Chùa tọa lạc trên một bán đảo phía Đông Bắc hồ Tây, số 32 đường Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Mặt tiền chùa
Cổng chùa
Sách Từ điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993) giới thiệu chùa nguyên là chùa Khai Quốc, dựng từ thời Lý Nam Đế (544 – 548) tại thôn Yên Hoa, gần bờ sông Hồng. Đến đời Lê Trung Hưng (1615), chùa được dời vào trong đê Yên Phụ, dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời Lý) và điện Hàn Nguyên (thời Trần). Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa được tiếp tục trùng tu, mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1637 về công việc tôn tạo này.
Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Năm 1821, Vua Minh Mạng đến thăm chùa, ban 20 lạng bạc để tu sửa. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn và 200 quan tiền, cho đổi tên chùa là Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc từ đời vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Chùa là nơi dừng chân hành đạo của nhiều danh tăng như: Thiền sư Vân Phong, Tăng thống Khuông Việt Chân Lưu, Thiền sư Thảo Đường – người lập ra Thiền phái Thảo Đường vào năm 1069 dưới triều Lý Thánh Tông, Thiền sư Thông Biện, Thiền sư Giác Quán, Thiền sư Quảng Tế v.v…
Điện Phật
Tượng Đức Phật nhập Niết bàn
Tượng Đức Chúa Ông (ngài Cáp Cô Độc)
Tượng Minh Vương
Chùa còn lưu giữ nhiều pho tượng Phật, Bồ tát có giá trị nghệ thuật, đáng chú ý là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Ở sân chùa có cây bồ đề do Tổng thống Ấn Độ Ragiăng Đờ Ra Brusat tặng khi đến thăm chùa vào ngày 24 – 3 – 1959.
Ngày 29 – 11 – 2003, chùa tổ chức khánh thành Bảo tháp Lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, tôn trí 66 pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có một tháp sen Cửu phẩm Liên hoa tạc bằng đá.
Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Thanh Nhã.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962. Chùa là ngôi cổ tự đầu tiên ở Hà Nội, là ngôi danh lam bậc nhất Việt Nam. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn Tăng Ni, Phật tử, du khách trong nước và nước ngoài đến chiêm bái.
Cây bồ đề do tổng thống Ấn độ tặng năm 1959)
Cây bồ đề
Bảo tháp Lục Độ Đài Sen cao 15 met.
Du khách viếng chùa
Vườn tháp
Bia đá (1639)
Cố hòa thượng Kim Cương Tứ (Phó chủ tịch thường trực GHPGVN)
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Trấn Quốc lọt vào top 10 ngôi chùa đẹp nhất thế giới
Chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam được trang wanderlust.co.uk đánh giá đứng thứ ba trong số 10 ngôi chùa "đẹp nhất thế giới".
Trang wanderlust.co.uk đánh giá chùa Trấn Quốc ở Hà Nội, Việt Nam đứng thứ ba trong số 10 ngôi chùa "đẹp nhất thế giới".
Chùa Trấn Quốc có hơn 1.500 năm tuổi, được xây dựng trên đảo Cá Vàng (Kim Ngưu) ở Hồ Tây.
Chùa còn là Trung tâm Phật giáo của Thăng Long thời Lý - Trần.
Chùa đẹp nên thơ như "đóa sen" nổi trên mặt nước Hồ Tây mênh mông tĩnh lặng.
Chùa gồm nhiều lớp nhà với ba ngôi đền chính là Tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ Công.
Vườn tháp với nhiều tháp cổ từ thế kỷ 18 đang được nhà chùa cho tu sửa.
Nổi bật là tòa Bảo Tháp lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng, tôn trí 66 pho tượng đức Phật A Di Đà. Trên đỉnh tháp là tháp sen “Cửu phẩm Liên hoa” tạc bằng đá.
"Nằm trên bán đảo nhỏ, phía Đông của Hồ Tây, Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất Hà Nội. Nó đã có trên 1500 năm tuổi và gần đây, được bầu chọn là 'ngôi chùa đẹp nhất thế giới", trang wanderlust.co.uk viết.
Được biết, dưới thời vua Lý Nam Đế (năm 541-547), chùa Trấn Quốc được xây dựng tại thôn Yên Hòa, bên dòng sông Hồng và mang tên Khai Quốc (mở nước). Đến thời vua Lý Nhân Tông, ngôi chùa uy nghiêm được chọn làm nơi đàm đạo giữa Thái Hậu Ỷ Lan và các vị cao tăng.
Chùa Trấn Quốc thu hút đông đảo phật tử và khách du lịch đến chiêm bái lễ phật đặc biệt vào các ngày mùng 1, ngày rằm các tháng.
Chùa mang không gian nghệ thuật hài hòa.
Khá đông du khách quốc tế về chùa Trấn Quốc.
Cây Bồ Đề được chiết từ cây Đại Bồ Đề Đạo Tràng - nơi đức Phật Thích Ca ngồi hành đạo cách đây hơn 25 thế kỷ. "Cây Bồ đề, nó mọc ra từ một nhánh lấy từ chính cây gốc ở Boh Gaya bên Ấn Độ, nơi mà Đức Phật đã ngồi tu và đạt Giác ngộ", trang web viết.
Hàng năm chùa Trấn Quốc đón hàng nghìn lượt người tới cầu may mắn, an bình cho bản thân và vô vàn chúng sinh nhân loại
Hồi 2016, tờ Daily Mail ở Anh xếp chùa Trấn Quốc vào trong số 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới.
Lịch sử, kiến trúc và tâm linh cùng hòa quyện tạo nên chùa Trấn Quốc – một thế giới thanh tịnh, linh thiêng giữa lòng thủ đô phồn hoa đô hội. Giống như câu đối đã tự bao giờ gắn bó với cửa của cổ tự Trấn Quốc: “Vang tai xe ngựa qua đường tục/ Mở mặt non sông đứng cửa thiền”.
DUY PHẠM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét