Đến với tỉnh Quảng Ninh nơi mảnh đất huyền thoại miền Đông Bắc của Tổ quốc, với các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, Quảng Ninh có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng nhưng có thể nói vùng đất thiêng này là nơi cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.
Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) được tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.
Ngày xưa khi đến với huyện đảo Vân Đồn du khách phải đi qua các phương tiện thủy, hiện nay được sự quan tâm của nhà nước nên các cây cầu vượt biển đã được xây dựng, đường xá đi lại rất thuận tiện.
Công trình văn hóa tâm linh này có kiến trúc và cảnh quan đẹp, cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Cổ Tự (cách đây trên 700 năm), nơi thờ các vị tướng nhà Trần lập công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông từ thế kỷ XIII.
Thiền viện được khởi công tu tạo từ năm 2007 và đến năm 2009 được khánh thành trên tổng diện tích 20 ha. Thiền viện mang dấu ấn giống các ngôi chùa cổ thuần Việt về cả kiến trúc, trang trí, phù điêu, hoa văn trang trí, mái cong các hàng cột tròn, không gian hài hòa, giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Chánh điện gồm hai tầng, tầng trên lầu đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây Bồ đề nơi Ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi. Trên bức tường quanh chính điện là các bức phù điêu tinh xảo bằng đồng, mô tả lại cuộc đời Đức Phật kể từ lúc Ngài đản sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni cho đến khi nhập cõi Niết bàn. Tầng dưới thờ các vị Tổ sư khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư, Huyền Trang đại sư là các vị có công phát triển và duy trì thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.
Từ trên chùa, sau khi lễ Phật du khách tham quan vãng cảnh có thể phóng tầm mắt ra vịnh Bái Tử Long, để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ biển cả bao la, những du thuyền rẽ sóng ra khơi và tận hưởng những làn gió mát từ biển cả mang lại. Không khí tĩnh lặng trong tiếng chuông chùa thanh tịnh, bao nhiêu muộn phiền, những lo toan của đời thường đều được xóa tan trong giây lát.
Quang cảnh trời nước tuyệt đẹp nơi đây sẽ đem lại cho mỗi chúng ta cảm giác bình yên, thanh thản, trải lòng với thiên nhiên. Không chỉ đẹp, lạ về kiến trúc mà văn hóa tâm linh tín ngưỡng ở nơi đây không có chuyện đốt vàng mã, không có cảnh bán hàng rong, bởi bất cứ ai đến nơi đây cũng chỉ lễ Phật bằng chính lòng thành kính của mình. Các du khách, Phật tử thập phương đến chùa nếu muốn đều được nhà chùa phục vụ cơm chay miễn phí.
Thêm nữa, điều tạo cho Phật tử và du khách cảm thấy ấn tượng đặc biệt khi đến đây, đó là tất cả những công trình kiến trúc xây dựng xung quanh chùa đều được bố trí khá tinh tế, hài hòa với cảnh trí thiên nhiên xung quanh từ những con đường, bậc thang, những ngôi nhà lá, vườn cây…
Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm là một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của mỗi Phật tử, cũng như du khách khi đến huyện đảo Vân Đồn trong vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên Thế giới.
Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) được tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.
Công trình văn hóa tâm linh này có kiến trúc và cảnh quan đẹp, cổ kính nhưng cũng rất hiện đại. Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng trên nền ngôi Phúc Linh Cổ Tự (cách đây trên 700 năm), nơi thờ các vị tướng nhà Trần lập công lớn trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông từ thế kỷ XIII.
Chùa Cái Bầu – Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm là một điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn không thể thiếu trong hành trình của mỗi Phật tử, cũng như du khách khi đến huyện đảo Vân Đồn trong vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên Thế giới.
Khung cảnh trời mây, non nước tuyệt đẹp ở chùa Cái Bầu
Chùa Cái Bầu (Thiền Viện Giác Tâm), được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (cách đây trên 700 năm), ở vùng đất linh thiêng từng ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.
Với cảnh đẹp làm say lòng người, không khí trong lành, gần với khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng, chùa Cái Bầu đang dần trở thành một điểm du lịch tâm linh thu hút rất đông du khách tín ngưỡng đạo Phật mỗi khi về với Quảng Ninh.
Cổng Tam Quan dẫn vào chùa
Khuôn viên phía ngoài của chùa
Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long
Địa thế lưng tựa núi, phía trước hướng ra biển, chùa Cái Bầu uy nghi giữa muôn trùng sóng nước
Kiến trúc hài hòa của chùa giữa khung cảnh non nước mây trời khiến bất cứ ai đến đều được thư giãn tĩnh tâm
Chùa được thiết kế với nhiều tầng mái càng tạo thêm vẻ uy nghi đồ sộ giữa không gian rộng lớn
Không gian uy nghiêm, linh thiêng bên trong gian điện thờ
Toàn cảnh chùa Cái Bầu từ trên cao
Mèo Già
Chùa Cái Bầu - chốn tâm linh giữa trời mây, non nước…
Dịp Xuân mới, chúng tôi thăm chùa Cái Bầu ở thành phố biển Quảng Ninh, chốn tâm linh có kiến trúc phong thủy hài hòa bên vịnh Bái Tử Long. Đây được biết đến là nơi cửa biển gắn với bao chiến công hiển hách của các đời anh hùng hào kiệt từng giữ vững chốt địa đầu của vùng Đông Bắc.
Từ cổng tam quan hướng nhìn ra biển, tôn tượng Đức Quán Âm Nam Hải uy nghi khiến tôi lặng người khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp tâm lĩnh giữa biển trời Đông Bắc. Với tôi, tôn tượng Ngài bên bờ biển, được thiết kế hai mặt, một mặt hướng vào Thiền viện, mặt kia hướng ra Vịnh Bái Tử Long là điểm nhấn ấn tượng nhất của của chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm.
Có lúc, trước tôn tượng Đức Quán Âm Nam Hải, tôi như cảm nhận sâu sắc ánh từ quang nơi Ngài chợt rạng ngời, lan tỏa khắp cùng. Mặt biển lấp lánh ánh từ bi, cứ thế theo gió thanh mát về với muôn nơi.
Giữa linh thiêng đất trời, nơi cửa thiền chùa Cái Bầu ngày đầu Xuân mới, đoàn chúng tôi ai cũng xốn xang cảm xúc khó bề diễn tả, khi xa khơi nghe vọng về những âm hưởng hào hùng còn mãi cùng sông núi Việt Nam.
Chùa Cái Bầu ở thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, còn có tên gọi Thiền viện Giác Tâm, một trong hai thiền viện Phật giáo lớn của Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm được xây dựng trên nền chùa Phúc Linh Tự (có từ thời Trần cách đây trên 700 năm). Vùng đất linh thiêng này cũng là nơi còn ghi dấu những chiến công trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược của nhà Trần.
Từ năm 2007, chùa đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng lại khang trang, xứng với những giá trị lịch sử, văn hoá to lớn của nơi đây. Chùa ở gần khu du lịch Bãi Dài nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ bên bờ Vịnh Bái Tử Long. Địa thế lưng tựa núi, phía trước hướng ra biển, chùa Cái Bầu uy nghi giữa muôn trùng sóng nước. Giữa xanh mướt những cỏ cây, hoa lá, là một quần thể kiến trúc đẹp hài hòa, mang lại cảm giác thanh tĩnh đến lạ kỳ.
Đào thắm khoe sắc đón Xuân sang
Thanh tịnh thiền môn chút ngỡ ngàng
Lữ khách mông lung chợt tỉnh thức
Hồi chuông tịnh trí mãi ngân vang...
Đã nghe rộn rã chốn phồn hoa
Xa dần nhân thế cõi Ta Bà
Dừng chân lắng đọng cùng lữ khách
Tịnh trí Thân-Tâm những an hòa...
Cách trung tâm Thành Phố Hạ Long khoảng 65km, chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm với khuôn viên hơn 6000 m2 quả thực như chốn bồng lai tiên cảnh giữa mênh mông đất trời. Một khung cảnh nên thơ nơi khoảng sân tại chùa Cái Bầu, hòa cùng tiếng chuông uy nghiêm, theo gió biển rì rào khiến tâm ta như quên hết bao muộn phiền.
Theo những bậc thang phía dốc núi sau lưng chính điện, chúng ta có thể thấy rõ Vịnh Bái Tử Long tựa một bức tranh mênh mông mây ngàn, sóng nước hữu tình làm cho du khách say đắm, cũng phần gợi nhớ hoài niệm những người con xa quê hương.
Chúng tôi, ai cũng chung cảm nhận, Chùa Cái Bầu - Thiền viện Giác Tâm không chỉ là chốn tâm linh mà còn là nơi có phong cảnh kiến trúc phong thủy đẹp trong hệ kiến trúc chùa Việt.
Giữa linh thiêng đất trời, nơi cửa thiền chùa Cái Bầu ngày đầu Xuân mới, đoàn chúng tôi ai cũng xốn xang cảm xúc khó bề diễn tả, khi xa khơi nghe vọng về những âm hưởng hào hùng còn mãi cùng sông núi Việt Nam.
Hải Thanh
Ngắm thiền viện Trúc Lâm bên bờ Bái Tử Long
Xa rời chốn đô thị với bao náo nhiệt và mệt nhọc, bước chân vào chốn cửa thiền bên bờ Bái Tử Long, con người như được vào một không gian vừa thanh tịnh, vừa hùng vĩ…
Bậc tam cấp dẫn lên khu chính điện của thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng
Từ thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), theo hướng đông bắc khoảng 10km, chúng tôi đến được thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm.
Con đường dẫn đến thiền viện phong cảnh hoang sơ, tự nhiên mà đẹp đến nao lòng. Phía tay trái là những rừng thông, rừng phi lao rì rào, hoa sim rực hồng trên những mỏm đá, còn phía tay phải là những căn nhà nhỏ xinh mái đỏ, nằm ẩn trong những lùm cây xanh.
Tiếp đến là bờ biển trong quần thể vịnh Hạ Long, ban ngày nắng đẹp, sóng biển vỗ nhè nhẹ vào bờ. Xa xa là những hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên sóng nước trong xanh như ngọc.
Đến thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa thanh tịnh lại có sự hòa hợp đến kỳ diệu của tự nhiên và cuộc sống con người tạo cảm giác gần gũi.
Bước chân trên bậc tam cấp dẫn lên thiền viện, ngẩng mặt nhìn lên thấy thấp thoáng những mái chùa cong vút vươn lên trời cao xanh. Đó là những mái vòm của thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng vào năm 2007 trên nền ngôi Phúc Linh tự xưa kia.
Theo các nhà sư trụ trì ở thiền viện, ngôi đền và chùa xưa kia thờ các vị tướng thời nhà Trần có công đánh đuổi giặc Nguyên - Mông.
Đến đây dù chỉ một lần cũng có thể cảm nhận địa thế và hướng phong thủy thật tuyệt vời. Lưng chính điện tựa vào ngọn núi cao sừng sững, nơi có những gốc thông già xù xì mọc tự bao giờ, điểm xuyết là những khóm sim xanh tốt đang nở hoa.
Thiền viện hướng mặt ra biển, nơi đó là vịnh Bái Tử Long mênh mông nước biển và hùng vĩ với những hòn đảo lớn nhỏ. Sóng biển ngày đêm vỗ nhè nhẹ vào bờ làm cảnh vật thêm hư ảo. Thật đúng sơn thủy hữu tình như con người vẫn ngợi ca.
Con đường dẫn đến thiền viện phong cảnh hoang sơ, tự nhiên mà đẹp đến nao lòng. Phía tay trái là những rừng thông, rừng phi lao rì rào, hoa sim rực hồng trên những mỏm đá, còn phía tay phải là những căn nhà nhỏ xinh mái đỏ, nằm ẩn trong những lùm cây xanh.
Tiếp đến là bờ biển trong quần thể vịnh Hạ Long, ban ngày nắng đẹp, sóng biển vỗ nhè nhẹ vào bờ. Xa xa là những hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên sóng nước trong xanh như ngọc.
Đến thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm, một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa thanh tịnh lại có sự hòa hợp đến kỳ diệu của tự nhiên và cuộc sống con người tạo cảm giác gần gũi.
Bước chân trên bậc tam cấp dẫn lên thiền viện, ngẩng mặt nhìn lên thấy thấp thoáng những mái chùa cong vút vươn lên trời cao xanh. Đó là những mái vòm của thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm được xây dựng vào năm 2007 trên nền ngôi Phúc Linh tự xưa kia.
Theo các nhà sư trụ trì ở thiền viện, ngôi đền và chùa xưa kia thờ các vị tướng thời nhà Trần có công đánh đuổi giặc Nguyên - Mông.
Đến đây dù chỉ một lần cũng có thể cảm nhận địa thế và hướng phong thủy thật tuyệt vời. Lưng chính điện tựa vào ngọn núi cao sừng sững, nơi có những gốc thông già xù xì mọc tự bao giờ, điểm xuyết là những khóm sim xanh tốt đang nở hoa.
Thiền viện hướng mặt ra biển, nơi đó là vịnh Bái Tử Long mênh mông nước biển và hùng vĩ với những hòn đảo lớn nhỏ. Sóng biển ngày đêm vỗ nhè nhẹ vào bờ làm cảnh vật thêm hư ảo. Thật đúng sơn thủy hữu tình như con người vẫn ngợi ca.
Cổng thiền viện nhìn ra vịnh Bái Tử Long - Ảnh: N.T.Lượng
Mái đình cong in hình lên nền trời xanh - Ảnh: N.T.Lượng
Khu chính điện của thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng
Chính điện rộng hơn 6.000 m² gồm hai tầng. Bước vào tầng thứ nhất của thiền viện là một không gian rộng rãi, thoáng mát. Đó là nơi thờ tổ, thờ các chư vị tổ sư, Bồ Đề Đạt Ma khai sinh ra thiền phái Trúc Lâm, Phật hoàng Trần Nhân Tông, Pháp Loa đại sư Huyền Quang.
Tầng thứ hai đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây bồ đề, nơi ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.
Thắp nén nhang trầm chắp tay niệm Phật trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, lòng người như cảm nhận được những giáo lý và điều răn của Đức Phật từ bi, đồng thời được xóa bao phiền muộn, bao lo lắng và nghĩ suy chốn bụi trần.
Tiếng mõ hòa cùng lời kệ và tiếng chuông bên gác nhỏ làm người ta nhận ra được những điều kỳ diệu của nhân thế.
Tầng thứ hai đặt tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, phía sau là phù điêu bằng đồng mô tả lại quang cảnh của gốc cây bồ đề, nơi ngài giác ngộ. Hai bên là tượng của Văn Thù Sư Lợi và Phổ Hiền Bồ Tát, tượng trưng cho trí tuệ và từ bi.
Thắp nén nhang trầm chắp tay niệm Phật trước tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, lòng người như cảm nhận được những giáo lý và điều răn của Đức Phật từ bi, đồng thời được xóa bao phiền muộn, bao lo lắng và nghĩ suy chốn bụi trần.
Tiếng mõ hòa cùng lời kệ và tiếng chuông bên gác nhỏ làm người ta nhận ra được những điều kỳ diệu của nhân thế.
Ngôi chùa bên bờ biển trong khu di tích thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng
Những mái vòm cong vút nơi thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng
Tầng hai khu chính điện thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Ảnh: N.T.Lượng
Ở hai bên vách chính điện có tạc những bức tranh kể về quá trình sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni và con đường giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những bài kệ, bài thơ được khắc trên những cột to và gác chuông như nhắc nhở con người về đạo lý, giáo lý ở đời.
Đứng trên tầng hai của chính điện, phóng tầm mắt ra xa, nơi vịnh Bái Tử Long hùng vĩ, du khách càng thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và thanh tịnh.
Sự hòa điệu cảm xúc giữa chốn cửa thiền với cái bao la rộng lớn của thiên nhiên và nhịp vỗ miên man của sóng biển như soi lòng người trước tấm gương trong vắt điều thiện tâm.
Đứng trên tầng hai của chính điện, phóng tầm mắt ra xa, nơi vịnh Bái Tử Long hùng vĩ, du khách càng thấy tâm hồn mình nhẹ nhõm và thanh tịnh.
Sự hòa điệu cảm xúc giữa chốn cửa thiền với cái bao la rộng lớn của thiên nhiên và nhịp vỗ miên man của sóng biển như soi lòng người trước tấm gương trong vắt điều thiện tâm.
Tượng Phật Di Lặc trong quần thể khu Thiền viện - Ảnh: N.T.Lượng
Tượng Quan Âm Bồ Tát bên bờ Bái Tử Long - Ảnh: N.T.Lượng
Đi dọc bờ biển được mấy trăm mét sau khi xuống núi, chúng tôi vào thăm ngôi chùa nhỏ ngay sát bờ biển, nơi đây thờ Địa tạng Bồ Tát. Phía tay phải ngôi chùa là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát lưng quay ra biển lớn, mặt hướng về núi như để che chở và phổ độ cho chúng sinh.
Đến đây du khách sẽ có một cảm nhận rất khác so với các điểm du lịch khác. Đó là trật tự an ninh tốt, các dịch vụ như gửi xe, nhà vệ sinh, ghế ngồi hoàn toàn miễn phí. Nếu ở qua trưa và tối, có thể được thụ cơm chay ngay tại thiền viện.
Và nếu đã đến chốn thiền nơi đất mỏ Quảng Ninh một lần, chắc hẳn ai cũng hẹn ngày trở lại!
Đến đây du khách sẽ có một cảm nhận rất khác so với các điểm du lịch khác. Đó là trật tự an ninh tốt, các dịch vụ như gửi xe, nhà vệ sinh, ghế ngồi hoàn toàn miễn phí. Nếu ở qua trưa và tối, có thể được thụ cơm chay ngay tại thiền viện.
Và nếu đã đến chốn thiền nơi đất mỏ Quảng Ninh một lần, chắc hẳn ai cũng hẹn ngày trở lại!
NGUYỄN THẾ LƯỢNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét