Di tích chùa Nguyên Hòa tọa lạc tại thôn Phượng Lâu xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên 15km.
Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc.
Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu.
Theo nhân dân địa phương, trước đây chùa Nguyên Hòa được xây dựng trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng và rộng rãi, cách địa diểm di tích hiện nay khoảng 200m. Chùa được xây dựng bề thế, khang trang,bao quanh là cây cối xem tốt. Trong chùa có rất nhiều tượng cổ bằng gỗ, bằng đá…đặc biệt là hệ thống bia đá rất nhiều. Ngoài ra còn có nhà Tổ, nhà Mẫu, Năm 1993 chùa được tu sửa cho khang trang hơn và đúc chuông. Hiện chuông vẫn còn được giữ tại chùa.
Trước tình hình đó nhân dân địa phương đã đóng góp sức người, sức của để khôi phục, tôn tạo lại chùa và từ đó chùa Nguyên Hòa luôn được các vị sư trụ trì và nhân dân trong vùng bào vệ, giữ gìn. Đến năm 1965 chùa tiếp tục tu sửa phần mái; năm 1999 (Phật lịch 2542) chùa được đại tu cả phần mái và tường bao, đồng thời xây thêm hai bên tả ngôi chùa làm nơi thờ Tổ và thờ Mẫu.
Phía trước chùa là khoảng rộng, nền lát gạch vuông đỏ, trồng nhiều cây cảnh để lấy bóng mát và làm đẹp thêm cảnh quan chùa. Kiến trúc chùa Nguyên Hòa tuy đơn giản nhưng chắc chắn, mái lợp ngói mui truyền thống, các vì kèo làm theo kiểu “quá giang gối tường”. Trên các bẩy có chạm nổi hình rồng uốn lượn và vân mây. Hệ thống tượng cổ tuy không còn nhiều nhưng được tạo bằng chất liệu tốt, dáng tượng thanh nhã, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, bền đẹp.
Chùa Nguyên Hòa thờ Phật theo phái Đại Thừa, từ chức năng đó mà hướng chúng sinh lấy thiện trừ ác, kết y thành nền đạo đức xã hội. Trong những năm gần đây chùa Nguyên Hòa dần được cải tạo, hoàn thiện và ngày càng thu hút được đông đảo tín đồ phật tử xa gần đến vãn cảnh, lễ Phật.
Hiện tại, tất cả các ngày trong tháng đều mở cửa để nhân dân địa phương và du khách thập phương đến lễ Phật, đồng thời chùa được các cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, bảo vệ, tôn tạo nên luôn thoáng mát sạch sẽ, xung quanh chùa có hệ thống tường bảo đảm an toàn.
Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào nước ta từ rất sớm (từ trước Công Nguyên) nhưng đến đời nhà Lý (thế kỷ XI) mới phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo.
Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc.
Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu.
Năm 1946 - 1950 chùa là nơi nuôi giấu hoạt động của các chiến sỹ cách mạng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cũng là nơi tổ chức các lớp dạy xóa mù chữ cho nhân dân.
Theo nhân dân địa phương, trước đây chùa Nguyên Hòa được xây dựng trên một khu đất cao ráo, thoáng đãng và rộng rãi, cách địa diểm di tích hiện nay khoảng 200m. Chùa được xây dựng bề thế, khang trang,bao quanh là cây cối xem tốt. Trong chùa có rất nhiều tượng cổ bằng gỗ, bằng đá…đặc biệt là hệ thống bia đá rất nhiều. Ngoài ra còn có nhà Tổ, nhà Mẫu, Năm 1993 chùa được tu sửa cho khang trang hơn và đúc chuông. Hiện chuông vẫn còn được giữ tại chùa.
Tam Bảo chùa Nguyên Hòa (Chùa Dầu)
Chùa Nguyên Hòa không chỉ là một trung tâm tôn giáo của nhân dân trong vùng mà còn là nơi hội họp, hoạt động của cán bộ cách mạng. Các nhà sư trụ trì chùa đã tham gia hoạt động, nuôi giấu các cán bộ cách mạng ở đây đến năm 1947, sau đó giặc Pháp đã phát hiện ra nên đã tốt phá chùa…
Trước tình hình đó nhân dân địa phương đã đóng góp sức người, sức của để khôi phục, tôn tạo lại chùa và từ đó chùa Nguyên Hòa luôn được các vị sư trụ trì và nhân dân trong vùng bào vệ, giữ gìn. Đến năm 1965 chùa tiếp tục tu sửa phần mái; năm 1999 (Phật lịch 2542) chùa được đại tu cả phần mái và tường bao, đồng thời xây thêm hai bên tả ngôi chùa làm nơi thờ Tổ và thờ Mẫu.
Tượng cổ tại chính điện Tam bảo chùa
Phía trước chùa là khoảng rộng, nền lát gạch vuông đỏ, trồng nhiều cây cảnh để lấy bóng mát và làm đẹp thêm cảnh quan chùa. Kiến trúc chùa Nguyên Hòa tuy đơn giản nhưng chắc chắn, mái lợp ngói mui truyền thống, các vì kèo làm theo kiểu “quá giang gối tường”. Trên các bẩy có chạm nổi hình rồng uốn lượn và vân mây. Hệ thống tượng cổ tuy không còn nhiều nhưng được tạo bằng chất liệu tốt, dáng tượng thanh nhã, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, bền đẹp.
Chùa Nguyên Hòa thờ Phật theo phái Đại Thừa, từ chức năng đó mà hướng chúng sinh lấy thiện trừ ác, kết y thành nền đạo đức xã hội. Trong những năm gần đây chùa Nguyên Hòa dần được cải tạo, hoàn thiện và ngày càng thu hút được đông đảo tín đồ phật tử xa gần đến vãn cảnh, lễ Phật.
Hiện tại, tất cả các ngày trong tháng đều mở cửa để nhân dân địa phương và du khách thập phương đến lễ Phật, đồng thời chùa được các cấp chính quyền và nhân dân địa phương quan tâm, bảo vệ, tôn tạo nên luôn thoáng mát sạch sẽ, xung quanh chùa có hệ thống tường bảo đảm an toàn.
Tháp cổ của chùa Nguyên Hòa
Chùa Nguyên Hòa đã được đăng ký trong danh mục kiểm kê di tích tỉnh Vĩnh Phúc năm 1998. Theo chương IV mục I Luật Di sản Văn Hóa của nước CHXHCN Việt Nam, chùa Nguyên Hòa có đủ điều kiện để được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Tin, ảnh: Diệu Thái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét