá hoá long, gà hóa phụng biểu trưng cho sự hóa thân, vươn lên. Ở đây là sự chuyển hóa từ tâm thức của người thường hay một chúng sanh trở về với Phật tánh thanh tịnh của chính mình. Phật điện thờ đức Phật Thích ca Mâu ni vị giáo chủ khai sáng Phật đạo trong tư thế tọa thiền uy nghi tĩnh lặng. Thiền tông xem đức Phật như vị Thầy hướng dẫn, khai sáng con đường giải thoát. Tu sĩ là người đi theo con đường này "Phân quan tri kỷ" nhìn ra con người thật của chính mình, rồi từ đó loại trừ mọi cấu uế của tâm, giúp mình cùng mọi người sống một cuộc sống lành mạnh và có ý nghĩa.

Hậu Tổ nối liền chánh điện tạo lên lối kiến trúc chữ Nhị (=). Hậu Tổ thờ Bồ đề Đạt Ma (vị Tổ thứ 28 khai sáng Thiền Tông Trung Hoa). Hành lang đông-tây với những hàng cột tròn giả gỗ nối liền chánh điện và hậu Tổ vừa mang tính cổ kính lại thông thoáng hợp với tính thanh tịnh của phái Thiền, vừa tạo nên sự liên hoàn tôn thêm vẻ trang nghiêm nơi Thiền môn. Hệ thống đông đường, tây đường, Tăng đường, nhà khách, thư viện, thất... được đan xen với những hàng cau cao vút; cây trái trĩu quả tạo nên tổng thể liên hoàn khép kín. Về với Viên Chiếu như về chốn bình an, ta nghe không gian thời gian như lắng lại thuần khiết, thánh thiện. Về đây để sống lại với Viên Chiếu, 27 năm hình thành mọi người như được tiếp thêm nghị lực, hiểu thêm những bước thăng trầm trong quá trình phát triển của một thiền viện. Hiểu thêm được cuộc sống cũng như con đường tu hành của các vị chân tu nơi này. 27 năm qua, Thiền Viện Viên Chiếu đã góp rất nhiều công sức của mình cho công tác từ thiện xã hội như xây dựng các lớp mẫu giáo ở Phước Bình, trao học bổng cho học trò nghèo, ủng hộ đồng bào bị bão lụt theo tinh thần "tương thân tương ái". Vật chất tuy nhỏ bé nhưng giá trị tinh thần, lòng nhân ái, nghĩa cử cao đẹp thì thiêng liêng biết nhường nào. Trong công tác đào tạo phát triển đạo pháp, Thiền Viện Viên Chiếu đóng góp nhiều giáo thọ cho trường Sơ cấp Phật học Đồng Nai cũng như thuyết pháp cho Phật tử gần xa. Quý cô Thiền Viện Viên Chiếu không ngừng đem ánh sáng Phật pháp chiếu rọi hướng tới sự hoàn thiện thực hiện sở nguyện của Thầy, Tổ khai sáng.

Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)

Thiền viện Viên Chiếu

Thiền viện Viên Chiếu tọa lạc tại ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện thuộc Hệ phái Bắc tông. 


Cổng chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Chánh điện. Ảnh: Võ văn Tường

Chánh điện. Ảnh: Website Thiền viện Thường Chiếu

Thiền viện được tạo lập vào năm 1975 trong một khu đất gần 8 ha. Ban đầu chỉ là một căn nhà lá nhỏ. Năm 1978, các Sư cô cất lại thiền đường để tu học. Đến năm 1993, thiền viện được xây mới hoàn toàn.

Ngôi chánh điện có diện tích 
169 m², nhà đúc bốn mái chồng diêm. Điện Phật tôn trí đức Phật Thích Ca. 

Một góc thiền viện. Ảnh: Võ văn Tường

Non bộ. Ảnh: Võ văn Tường

Sân trước thiền viện. Ảnh: Võ văn Tường

Thiền đường. Ảnh: Website Thiền viện Thường Chiếu

Tây đường. Ảnh: Website Thiền viện Thường Chiếu

Trụ trì hiện nay là Ni sư Thích Nữ Như Đức. Viên Chiếu là ngôi thiền viện ni thanh tịnh, nhân ái, an lạc.

Phạm Hoài Nhân
Biên tập theo Võ văn Tường (Chùa Việt Nam - Xưa và Nay) và website Thiền viện Thường Chiếu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét