Chùa Phổ Đà Sơn (tổ 13, Khu phố Ông Trịnh, Phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ) là chùa theo trường phái Bắc tông. Sau hơn 40 năm kể từ ngày thành lập, Phổ Đà Sơn là địa chỉ được nhiều người dân tới lễ chùa, tìm sự an lạc trong tâm hồn.
Từ Quốc lộ 51, theo hướng Bà Rịa đi TP.Hồ Chí Minh, qua trạm thu phí chừng 15 km, qua Giáo xứ Phước Lộc, có con đường (nằm bên tay phải) dẫn vào Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao, Học tập Cộng đồng phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. Đi chừng 200 m, nhìn sang trái sẽ thấy Chùa Phổ Đà Sơn.
Chùa Phổ Đà Sơn được Thượng tọa Thích Giác Thành sáng lập năm 1980, ban đầu là một am nhỏ, dần dần mở rộng phát triển rộng hơn. Năm 2010, Đại đức Thích Huệ Hiếu được cử về tiếp quản, trụ trì chùa, thầy đã tiếp tục sửa chữa, xây dựng tạo nên một cơ sở phật giáo, ngôi thờ tự trang nghiêm như ngày nay.
Chùa được xây dựng trên diện tích 2.200 m², với lối kiến trúc giản dị, tạo sự gần gũi, nhẹ nhõm cho người đến vãn cảnh chùa, nhưng vẫn giữ nét uy nghiêm nơi cửa phật. Phổ Đà Sơn chia thành nhiều không gian khác nhau, với lối kiến trúc đậm nét của trường phái Bắc tông, với những bức tượng Bồ tát, La hán đặt trong khuôn viên chùa. Bước qua cổng, chính giữa là khoảng sân rộng, phía bên phải là Hồ tĩnh tâm, còn bên trái là Pháp đàn Dược sư. Trong khuôn viên chùa, những cây bồ đề, hoa sứ tỏa hương thơm dịu nhẹ, mang đến cảm giác thanh tịnh cho người đến dâng hương lễ phật và vãn cảnh.
Đại đức Thích Huệ Hiếu giải thích, khi xây dựng lại chùa, thầy đã xây một cái hồ chừng 20 m², để mọi người phóng sinh cá. Những con cá được phóng sinh sống hòa thuận, khỏe mạnh trong hồ, khiến ai ngắm cũng cảm thấy vui mắt. Phía trên hồ là tượng Quan âm Phổ Đà Sơn, với mong muốn gia hộ cho mọi nhà, mọi người. Tại Pháp đàn Dược sư, các phật tử hoặc người dân có thể đặt nến, dâng hương và cầu bình an cho bản thân cùng gia quyến. Bên cạnh đó là Vườn Lâm Tỳ Ni, tái hiện hình ảnh Thái tử Sĩ Đạt Ta (Đức Phật Thích Ca) được sinh ra. Vào dịp Tết, người dân, Phật tử thường đến, dâng lên những vòng hương ở khu vườn này, như những lời cầu chúc một năm an nhiên cho toàn gia quyến. Bên trong chùa còn có các gian, như: Điện Tam bảo, Gian Tổ, Nhà chư tăng, Nhà trù... với những bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni, tượng Bồ tát nghìn tay nghìn mắt, La Hán...; ngoài ra, trên các cột trang trí những tràng phan với màu vàng chủ đạo, tạo sự an yên cho người đi lễ. Đặc biệt, bộ Đại hồng chung và Trống bát nhã được thỉnh từ Huế năm 2011 là điểm nhấn của Điện Tam bảo. Khi tiếng chuông của Đại hồng chung vang lên, dường như những bộn bề lo toan không còn nữa, chỉ còn sự nhẹ nhàng, bình an trong lòng mỗi người.
Hàng năm, Chùa Phổ Đà Sơn thường tổ chức lễ cầu an, cầu siêu vào dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Quan âm, Đản sinh, Lễ Vu lan... Ngoài ra, nhà chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Nhà chùa còn tổ chức nấu 600 phần cơm chay hàng tháng để tặng người khó khăn; hỗ trợ phương tiện sản xuất, kinh doanh nhỏ cho các hộ thiếu vốn và phương tiện làm ăn. Với những hoạt động thiện nguyện tích cực, Phổ Đà Sơn đã trở thành địa chỉ được các phật tử, người dân tới tham quan, chiêm bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết, rằm, mùng một (âm lịch) hàng tháng, đúng như thông điệp mà Đại đức Thích Huệ Hiếu, Trụ trì Chùa gửi gắm: “Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Từ Quốc lộ 51, theo hướng Bà Rịa đi TP.Hồ Chí Minh, qua trạm thu phí chừng 15 km, qua Giáo xứ Phước Lộc, có con đường (nằm bên tay phải) dẫn vào Trung tâm Văn hóa Thông tin-Thể thao, Học tập Cộng đồng phường Tân Phước, TX.Phú Mỹ. Đi chừng 200 m, nhìn sang trái sẽ thấy Chùa Phổ Đà Sơn.
Chùa Phổ Đà Sơn được Thượng tọa Thích Giác Thành sáng lập năm 1980, ban đầu là một am nhỏ, dần dần mở rộng phát triển rộng hơn. Năm 2010, Đại đức Thích Huệ Hiếu được cử về tiếp quản, trụ trì chùa, thầy đã tiếp tục sửa chữa, xây dựng tạo nên một cơ sở phật giáo, ngôi thờ tự trang nghiêm như ngày nay.
Đại đức Thích Huệ Hiếu và Đại hồng chung được thỉnh từ Huế về.
Chùa được xây dựng trên diện tích 2.200 m², với lối kiến trúc giản dị, tạo sự gần gũi, nhẹ nhõm cho người đến vãn cảnh chùa, nhưng vẫn giữ nét uy nghiêm nơi cửa phật. Phổ Đà Sơn chia thành nhiều không gian khác nhau, với lối kiến trúc đậm nét của trường phái Bắc tông, với những bức tượng Bồ tát, La hán đặt trong khuôn viên chùa. Bước qua cổng, chính giữa là khoảng sân rộng, phía bên phải là Hồ tĩnh tâm, còn bên trái là Pháp đàn Dược sư. Trong khuôn viên chùa, những cây bồ đề, hoa sứ tỏa hương thơm dịu nhẹ, mang đến cảm giác thanh tịnh cho người đến dâng hương lễ phật và vãn cảnh.
Đại đức Thích Huệ Hiếu giải thích, khi xây dựng lại chùa, thầy đã xây một cái hồ chừng 20 m², để mọi người phóng sinh cá. Những con cá được phóng sinh sống hòa thuận, khỏe mạnh trong hồ, khiến ai ngắm cũng cảm thấy vui mắt. Phía trên hồ là tượng Quan âm Phổ Đà Sơn, với mong muốn gia hộ cho mọi nhà, mọi người. Tại Pháp đàn Dược sư, các phật tử hoặc người dân có thể đặt nến, dâng hương và cầu bình an cho bản thân cùng gia quyến. Bên cạnh đó là Vườn Lâm Tỳ Ni, tái hiện hình ảnh Thái tử Sĩ Đạt Ta (Đức Phật Thích Ca) được sinh ra. Vào dịp Tết, người dân, Phật tử thường đến, dâng lên những vòng hương ở khu vườn này, như những lời cầu chúc một năm an nhiên cho toàn gia quyến. Bên trong chùa còn có các gian, như: Điện Tam bảo, Gian Tổ, Nhà chư tăng, Nhà trù... với những bức tượng Phật Thích Ca Mầu Ni, tượng Bồ tát nghìn tay nghìn mắt, La Hán...; ngoài ra, trên các cột trang trí những tràng phan với màu vàng chủ đạo, tạo sự an yên cho người đi lễ. Đặc biệt, bộ Đại hồng chung và Trống bát nhã được thỉnh từ Huế năm 2011 là điểm nhấn của Điện Tam bảo. Khi tiếng chuông của Đại hồng chung vang lên, dường như những bộn bề lo toan không còn nữa, chỉ còn sự nhẹ nhàng, bình an trong lòng mỗi người.
Đại đức Thích Huệ Hiếu dâng hương tại gian Tổ của chùa.
Hàng năm, Chùa Phổ Đà Sơn thường tổ chức lễ cầu an, cầu siêu vào dịp Tết Nguyên đán, Lễ hội Quan âm, Đản sinh, Lễ Vu lan... Ngoài ra, nhà chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm hưởng ứng công tác an sinh xã hội, chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Nhà chùa còn tổ chức nấu 600 phần cơm chay hàng tháng để tặng người khó khăn; hỗ trợ phương tiện sản xuất, kinh doanh nhỏ cho các hộ thiếu vốn và phương tiện làm ăn. Với những hoạt động thiện nguyện tích cực, Phổ Đà Sơn đã trở thành địa chỉ được các phật tử, người dân tới tham quan, chiêm bái, đặc biệt là vào các dịp lễ, tết, rằm, mùng một (âm lịch) hàng tháng, đúng như thông điệp mà Đại đức Thích Huệ Hiếu, Trụ trì Chùa gửi gắm: “Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét