Dòng thiền Trúc Lâm nước Việt bắt nguồn từ Tam Tổ mà tuôn chảy, mà thấm đượm vào đời từ 700 năm qua, cho đến bây giờ vẫn tuôn chảy, vẫn âm thầm nuôi dưỡng giới thân huệ mạng của Tăng Ni Phật tử Việt Nam. Hòa thượng Ân sư thượng Thanh hạ Từ, một thiền sư có chủng duyên sâu dày với dòng thiền nước Việt. Ngài đã nhiều năm trăn trở, nhiều năm tu tập và sau cùng Phật pháp không cô phụ người có đại chí, Hòa thượng đã thấu đạt nguồn tâm, đã tìm được lối đi cho mình và Tăng Ni tứ chúng. Từ đó dòng thiền nước Việt được hồi sinh sau một thời gian dài ngủ yên trong tịch lặng.
Dòng thiền Trúc Lâm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 tìm được thượng nguồn, hòa nhập, tuôn chảy. Các thiền viện lần lượt ra đời, đem nguồn vui đến cho nhiều người. Tăng Ni Phật tử Việt Nam hâm mộ tu thiền, hướng về Hòa thượng, hướng về chư tôn đức Tăng Ni hàng môn hạ của Ngài, như con nhỏ hướng về mẹ hiền để được nuôi dưỡng, được tắm mình trong suối mát thanh lương, cho cuộc đời hết khổ được vui.
Chánh báo như thế, y báo như thế, và cứ như thế mà các thiền viện tiếp tục ra đời, trong đó có thiền viện Trúc Lâm Trí Đức. Pháp sự hưng thịnh nơi đời, âu cũng là do đức hóa lưu phương của Hòa thượng Ân sư. Chư Tăng Ni Phật tử, hàng môn hạ của Ngài nguyện suốt đời, nhiều đời, nép mình dưới ánh sáng và lòng từ vô biên của Hòa thượng mà tu tập, mà thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát cho chính mình và tha nhân.
Mồng 09 tháng 09 tiết trùng dương, đâu chỉ là một ngày rất đẹp của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử ngày xưa, mà còn là một ngày rất hữu duyên cho Thiền phái Trúc Lâm ngày nay. Bởi vì đây là một ngày vui mới, mừng Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức ra đời.
Thiền viện được xây dựng tại ấp 5 xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai. Tổng diện tích gần 10 mẫu. Hòa thượng Thích Nhật Quang trụ trì Thiền Viện Thường Chiếu, thay nhọc cho Hòa thượng Thích Thanh Từ trông coi việc xây dựng và hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu học.
Với thiền sư cuộc đời giả tạm, thân thế phù du, chẳng có gì đáng để vấn vương. Tâm yên cảnh lặng không chỉ làm thanh thản lòng người mà ảnh hưởng luôn đến cả sự vật chung quanh. Một khi tâm đã an, muôn vật theo đó cũng an. Thiền sư vui với núi rừng, buông bỏ tất cả lợi danh, không có gì bận bịu buộc ràng. Thân, tâm và cảnh đều tịch tĩnh nên tháng ngày cũng lặng lẽ , không ưu tư nghĩ ngợi muộn phiền. Tuy nhiên hoa nở biết hoa nở, trùng dương tự hiện tiền. Đó là cuộc sống của hàng thức giả, ngộ lẽ chân .
HT Thích Nhật Quang trình bày đồ án xây dựng TV Trúc Lâm Trí Đức
Dòng thiền Trúc Lâm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 tìm được thượng nguồn, hòa nhập, tuôn chảy. Các thiền viện lần lượt ra đời, đem nguồn vui đến cho nhiều người. Tăng Ni Phật tử Việt Nam hâm mộ tu thiền, hướng về Hòa thượng, hướng về chư tôn đức Tăng Ni hàng môn hạ của Ngài, như con nhỏ hướng về mẹ hiền để được nuôi dưỡng, được tắm mình trong suối mát thanh lương, cho cuộc đời hết khổ được vui.
Chánh báo như thế, y báo như thế, và cứ như thế mà các thiền viện tiếp tục ra đời, trong đó có thiền viện Trúc Lâm Trí Đức. Pháp sự hưng thịnh nơi đời, âu cũng là do đức hóa lưu phương của Hòa thượng Ân sư. Chư Tăng Ni Phật tử, hàng môn hạ của Ngài nguyện suốt đời, nhiều đời, nép mình dưới ánh sáng và lòng từ vô biên của Hòa thượng mà tu tập, mà thành tựu sự nghiệp giác ngộ giải thoát cho chính mình và tha nhân.
Mồng 09 tháng 09 tiết trùng dương, đâu chỉ là một ngày rất đẹp của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử ngày xưa, mà còn là một ngày rất hữu duyên cho Thiền phái Trúc Lâm ngày nay. Bởi vì đây là một ngày vui mới, mừng Thiền viện Trúc Lâm Trí Đức ra đời.
Thiền viện được xây dựng tại ấp 5 xã An Phước, Long Thành, Đồng Nai. Tổng diện tích gần 10 mẫu. Hòa thượng Thích Nhật Quang trụ trì Thiền Viện Thường Chiếu, thay nhọc cho Hòa thượng Thích Thanh Từ trông coi việc xây dựng và hướng dẫn Tăng Ni và Phật tử tu học.
Bẵng quên thân thế chẳng hề vương,
Lặng lẽ ngồi lâu lạnh thấu giường.
Năm hết trong non không sẵn lịch,
Nhìn xem cúc nở biết trùng dương.
Thiền sư Huyền Quang
DIỆU HUYỀN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét