Đại đức Thạch Thái - trụ trì chùa Sereypothimonkol - cho biết, so với chùa Xiêm Cán, tuy không phải là chùa lớn nhất, đẹp nhất nhưng Sereypothimonkol là ngôi chùa xưa nhất Bạc Liêu.
Tính theo năm được ghi trên bia mộ của nhà hảo tâm cho đất cất chùa, và ngày mất của trụ trì đầu tiên thì ngôi chùa này được xây cất cách đây gần năm thế kỉ, chính xác là 447 năm. Trong khuôn viên chùa còn hai cây đa cổ thụ 300 năm nơi đặt tượng phật độ năm anh em.
Chùa Sereypothimonkol được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Khmer với những họa tiết độc đáo thể hiện trên mái vòm, ở cầu thang những hình rắn được trạm trổ với quan niệm tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Theo triết lý của người Khmer, phù điêu các tiên nữ và những quái vật được chạm khắc trên các hàng cột, mái hiên là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Với tông màu chủ đạo là vàng - đỏ, nét đặc trưng của chùa Khmer, chùa Sereypothimonkol luôn rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.
Ngày nay, nhiều người đến Bạc Liêu một phần vì muốn đến quê hương của ông Sáu Lầu - nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người gắn liền với bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, phần khác còn là vì Bạc Liêu gắn liền với các kiến trúc đặc trưng cho tín ngưỡng: Nhà thờ Cha Diệp, Chùa Bà Nam Hải, Chùa Xiêm Cán... Ít ai biết đến vẻ đẹp trầm tư của chùa Sereypothimonkol cổ kính, ngôi chùa càng về chiều càng lung linh. Ngôi chùa ấy tọa lạc tại ấp Thị Trấn A1, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 15 km về hướng Cà Mau. Người Việt gọi chùa Sereypothimonkol là chùa Hòa Bình cũ.
Chùa Sereypothimonkol được xây dựng theo kiến trúc đặc trưng của người Khmer với những họa tiết độc đáo thể hiện trên mái vòm, ở cầu thang những hình rắn được trạm trổ với quan niệm tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Theo triết lý của người Khmer, phù điêu các tiên nữ và những quái vật được chạm khắc trên các hàng cột, mái hiên là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả. Với tông màu chủ đạo là vàng - đỏ, nét đặc trưng của chùa Khmer, chùa Sereypothimonkol luôn rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời.
Ngày nay, nhiều người đến Bạc Liêu một phần vì muốn đến quê hương của ông Sáu Lầu - nhạc sĩ Cao Văn Lầu, người gắn liền với bài Dạ cổ hoài lang bất hủ, phần khác còn là vì Bạc Liêu gắn liền với các kiến trúc đặc trưng cho tín ngưỡng: Nhà thờ Cha Diệp, Chùa Bà Nam Hải, Chùa Xiêm Cán... Ít ai biết đến vẻ đẹp trầm tư của chùa Sereypothimonkol cổ kính, ngôi chùa càng về chiều càng lung linh. Ngôi chùa ấy tọa lạc tại ấp Thị Trấn A1, thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 15 km về hướng Cà Mau. Người Việt gọi chùa Sereypothimonkol là chùa Hòa Bình cũ.
Hầu hết các bức tượng Phật đều có rắn che trên đầu
Khu mộ tháp
Dưới gốc bồ đề 300 năm là câu chuyện Phật độ chúng sinh
Tái hiện một triết lý nhà Phật "giàu sang phú quý cũng là phù du"
Khu mộ tháp dưới nắng chiều
Bài và ảnh: NGUYỄN THIỆN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét