Chùa Phố Cũ - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm ở tổ 1, phố Cũ, phường Hợp Giang (Thành phố), là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn có giá trị lịch sử cách mạng to lớn.
Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.
Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.
Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.
Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.
Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.
Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.
Bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ở cửa chính có ba chữ Hán “Hiển Thánh Cung”.
Từ ngoài cổng đi vào có 2 bức tượng to đứng 2 bên là Tượng Quan Thánh Đế Quân ở bên trái và Tượng Văn Xương Đế Quân ở bên phải. Gian bên phải thờ các vị Nhị Thập Bát Tú, bàn thờ của Hiếu Khương Hoàng hậu… Bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ở cửa chính có ba chữ Hán “Hiển Thánh Cung”, còn một bức “Hiển Thánh Cung” chữ triện trên lầu hai và nhiều đôi câu đối chữ Hán. Bên tay trái có 2 quả chuông đồng, 1 quả cao 1,4 m thời vua Càn Long và 1 quả cao 1,15m thời vua Gia Khánh.
Hai quả chuông đồng tại chùa.
Gian chính cung, ở giữa là bệ thờ Thánh “Đạo giáo”, thờ rất nhiều thần, từ Ngọc Hoàng thượng đế, các vị thần trong thiên đình cho đến các thần ở hạ giới. Gian bên trái thờ Đức thánh hiền áo sơn thếp vàng, đầu đội mũ hai tai tạo dáng khác nhau, ngồi trên bệ gỗ được đặt trên một hương án xây bằng xi măng. Gian phía bên phải là bàn thờ Đức Ông được sơn thếp vàng và đỏ nâu, áo trang trí rồng, phượng, họa tiết mây, hai tay tạo dáng khác nhau, tay trái đặt lên đầu gối, tay phải cầm dao.
Tượng thờ Đức Ông.
Gian hậu cung gồm có 3 cấp thờ: Cấp thờ nằm ở vị trí cao nhất thờ Phật Tam Thế Chương Phật, gồm 3 pho tượng có kích thước vừa phải, đầu tóc xoăn, đang ngồi trong tư thế xếp bằng trên các tòa sen có nhiều lớp cánh. Mỗi pho tượng có một cách ngồi, một nét mặt và tay bắt ấn theo các kiểu khác nhau. Cấp thờ được đặt thấp hơn cấp thứ nhất có 3 pho tượng: ở giữa là đức Phật di đà to nhất, nổi bật cả gian thờ, đầu tóc xoăn, ngồi trong tư thế xếp bằng trên tòa sen có nhiều lớp cánh, chạm trổ sơn thếp màu hồng với khuôn mặt hiền từ, phúc hậu, hai tay bắt ấn; hai bên là tượng Quan âm và Đại thế trí với những tư thế khác nhau đứng trên tòa sen. Cấp thứ 3 gồm có tượng Thích Ca Mâu Ni, tượng A Nan và tượng Ca Diếp. Pho tượng ở giữa là Phật Thích Ca ngồi trên một tòa sen màu hồng, tóc xoăn, bên ngoài được mạ màu vàng. Pho tượng bên trái là pho tượng của Phật A Nan Tôn Giả đứng chắp tay trước ngực. Bên phải là pho tượng của Ngài Ca Diếp Tôn Giả, đứng trên một tòa sen, chắp tay trước ngực.
Ban Tam Bảo thờ Phật.
Ngoài giá trị kiến trúc nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn là di tích lịch sử cách mạng, nơi Mặt trận Việt Minh tỉnh Cao Bằng do đồng chí Văn Tư (Hoàng Đình Giong) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay quân Nhật. Tại đây, vào ngày 22/8/1945, Mặt trận Việt Minh tỉnh và Thị xã tổ chức mít tinh, thành lập Ủy ban Hành chính lâm thời của Thị xã (nay là Thành phố) và lễ ra mắt Ủy ban Hành chính lâm thời tỉnh Cao Bằng. Di tích được UBND tỉnh công nhận Di tích lịch sử văn hóa, theo Quyết định số 3422/QĐ-VXUB ngày 31/12/2002.
Chùa Phố Cũ, nơi UBND lâm thời tỉnh và Thị xã tổ chức cuộc mít tinh, tuần hành biểu dương lực lượng của quần chúng sau khi Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành thắng lợi ngày 22/8/1945. Ảnh: T.L
Lễ hội Chùa Phố Cũ diễn ra vào ngày mồng 2/2 âm lịch hằng năm được tổ chức quy củ, đông vui với nhiều nghi thức, hoạt động như: rước kiệu, mổ lợn, dâng hương, tế lễ,..; chương trình văn nghệ đặc sắc với các tiết mục dân ca dân tộc như: Dá hai, hát quan họ, chầu văn... Nhiều trò chơi dân gian vẫn được duy trì: cờ tướng, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố. Không khí ngày hội đông vui, náo nhiệt, bà con tham dự đều cầu chúc cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Đồng thời, qua đó nhằm giới thiệu và quảng bá đến nhân dân, đông đảo du khách thập phương về giá trị lịch sử - văn hóa của di tích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét