Tu viện Bát Nhã (thôn Vạn Hạnh, TT.Phú Mỹ) được Hòa thượng Thích Minh Hiển xây dựng vào năm 1954 với tên gọi Liên Trì tịnh xá. Tu viện nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo, một không gian chan hòa trong thiên nhiên.
Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Trụ trì Tu viện Bát Nhã cho biết, năm 1966, tu viện bị chiến tranh tàn phá. Năm 1975, tu viện được xây dựng lại tại thôn Vạn Hạnh trên diện tích 8ha. Ban đầu tu viện chỉ là một am nhỏ, xung quanh được che chắn bằng tranh nằm lọt thỏm giữa rừng cây. Qua đợt đại trùng tu vào năm 1994, tu viện được xây dựng lại khang trang và đẹp đẽ gồm cổng tam quan, gian chánh điện, nhà giảng và nhà bếp. Bên trái là nhà tiếp khách và Tàng kinh các, nơi lưu giữ kinh thư, sách vở. Bên phải là nơi thờ phượng linh hương. Nơi đây hiện là nơi tu học, bồi dưỡng phật pháp thường xuyên của khoảng 20 thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Bên ngoài cổng tam quan được dựng một khối đá lớn cao gần 4m, hai bên cổng là hai tấm bia ghi chép lại lịch sử hình thành và phương châm tu học của tu viện.
Bước vào khoảng sân trước tu viện, nơi đây được che mát bằng các cây cổ thụ to lớn. Trước chánh điện có tượng Quan Âm được đặt trung tâm và tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Phật Đản Sinh, Phật Di Đà... Đi vào sâu hơn những là khu vực lạc đài với tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề, bên hòn giả sơn và một khu trưng bày các tượng Phật điêu khắc chạm từ gỗ…
Chánh điện được xây dựng đồ sộ trang nghiêm. Bên trong thờ tượng Phật lớn. Phía trên hai tầng mái của tòa chánh điện có mái vòm cao mang đặc trưng kiến trúc đình chùa của người Việt, trên đỉnh ở giữa là “Bánh xe pháp” tròn với 8 cây nan, tượng trưng Bát Chánh Đạo, hai bên là hai con rồng vờn mây, ngoảnh đầu chầu về bánh xe pháp, mái ngói đỏ, tám góc cuối đuôi đao trang trí sóng nước.
Với sự yêu mến thiên nhiên và có tài năng thiên phú về mỹ thuật, sinh thời Hòa thượng Thích Minh Hiển đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc bên trong khuôn viên tu viện và trồng nhiều loại cây cảnh đẹp mắt. Đặc biệt, nơi đây có Thuyền Bát Nhã dài 8m hình một con rồng, nằm ở bên trái sân chùa, thuyền được trang trí những gốc gỗ được điêu khắc với nhiều hình tượng khác lạ; trên thuyền là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng giữa núi Phổ Đà và nhiều hình tượng voi, khỉ, hà mã. khủng long... Phía dưới núi là con rùa, cá sấu, cá chép...
Tu viện Bát Nhã hiện lưu giữ nhiều cổ vật hàng trăm năm tuổi như: gỗ hóa thạch, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ quý, cổng tam quan bằng đá hoa cương được chạm trổ công phu, chén ngọc, đá thạch anh. Đặc biệt là quả chuông U Minh nặng 6 tấn, đường kính 2,2m và trống bát nhã có đường kính 2,4m được xem là to nhất trong khu vực thời bấy giờ. Đồng thời, nhiều cổ vật quý giá như: trống đồng, ngà voi hóa thạch… cũng được tu viện gìn giữ cẩn thận. Vì vậy, Tu viện Bát Nhã thu hút ngày càng đông khách hành hương tham quan, chiêm bái.
Tìm đến tu viện để tịnh tâm, thư giãn và chụp cho mình một bộ ảnh ý nghĩa, cô Nguyễn Thị Huệ (TX.Phú Mỹ) cho biết: “Cảnh quan thiên nhiên ở đây được xây dựng do bàn tay con người nhưng rất hài hòa, đẹp mắt, thích hợp cho việc tĩnh tâm thiền định. Tu viện thường tổ chức nhiều buổi tu học vào ngày Chủ nhật dành cho gia đình phật tử để dạy về phật pháp. Tham gia các buổi học cũng giúp tôi trở nên yêu đời, yêu anh em mình và biết sống tốt đời đẹp đạo”.
Thuyền Bát Nhã bên hông tu viện.
Hòa thượng Thích Chơn Tâm, Trụ trì Tu viện Bát Nhã cho biết, năm 1966, tu viện bị chiến tranh tàn phá. Năm 1975, tu viện được xây dựng lại tại thôn Vạn Hạnh trên diện tích 8ha. Ban đầu tu viện chỉ là một am nhỏ, xung quanh được che chắn bằng tranh nằm lọt thỏm giữa rừng cây. Qua đợt đại trùng tu vào năm 1994, tu viện được xây dựng lại khang trang và đẹp đẽ gồm cổng tam quan, gian chánh điện, nhà giảng và nhà bếp. Bên trái là nhà tiếp khách và Tàng kinh các, nơi lưu giữ kinh thư, sách vở. Bên phải là nơi thờ phượng linh hương. Nơi đây hiện là nơi tu học, bồi dưỡng phật pháp thường xuyên của khoảng 20 thầy trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Bên ngoài cổng tam quan được dựng một khối đá lớn cao gần 4m, hai bên cổng là hai tấm bia ghi chép lại lịch sử hình thành và phương châm tu học của tu viện.
Bước vào khoảng sân trước tu viện, nơi đây được che mát bằng các cây cổ thụ to lớn. Trước chánh điện có tượng Quan Âm được đặt trung tâm và tượng Quan Âm thiên thủ thiên nhãn, Phật Đản Sinh, Phật Di Đà... Đi vào sâu hơn những là khu vực lạc đài với tượng Phật ngồi dưới gốc bồ đề, bên hòn giả sơn và một khu trưng bày các tượng Phật điêu khắc chạm từ gỗ…
Chuông đồng nặng 6 tấn, đường kính 2,2m được đặt trong khuôn viên Tu viện Bát Nhã.
Chánh điện được xây dựng đồ sộ trang nghiêm. Bên trong thờ tượng Phật lớn. Phía trên hai tầng mái của tòa chánh điện có mái vòm cao mang đặc trưng kiến trúc đình chùa của người Việt, trên đỉnh ở giữa là “Bánh xe pháp” tròn với 8 cây nan, tượng trưng Bát Chánh Đạo, hai bên là hai con rồng vờn mây, ngoảnh đầu chầu về bánh xe pháp, mái ngói đỏ, tám góc cuối đuôi đao trang trí sóng nước.
Với sự yêu mến thiên nhiên và có tài năng thiên phú về mỹ thuật, sinh thời Hòa thượng Thích Minh Hiển đã cho xây dựng nhiều công trình kiến trúc bên trong khuôn viên tu viện và trồng nhiều loại cây cảnh đẹp mắt. Đặc biệt, nơi đây có Thuyền Bát Nhã dài 8m hình một con rồng, nằm ở bên trái sân chùa, thuyền được trang trí những gốc gỗ được điêu khắc với nhiều hình tượng khác lạ; trên thuyền là tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đứng giữa núi Phổ Đà và nhiều hình tượng voi, khỉ, hà mã. khủng long... Phía dưới núi là con rùa, cá sấu, cá chép...
Tu viện Bát Nhã hiện lưu giữ nhiều cổ vật hàng trăm năm tuổi như: gỗ hóa thạch, tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ quý, cổng tam quan bằng đá hoa cương được chạm trổ công phu, chén ngọc, đá thạch anh. Đặc biệt là quả chuông U Minh nặng 6 tấn, đường kính 2,2m và trống bát nhã có đường kính 2,4m được xem là to nhất trong khu vực thời bấy giờ. Đồng thời, nhiều cổ vật quý giá như: trống đồng, ngà voi hóa thạch… cũng được tu viện gìn giữ cẩn thận. Vì vậy, Tu viện Bát Nhã thu hút ngày càng đông khách hành hương tham quan, chiêm bái.
Tìm đến tu viện để tịnh tâm, thư giãn và chụp cho mình một bộ ảnh ý nghĩa, cô Nguyễn Thị Huệ (TX.Phú Mỹ) cho biết: “Cảnh quan thiên nhiên ở đây được xây dựng do bàn tay con người nhưng rất hài hòa, đẹp mắt, thích hợp cho việc tĩnh tâm thiền định. Tu viện thường tổ chức nhiều buổi tu học vào ngày Chủ nhật dành cho gia đình phật tử để dạy về phật pháp. Tham gia các buổi học cũng giúp tôi trở nên yêu đời, yêu anh em mình và biết sống tốt đời đẹp đạo”.
Bài, ảnh: MAI HOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét