Có tuổi đời gần 90 năm, chùa Bửu Quang (khu phố Thanh Tân, thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) mang vẻ đẹp cổ kính, uy nghiêm. Những ngày đầu Xuân, du khách và người dân địa phương đến chùa dâng hương lễ Phật, cầu những điều tốt đẹp cho gia đình.
Từ Bà Rịa, đi trên Quốc lộ 55, qua Trường CĐ Kỹ thuật-Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu (thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) khoảng 300 m, nhìn hướng bên phải sẽ thấy con hẻm dẫn vào chùa Bửu Quang.
Theo lời kể của những người tu hành ở đây, chùa Bửu Quang được xây dựng từ năm 1936 do cụ Nguyễn Văn Thuần sáng lập. Sau khi cụ Thuần qua đời, hai sư cô là Thích nữ Tịnh Thiện và Thích nữ Huệ Tiến thay phiên nhau coi sóc ngôi chùa. Hiện nay, ngôi chùa do Thượng tọa Thích Thánh Biện trụ trì. Thượng tọa Thích Thánh Biện kể, trước đây ngôi chùa chật hẹp, xuống cấp. Năm 2014, phật tử đã đóng góp tiền của để xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay.
Từ ngày ngôi chùa được xây mới, lượng người đến chiêm bái, lễ Phật ngày càng đông hơn. Bà Nguyễn Thị Hồng, 63 tuổi, ở ấp Gò Cát, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc cho biết, bà sinh ra và lớn lên tại khu phố Thanh Tân nên từ nhỏ đã biết đến chùa Bửu Quang. Vì vậy, vào dịp Tết, bà vẫn hay đến chùa thắp nhang viếng Phật, cầu may mắn, mạnh khỏe cho gia đình. “Ngôi chùa linh thiêng lắm, người dân địa phương khi có công việc thường đến dâng hương để cầu mong mọi sự xuôi chèo mát mái. Tôi lập gia đình, theo chồng về huyện Xuyên Mộc sinh sống. Dịp Tết về thăm nhà, tôi lại đến lễ chùa”, bà Hồng cho hay.
Ngôi chùa có diện tích khuôn viên 3.300 m2 gồm: cổng tam quan, chánh điện, nhà Đông, nhà Nam. Chùa Bửu Quang mang lối kiến trúc và vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Mái chùa được chia làm nhiều tầng. Đỉnh mái uốn cong, gắn phù điêu 14 con rồng cách điệu. Phần mái lợp ngói âm dương màu nâu đỏ truyền thống. Toàn bộ cột, kèo trong chùa và các cánh cửa gỗ cũng lấy tông màu nâu đỏ, kết hợp các họa tiết chạm khắc tinh xảo, phù điêu rồng, phượng... trên cột, kèo, khiến cho kiến trúc chùa như một tác phẩm nghệ thuật đáng để chiêm ngắm, tìm hiểu.
Bước qua cổng đá tới khoảng sân rộng, khách hành hương sẽ cảm nhận được vẻ thanh tịnh và thấy lòng nhẹ nhõm bởi tiếng ngân nga của những chiếc chuông gió. Chánh điện là tòa nhà 1 lầu 3 mái, 2 bên là phù điêu 2 con rồng chầu. Những cột đỡ được đặt trên chân đế hoa sen cách điệu, treo hoành phi, câu đối bằng chữ Hán Nôm, những bức sơn son thếp vàng vừa tạo vẻ đẹp mắt, vừa uy nghiêm. Chính giữa điện thờ Đức Phật Thích Ca, xung quanh bài trí các điện thờ Phật Quan Thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát, Hộ Pháp, bàn thờ Tổ...
Là ngôi chùa đẹp, rộng rãi, khang trang, những năm gần đây, chùa Bửu Quang được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Đất Đỏ, như Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc năm 2014 (cấp huyện) và nhiều sự kiện quan trọng khác. Hàng năm, tại chùa diễn ra nhiều lễ lớn, như: Lễ vía Chư Phật và Bồ Tát (hàng tháng); Lễ Vu Lan; Lệ Ngũ Bách danh... Bên cạnh hoạt động tâm linh, từ 1 năm nay, chùa Bửu Quang nhận giúp đỡ 3 hộ nghèo, mỗi tháng phát quà (gồm gạo, nhu yếu phẩm, tiền mặt trị giá 500 ngàn đồng/phần) cho các hộ này. Ngoài ra, ngày 19 âm lịch hàng tháng, chùa tổ chức tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, trao quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện…
Thượng tọa Thích Thánh Biện, Trụ trì chùa Bửu Quang dâng hương lễ Phật.
Từ Bà Rịa, đi trên Quốc lộ 55, qua Trường CĐ Kỹ thuật-Công nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu (thị trấn Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) khoảng 300 m, nhìn hướng bên phải sẽ thấy con hẻm dẫn vào chùa Bửu Quang.
Theo lời kể của những người tu hành ở đây, chùa Bửu Quang được xây dựng từ năm 1936 do cụ Nguyễn Văn Thuần sáng lập. Sau khi cụ Thuần qua đời, hai sư cô là Thích nữ Tịnh Thiện và Thích nữ Huệ Tiến thay phiên nhau coi sóc ngôi chùa. Hiện nay, ngôi chùa do Thượng tọa Thích Thánh Biện trụ trì. Thượng tọa Thích Thánh Biện kể, trước đây ngôi chùa chật hẹp, xuống cấp. Năm 2014, phật tử đã đóng góp tiền của để xây dựng lại chùa khang trang như hiện nay.
Từ ngày ngôi chùa được xây mới, lượng người đến chiêm bái, lễ Phật ngày càng đông hơn. Bà Nguyễn Thị Hồng, 63 tuổi, ở ấp Gò Cát, thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc cho biết, bà sinh ra và lớn lên tại khu phố Thanh Tân nên từ nhỏ đã biết đến chùa Bửu Quang. Vì vậy, vào dịp Tết, bà vẫn hay đến chùa thắp nhang viếng Phật, cầu may mắn, mạnh khỏe cho gia đình. “Ngôi chùa linh thiêng lắm, người dân địa phương khi có công việc thường đến dâng hương để cầu mong mọi sự xuôi chèo mát mái. Tôi lập gia đình, theo chồng về huyện Xuyên Mộc sinh sống. Dịp Tết về thăm nhà, tôi lại đến lễ chùa”, bà Hồng cho hay.
Ngôi chùa có diện tích khuôn viên 3.300 m2 gồm: cổng tam quan, chánh điện, nhà Đông, nhà Nam. Chùa Bửu Quang mang lối kiến trúc và vẻ đẹp cổ kính của kiến trúc chùa cổ Việt Nam. Mái chùa được chia làm nhiều tầng. Đỉnh mái uốn cong, gắn phù điêu 14 con rồng cách điệu. Phần mái lợp ngói âm dương màu nâu đỏ truyền thống. Toàn bộ cột, kèo trong chùa và các cánh cửa gỗ cũng lấy tông màu nâu đỏ, kết hợp các họa tiết chạm khắc tinh xảo, phù điêu rồng, phượng... trên cột, kèo, khiến cho kiến trúc chùa như một tác phẩm nghệ thuật đáng để chiêm ngắm, tìm hiểu.
Chùa Bửu Quang hiện nay.
Bước qua cổng đá tới khoảng sân rộng, khách hành hương sẽ cảm nhận được vẻ thanh tịnh và thấy lòng nhẹ nhõm bởi tiếng ngân nga của những chiếc chuông gió. Chánh điện là tòa nhà 1 lầu 3 mái, 2 bên là phù điêu 2 con rồng chầu. Những cột đỡ được đặt trên chân đế hoa sen cách điệu, treo hoành phi, câu đối bằng chữ Hán Nôm, những bức sơn son thếp vàng vừa tạo vẻ đẹp mắt, vừa uy nghiêm. Chính giữa điện thờ Đức Phật Thích Ca, xung quanh bài trí các điện thờ Phật Quan Thế âm Bồ Tát, Địa tạng Vương Bồ Tát, Hộ Pháp, bàn thờ Tổ...
Là ngôi chùa đẹp, rộng rãi, khang trang, những năm gần đây, chùa Bửu Quang được chọn là nơi tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Đất Đỏ, như Đại lễ Phật Đản Liên hợp quốc năm 2014 (cấp huyện) và nhiều sự kiện quan trọng khác. Hàng năm, tại chùa diễn ra nhiều lễ lớn, như: Lễ vía Chư Phật và Bồ Tát (hàng tháng); Lễ Vu Lan; Lệ Ngũ Bách danh... Bên cạnh hoạt động tâm linh, từ 1 năm nay, chùa Bửu Quang nhận giúp đỡ 3 hộ nghèo, mỗi tháng phát quà (gồm gạo, nhu yếu phẩm, tiền mặt trị giá 500 ngàn đồng/phần) cho các hộ này. Ngoài ra, ngày 19 âm lịch hàng tháng, chùa tổ chức tụng kinh, niệm Phật, nghe pháp, trao quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện…
Bài, ảnh: DIỄM QUỲNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét