Chùa Hoằng Phúc với lịch sử hình thành hơn 700 năm, nơi đây được xem là ngôi chùa hiện diện lâu đời nhất trên dải đất đất miền Trung.
Tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.
Theo sử sách, tính từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt chân thăm viếng, đến nay chùa đã có chiều dài lịch sử hơn 700 năm. Chùa Hoằng Phúc trước đây có tên gọi là chùa Kính Thiên, cái tên nói lên sự cung kính, sùng bái trời Phật để cầu mong được phù hộ độ trì, được sức khỏe, ấm no và hạnh phúc.
Ngôi chùa là nơi thờ tự đức Phật, Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh đó, chùa còn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những cột mốc lịch sử sáng ngời của dân tộc.
Trải qua nhiều biến cố thời gian, ngôi chùa dần xuống cấp và hiện nay đã được tôn tạo, phục dựng. Điều đáng khen ngợi ở đây là vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa.
Không dừng lại đó, chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Chùa Hoằng Phúc được vinh dự đón nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 12 năm 2015 và là địa điểm tín ngưỡng của Phật Giáo được tôn vinh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Ngoài việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân địa phương, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Cầu bình yên, may mắn đến với gia đình, bạn bè và người thân.
Ngôi chùa gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha.
Tọa lạc ở thôn Thuận Trạch (xã Mỹ Thuận, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình), giữa mảnh đất đầy nắng và gió của miền Trung. Ngôi chùa toát lên nét giản dị, bình yên sâu lắng đến lạ thường. Chùa Hoằng Phúc không chỉ là địa điểm tín ngưỡng của những người con Phật mà còn là điểm đến tham quan của du khách gần xa.
Chùa được trùng tu những vẫn giữ được nét nguyên trạng.
Theo sử sách, tính từ khi Phật hoàng Trần Nhân Tông đặt chân thăm viếng, đến nay chùa đã có chiều dài lịch sử hơn 700 năm. Chùa Hoằng Phúc trước đây có tên gọi là chùa Kính Thiên, cái tên nói lên sự cung kính, sùng bái trời Phật để cầu mong được phù hộ độ trì, được sức khỏe, ấm no và hạnh phúc.
Chùa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2015.
Ngôi chùa là nơi thờ tự đức Phật, Hoằng dương Phật pháp. Bên cạnh đó, chùa còn gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, những cột mốc lịch sử sáng ngời của dân tộc.
Trải qua nhiều biến cố thời gian, ngôi chùa dần xuống cấp và hiện nay đã được tôn tạo, phục dựng. Điều đáng khen ngợi ở đây là vẫn giữ được nét nguyên trạng cổ đó là Tam quan ngoại, Tam quan nội, tháp Phật và Tam Bảo chùa.
Với lịch sử 700 năm, chùa Hoằng Phúc được vinh danh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Không dừng lại đó, chùa vẫn còn lưu giữ lại một số hiện vật như tượng Phật Quan Thế Âm, Địa Tạng Vương Bồ Tát, tượng các vị La Hán cùng một số pháp khí được đúc bằng đồng rất tinh xảo và có tính nghệ thuật thẩm mỹ cao.
Chùa Hoằng Phúc được vinh dự đón nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào tháng 12 năm 2015 và là địa điểm tín ngưỡng của Phật Giáo được tôn vinh là ngôi chùa cổ nhất miền Trung.
Đây là địa điểm thu hút nhiều du khách gần xa đến tham quan, chiêm bái.
Ngoài việc phục vụ nhu cầu tín ngưỡng cho người dân địa phương, nơi đây còn là điểm đến hấp dẫn, thú vị cho du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng. Cầu bình yên, may mắn đến với gia đình, bạn bè và người thân.
T.T
Thăm một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung hơn 700 năm tuổi
Từ khi được phục dựng, chùa Hoằng Phúc đã đón hàng ngàn du khách và Phật tử đến vãn cảnh mỗi năm.
Năm 1301, Hoằng Phúc (có tên là am Tri Kiến) được Phật hoàng Trần Nhân Tông thăm chùa và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên tự, đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự trong chuyến ngự giá bắc tuần.
Người dân địa phương thường gọi tục danh là chùa Quan, rất gần gũi và thực tế chùa gắn bó nhiều với đời sống sinh hoạt, sân chùa rộng thường được sử dụng để tổ chức văn nghệ, thể thao, chiếu bóng…
Chùa từng là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Trong chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh phá hư hỏng chỉ còn dấu tích nền móng và cổng tam quan. Một số hiện vật quý hiếm như tượng cổ, chuông… được người dân trong thôn cất giữ cẩn thận.
Chùa Hoằng Phúc sau phục dựng. Ảnh: Huệ Minh
Theo các tài liệu ghi chép, Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung với lịch sử hình thành hơn 700 năm.
Năm 1301, Hoằng Phúc (có tên là am Tri Kiến) được Phật hoàng Trần Nhân Tông thăm chùa và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên tự, đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự trong chuyến ngự giá bắc tuần.
Người dân địa phương thường gọi tục danh là chùa Quan, rất gần gũi và thực tế chùa gắn bó nhiều với đời sống sinh hoạt, sân chùa rộng thường được sử dụng để tổ chức văn nghệ, thể thao, chiếu bóng…
Chùa từng là nơi nuôi dưỡng, che giấu cán bộ hoạt động cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Trong chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh phá hư hỏng chỉ còn dấu tích nền móng và cổng tam quan. Một số hiện vật quý hiếm như tượng cổ, chuông… được người dân trong thôn cất giữ cẩn thận.
Năm 1985, do bão lũ tàn phá nên người dân đã chôn cất một số hiện vật ngay tại nền chùa. Chùa Hoằng Phúc được UBND tỉnh Quảng Bình quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và năm 2010. Sau đó, chùa cũng được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia.
Tháng 4.2014, H.Lệ Thủy đặt vấn đề trùng tu chùa, Ủy ban MTTQ huyện đã kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm... đóng góp kinh phí, ngày công và hiện vật để tôn tạo di tích. Bảy tháng sau, công trình khởi công với khoản kinh phí hơn 40 tỉ đồng huy động được. Quá trình thi công, nhiều tượng cổ quý được tìm thấy khi khai quật phần bệ thờ ngoài trời (chính điện).
Sau hơn 1 năm xây dựng, công trình hoàn tất cac hạng mục tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật, tam bảo chùa, nhà thờ tổ, tả hữu hành lang, am hóa vàng, các công trình phụ trợ… và chính thức đưa vào sử dụng. Kể từ sau khi phục dựng, nhiều hoạt động lớn được tổ chức tại đây.
Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Myanmar đã tặng chùa xá lợi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng - ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar). Phật ngọc hòa bình thế giới cũng đã được cung nghinh đến chùa.
Đến chùa vào các dịp đầu xuân hay các ngày lễ Phật, mặc dù không có nhiều không gian cổ kính nhưng du khách vẫn cảm nhận được sự linh thiêng, thanh tịnh nơi cửa chùa. Những lời cầu phúc, cầu an sẽ giúp con người ta thêm phần nhẹ nhõm giữa cuộc sống xô bồ…
Huệ Minh
Tham quan chùa cổ Hoằng Phúc
Trong những ngày đầu xuân Bính Thân 2016, hàng ngàn lượt người đã đến thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình du xuân, vãn cảnh chùa Hoằng Phúc và cầu lộc cầu an.
Theo sử cũ, Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung; chùa được tạo dựng cách đây trên 700 năm. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành. Lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.
Thời kháng chiến, đây là nơi che giấu cán bộ hoạt động cách mạng. Trong chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh phá hư hỏng gần như toàn bộ; chỉ còn lại nền móng và một bên cổng tam quan. Một số hiện vật quý của chùa còn được nhân dân địa phương lưu giữ như chuông khánh, câu đối và tượng hộ pháp.
Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cho chùa Hoằng Phúc.
Ngày 30.11.2014, UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Lệ Thủy và Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ khởi công phục dựng, tôn tạo di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc với quy mô gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật, tam bảo chùa, nhà thờ tổ, tả hữu hành lang, am hóa vàng và các công trình phụ trợ khác…
Sau hơn 1 năm xây dựng, chùa được hoàn thành. Ngày 15.1, các cơ quan, tổ chức đã cung nghinh xá lợi Phật tổ Thích Ca Mầu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng; ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar) do Giáo hội Phật giáo Myanmar tặng về an vị tại chùa Hoằng Phúc. Ngày 16.1, lễ khánh hạ chùa được tổ chức; trong đợt này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với chùa Hoằng Phúc.
Một góc chùa mới phục dựng
Theo sử cũ, Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung; chùa được tạo dựng cách đây trên 700 năm. Năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phước đức cho dân lành. Lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.
Thời kháng chiến, đây là nơi che giấu cán bộ hoạt động cách mạng. Trong chiến tranh, chùa bị bom đạn đánh phá hư hỏng gần như toàn bộ; chỉ còn lại nền móng và một bên cổng tam quan. Một số hiện vật quý của chùa còn được nhân dân địa phương lưu giữ như chuông khánh, câu đối và tượng hộ pháp.
Năm 2010, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cho chùa Hoằng Phúc.
Ngày 30.11.2014, UBND tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Lệ Thủy và Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lễ khởi công phục dựng, tôn tạo di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc với quy mô gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp Phật, tam bảo chùa, nhà thờ tổ, tả hữu hành lang, am hóa vàng và các công trình phụ trợ khác…
Sau hơn 1 năm xây dựng, chùa được hoàn thành. Ngày 15.1, các cơ quan, tổ chức đã cung nghinh xá lợi Phật tổ Thích Ca Mầu Ni từ chùa Shwendagon (chùa Vàng; ngôi chùa lớn nhất, linh thiêng nhất Myanmar) do Giáo hội Phật giáo Myanmar tặng về an vị tại chùa Hoằng Phúc. Ngày 16.1, lễ khánh hạ chùa được tổ chức; trong đợt này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia đối với chùa Hoằng Phúc.
Theo quan niệm của người dân địa phương, Hoằng Phúc là ngôi chùa linh thiêng, trước đây khi chưa phục dựng, dịp lễ tết đã có nhiều người đến dâng hương viếng chùa, cầu may cầu an. Nay chùa được phục dựng bề thế, cảnh quan đẹp càng thu hút nhiều người hơn. Bính Thân 2016 là xuân đầu tiên của chùa mới, chùa được khánh hạ đúng dịp tết đến xuân về nên Phật tử cũng như người dân xa gần nô nức trẩy hội chùa.
Cổng tam quan ngoại chùa Hoằng Phúc ngày đầu xuân
Chính diện chùa Hoằng Phúc
Cổng tam quan chùa cũ được xem là nơi linh thiêng và đang được lưu giữ trong khuôn viên chùa mới
Một cây cổ thụ mọc trên cổng tam quan cũ, rễ cây ôm trọn phần cổng
Hàng nghìn lượt người đã đến viếng chùa đầu xuân
Giếng cổ được phục dựng
Nhiều người dâng hương cầu may, cầu an tại chùa
Hàng nghìn lượt người đã đến viếng chùa đầu xuân
Nơi đặt các tượng Phật ở trong chùa
Chùa Hoằng Phúc lung linh trong đêm
Nhiều người vãn cảnh chùa trong đêm
Các Phật tử đọc kinh cầu an
Trương Quang Nam
Ngôi chùa hơn 700 tuổi linh thiêng nổi tiếng miền Trung
Ở Quảng Bình có một ngôi chùa hơn 700 năm tuổi, nằm bên dòng sông Kiến Giang, đẹp và thơ mộng. Chùa mang tên Hoằng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.
Chùa tọa lạc trên vùng đất cao ráo, rộng 10.000 m², ở phía hữu ngạn dòng sông Kiến Giang, cách trung tâm huyện lỵ Lệ Thủy khoảng 4km về phía nam. Dù trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, nhưng chùa Hoằng Phúc vẫn còn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị cao về khảo cổ lịch sử, văn hóa và là điểm đến du lịch tâm linh của du khách gần xa.
Phía trước cổng chùa Hoằng Phúc hiện còn một dịch môn hình vòm và được cây đa bao bọc, cổ kính, uy nghi.
Theo sử sách ghi lại năm Minh Mạng thứ 4 (1823), vua đã ban xuất 100 lạng bạc kho để tu sửa lại chùa. Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại ban cho 150 lạng bạc kho để sửa thêm. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), vua ngự giá Bắc tuần và có ông Tùng Thiện quận vương tháp tùng đến thăm chùa Hoằng Phúc và cấp cho 300 lạng bạc để trùng tu lại chùa. Quá trình trùng tu bảo vệ theo dòng chảy lịch sử mãi đến hôm nay, chùa được xây dựng khang trang, sạch đẹp
Dù ở không gian nào thì chùa Hoằng Phúc luôn rợp bóng cây xanh, tươi mát, yên bình, thanh tịnh.
Chùa Hoằng Phúc không chỉ là nơi thờ Phật, nơi hoằng dương Phật pháp mà còn gắn liền với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của quê hương, đất nước. Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, chùa là nơi nuôi giấu, bảo vệ cách mạng
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử và bom đạn chiến tranh, chùa Hoằng Phúc hiện vẫn còn lưu giữ một số cổ vật và di tích cổ. Hiện tại trên nền chùa cũ vẫn còn 1 Tam quan với rễ cây cổ thụ ôm quanh linh thiêng. Được biết, Tam quan ở chùa Hoằng Phúc được bố trí thành 3 cổng tách rời nhau, với hệ thống tường không giống Tam quan của đa số chùa Việt.
Với cảnh quan đẹp, thanh tịnh, năm 2014, ngôi chùa được phục dựng, tôn tạo theo hướng chùa Việt truyền thống, gồm: tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo chùa tả hữu hành lang, nhà thờ tổ, am hoá vàng và chính thức khánh hạ vào năm 2016.
Với sự phát tâm công đức của nhiều tổ chức, cá nhân, chùa Hoằng Phúc vốn dĩ đẹp nay lại đẹp và thanh tịnh hơn
Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, cuối năm 2015, chùa Hoằng Phúc được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Ngôi chùa là không gian để người dân và du khách tìm về những yếu tố văn hóa tâm linh, những giá trị truyền thống đặc sắc của quê hương, đất nước.
Hoằng Phúc cổ tự, ngôi chùa hơn 700 năm với những ý nghĩa giá trị lịch sử, vẻ đẹp bình yên, thanh tịnh sẽ là địa chỉ du lịch tâm linh mà du khách gần xa tìm đến khi có dịp về với quê hương Quảng Bình.
Hoàng Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét