Gió rát mặt đường, tầng cây, thảm cỏ. Mưa vẫn xối xả. Vạn vật như vừa thay áo mới, tinh khôi trong cơn mưa rào buổi sáng. Bao quanh chùa Cổ Am là đồng ruộng, thửa còn xanh lúa trổ đòng đòng, thửa chớm vàng từng khoảnh.
Chùa Cổ Am tọa lạc nơi không gian khá rộng, thanh tịnh và thoáng ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên.
Đâu cũng thấy sắc xanh căng tràn nhựa sống nơi khuôn viên nhà chùa. Qua khoảng sân khá rộng nhìn từ cổng Tam Quan, phía bên trái là gian Chính điện Tam Bảo kiến trúc cũ còn giữ lại. Gian Chính điện có thiết kế mái đổ dài, một tầng, trần thấp cân đối với diện tích.
Quý hóa thay, không chỉ phật tử là các bà, các bác, mà đông đảo các em lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng háo hức về chùa học Phật. Ai ai cũng tín kính quý Thầy Thích Hạnh Bình trụ trì nhà chùa.
Nhân duyên về thăm chùa Cổ Am ngày cuối tuần tháng Tám, tôi quyến luyến như chẳng muốn rời xa. Dường như mưa lớn cũng không nản bước các tăng, ni cùng bà con phật tử về chùa tu tập... Rồi người chở thực phẩm, người chở thêm đồ, chuẩn bị cho chuyến từ thiện đầu tháng Chín… Nét thuần phác nơi những người con Phật nơi đây khiến chúng tôi ai cũng thấy ấm lòng:
Chùa xưa nơi phồn hoa Phố Hiến
Nay cửa thiền đã thấy khang trang
Già lam hương cảnh nhẹ nhàng
Bình thanh, tự tại ai ơi tìm về…
Chùa Cổ Am tọa lạc nơi không gian khá rộng, thanh tịnh và thoáng ở Đông Chiểu, Liên Phương, Hưng Yên.
Cổng Tam Quan
Tôn tượng đức Phật A Di Đà Tiếp Dẫn uy nghiêm ngay lối vào cổng chính nhà chùa
Nhiều hạng mục công trình vừa hoàn thiện còn tươi mới. Có lẽ, điểm nhấn bắt mắt du khách lần đầu đến thăm nhà chùa là bộ mười pho tượng đức Phật A Di Đà Tiếp Dẫn bên hai hồ nước nhỏ ngay trước cổng Tam Quan nhìn vào. Các tôn tượng Ngài cao chừng hai mét, được tạc khá tinh xảo bằng đá trắng nguyên khối.
Đâu cũng thấy sắc xanh căng tràn nhựa sống nơi khuôn viên nhà chùa. Qua khoảng sân khá rộng nhìn từ cổng Tam Quan, phía bên trái là gian Chính điện Tam Bảo kiến trúc cũ còn giữ lại. Gian Chính điện có thiết kế mái đổ dài, một tầng, trần thấp cân đối với diện tích.
Sắc xanh tươi mới, căng tràn nhựa sống
Ngay phía sau, nhìn chếch bên phải gian Chính điện là gian nhà Tăng, rồi đến Thiền đường mới xây; ngói đỏ tươi có chỗ còn gồ ghề vữa, xi măng. Có chỗ còn hạn chế, do chưa thực sự hoàn thiện nên hệ thống thoát nước trần áp mái còn ứ, khi mưa lớn mấy ngày, nước dềnh qua ô cửa thông gió tràn vào đẫm một khoảng cầu thang đá bên trong.
Gian Chính điện thẳng hướng nhìn cổng chính Tam Quan
Thiền đường chính tầng hai có sức chứa 500-600 người, nơi phật tử thường hành tu tập có thiết kế đơn giản, thông thoáng mà ấm cúng. Hệ thống tượng Phật cũng đơn giản, chính giữa là ban thờ đức Phật Thích Ca, bên trái là ban thờ đức Bồ Tát Phổ Hiền, bên phải là ban thờ đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi.
Hệ thống ban thờ nơi tầng hai Thiền đường
Được biết, chùa Cổ Am mới tu bổ, tôn tạo lại khoảng một năm, nhưng đã thỏa nguyện hàng trăm bà con phật tử trong vùng. Mái chùa thanh bình giữa làng quê Hưng Yên đã trở thành ngôi nhà chính pháp nơi hàng trăm, hàng ngàn phật tử thường hành, nương chốn thiền môn tu học.
Quý hóa thay, không chỉ phật tử là các bà, các bác, mà đông đảo các em lứa tuổi thanh, thiếu niên cũng háo hức về chùa học Phật. Ai ai cũng tín kính quý Thầy Thích Hạnh Bình trụ trì nhà chùa.
Kiến trúc đơn giản nhưng thoáng, khá đẹp nơi chùa Cổ Am
Rồi sư ông Đồng Tường, sư ông Vạn Lợi cùng được đông đảo bà con phật tử quý trọng bởi lòng nhiệt thành, hướng sống cởi mở, chan hòa.
Nhân duyên về thăm chùa Cổ Am ngày cuối tuần tháng Tám, tôi quyến luyến như chẳng muốn rời xa. Dường như mưa lớn cũng không nản bước các tăng, ni cùng bà con phật tử về chùa tu tập... Rồi người chở thực phẩm, người chở thêm đồ, chuẩn bị cho chuyến từ thiện đầu tháng Chín… Nét thuần phác nơi những người con Phật nơi đây khiến chúng tôi ai cũng thấy ấm lòng:
Chùa xưa nơi phồn hoa Phố Hiến
Nay cửa thiền đã thấy khang trang
Già lam hương cảnh nhẹ nhàng
Bình thanh, tự tại ai ơi tìm về…
Thường Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét