Chùa thường được gọi là chùa Vệ Hồ, tọa lạc ở Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Vạn Niên
Mặt tiền chùa
Sách Hà Nội – Di tích lịch sử văn hóa và danh thắng (Trung tâm Unesco Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam, Hà Nội, 2000) cho biết chùa được xây vào đầu thời Lê. Chùa quay hướng Đông, gồm tam quan, chùa chính và đền Mẫu.
Tam quan xây 2 tầng 8 mái. Chùa chính có quy mô lớn hình chữ Đinh, gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Chùa có đền Mẫu thờ bà Chúa Liễu Hạnh, được suy tôn Tứ bất tử (bốn vị Thánh bất tử: đức Thánh Tản, Chữ Đạo Tổ, đức Thánh Gióng, đức Thánh mẫu Liễu Hạnh).
Chùa còn giữ khá nhiều tượng cổ. 48 pho tượng thờ là những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, đăc biệt là những pho tượng có niên đại thế kỷ XVII – XVIII. Những pháp khí và di vật còn giữ là: 2 đại hồng chung (quả lớn đúc vào đầu thế kỷ XIX), hương án, bia đá (1816), 10 đạo sắc của đình vào những năm 1660, 1670, 1674, 1684, 1793...
Chùa được trùng tu nhiều lần. Ngôi chùa ngày nay được tu sửa lại sau năm 1995 nhưng vẫn giữ được kiến trúc truyền thống, sự trang nghiêm và thanh tịnh.
Trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Minh Tuệ. Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1996.
Điện Phật
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Vạn Niên - ngôi chùa cổ linh thiêng giữa lòng Hà Nội
Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay.
Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long
Toàn bộ kiến trúc chùa Vạn Niên được làm từ gỗ. Những công trình được làm bằng gỗ đều được trang trí, trạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo đậm nét văn hóa phương Đông
Để vào chùa Vạn Niên có 2 cổng, một cổng nằm ngay trên mặt đường Lạc Long Quân (đây được gọi là cổng phụ của chùa), cổng nằm ở hướng ven hồ Tây là cổng chính
Tổng thể thiết kế kiến trúc của chùa bao gồm cổng tam quan, chùa chính (đền Mẫu thờ bà chúa Liễu Hạnh), nhà Tăng và nhà phụ. Xung quanh không gian của chùa được trồng nhiều cây cảnh tạo sự trong lành cho ngôi chùa.
Chùa chính được xây theo kiểu kiến trúc nhà 5 gian, phần cửa hay các cột chính của đền Mẫu đều được làm bằng gỗ. Nơi đây là nơi thờ tụng bà chúa Liễu Hạnh.
Khu vực nội điện chùa Vạn Niên, nơi bạn sẽ cảm nhận được rõ rệt mùi thơm từ gỗ và hương, cùng không khí mát lạnh, trong lành
Chùa còn lưu giữ bộ di vật gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn có giá trị tâm linh, lịch sử và văn hoá nghệ thuật cao, còn có Bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào đời Gia Long
Tượng Phật ngọc: toàn bộ lên ý tưởng, phương thức, chất liệu đều do trụ trì Thích Minh Tuệ đề xướng. Pho tượng nặng gần 600 cân được tạc hoàn toàn từ một phiến đá quý nặng gần một tấn. Sau 2 năm, Pho tượng phật Thích Ca được khánh thành vào đúng ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7)
Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên. Sau khi được vua phê chuẩn, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay. Dưới thời nhà Lý, vị sư trụ trì của chùa là Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường.
Chùa Vạn Niên đang ngày một khang trang và được nhiều Phật tử gần xa biết đến. Tuy có nhiều đổi mới nhưng chùa vẫn giữ được nét đẹp cổ kính và độc đáo về văn hóa kiến trúc xen giữa lòng thủ đô hiện đại và phát triển.
Toàn Dũng Media
Khám phá chùa Vạn Niên
Không tấp nập người khói hương mà khang trang sạch sẽ, chùa Vạn Niên giống như tên của nó mang dáng vẻ khiêm tốn và đã trường tồn cùng với Thăng Long lịch sử 1000 năm tuổi chùa tọa lạc tại đường Lạc Long Quân ở phía tây Hồ Tây- Hà Nội.
Chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Đời Lý năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1014), Thạch Nhai tăng thống Tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, được chiếu chuẩn y. Về sau có vị tăng ở Quảng Châu là Biện Tài đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời. Đáng lưu ý là nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp nhau trụ trì ở đây.
Chùa gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành chữ đinh. Hiện nay, chùa Vạn Niên thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Về bài trí thì chùa cũng giống như nhiều chùa ở miền Bắc. Trên cao là Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm, phía ngoài là Thích ca Sơ sinh.
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần trùng tu. Đến nay, chùa Vạn Niên có phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Cổng chính chùa Vạn Niên nằm phía tây của Hồ Tây, được tạo bởi công trình kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn hoạ tiết vừa bản địa, vừa tiếp nhận văn hoá phương Đông. Trên nóc chùa có ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên Tự” ý muốn nói rằng chùa tồn tại mãi mãi theo dòng chảy lịch sử Việt Nam. Mặt bằng chùa bao gồm: tam quan, chùa chính và điện mẫu. Ở trước cửa vào nhà bái đường có đặt câu đối “Cổ tự trùng tu tân cảnh sắc/Vạn Niện kiến tạo cựu quy mô”.
Trụ trì chùa Vạn Niên, Đại đức Thích Minh Tuệ cho biết, là một người xuất gia nên ông muốn làm thật nhiều việc có ích cho xã hội, ông mong sao ngôi chùa cổ Vạn Niên được trường tồn mãi mãi với tên gọi “Vạn Niên Tự”. Hiện di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ nét đẹp truyền thống, cổ kính và văn hóa kiến trúc cho không gian của Thủ đô.
Chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ. Đời Lý năm Giáp Dần, niên hiệu Thuận Thiên thứ Năm (1014), Thạch Nhai tăng thống Tấu xin cho lập giới đàn ở đây để tập hợp tăng đồ thụ giới, được chiếu chuẩn y. Về sau có vị tăng ở Quảng Châu là Biện Tài đến tu trì, có sách đối lục lưu hành ở đời. Đáng lưu ý là nhiều nhà sư danh tiếng như Lâm Tuệ Sinh, Lý Thảo Đường kế tiếp nhau trụ trì ở đây.
Những bức tường bằng gỗ lim với những họa tiết hoa văn tinh xảo ở cổng sau chùa Vạn Niên.
Chùa gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành chữ đinh. Hiện nay, chùa Vạn Niên thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Về bài trí thì chùa cũng giống như nhiều chùa ở miền Bắc. Trên cao là Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm, phía ngoài là Thích ca Sơ sinh.
Khách vãng lai đến chùa cầu bình an, sức khỏe cho gia đình.
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần trùng tu. Đến nay, chùa Vạn Niên có phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Cổng chính chùa Vạn Niên nằm phía tây của Hồ Tây, được tạo bởi công trình kiến trúc nghệ thuật bằng gỗ với các hoa văn hoạ tiết vừa bản địa, vừa tiếp nhận văn hoá phương Đông. Trên nóc chùa có ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên Tự” ý muốn nói rằng chùa tồn tại mãi mãi theo dòng chảy lịch sử Việt Nam. Mặt bằng chùa bao gồm: tam quan, chùa chính và điện mẫu. Ở trước cửa vào nhà bái đường có đặt câu đối “Cổ tự trùng tu tân cảnh sắc/Vạn Niện kiến tạo cựu quy mô”.
Lư hương vàng dùng để đốt trầm hương
Đến nay, chùa Vạn Niên còn lưu giữ khối kiến trúc vật chất và bộ sưu tập di vật của thời Lê, Tây Sơn có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao. Những bức tường cổ của chùa chính được xây dựng bằng gạch vồ- vật liệu thời Lý và làm bằng gỗ lim ở phía sau chùa được trạm khắc nhiều họa tiết phong phú tạo ra nét riêng biệt so với những chùa khác.
Tháp vàng trong gian thờ mẫu.
Ngoài ra là bộ tượng tròn gồm 46 pho trong đó có 26 pho tượng Phật, 20 pho tượng Mẫu, tượng tổ, hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn, 11 đạo sắc phong thần và nhiều đồ thờ khác. Trong khuôn viên chùa chuông đồng đúc vào đời Gia Long với Bài ký “Vạn Niên Tự Chung” thể hiện: Chùa Vạn Niên là một di tích cổ có qui mô bề thế, một danh lam cổ vừa tâm linh vừa có kiến trúc nghệ thuật độc đáo ở phía tây kinh đô Thăng Long.
Chuông đồng niên đại thời Nguyễn.
Mõ thỉnh thánh mẫu.
Đặc biệt, việc an vị bức tượng phật Thích Ca được làm từ ngọc Jade tự nhiên, cao hơn 1,3 m và nặng 600 kg trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và đón chào chùa Vạn Niên tròn 1000 năm tuổi (1011 – 2011) càng làm cho bộ di vật và kiến trúc của chùa Vạn Niên thêm độc đáo.
Bức tượng phật Thích Ca được làm từ ngọc lục bảo.
Trụ trì chùa Vạn Niên, Đại đức Thích Minh Tuệ cho biết, là một người xuất gia nên ông muốn làm thật nhiều việc có ích cho xã hội, ông mong sao ngôi chùa cổ Vạn Niên được trường tồn mãi mãi với tên gọi “Vạn Niên Tự”. Hiện di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ nét đẹp truyền thống, cổ kính và văn hóa kiến trúc cho không gian của Thủ đô.
Trịnh Bộ
Vạn Niên cổ tự
Nằm ngay trên đường Lạc Long Quân ở phía tây Hồ Tây- Hà Nội, chùa Vạn Niên là một ngôi chùa cổ đã trường tồn cả nghìn năm cùng với mảnh đất Thăng Long lịch sử.
Xưa chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sách "Thăng Long cổ tích khảo" có chép rằng: "...Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai Tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho". Điều đó cho thấy, chùa Vạn Niên có thể đã được xây dựng từ trước thời nhà Lý, bởi ngay từ thời Lý chùa đã trở thành chốn tới lui tu hành của nhiều bậc cao tăng.
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần được trùng tu. Tuy nhiên, đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Ví dụ như những bức tường cổ của gian chùa chính được xây bằng loại gạch vồ tiêu biểu của thời Lý. Ngoài ra chùa cón có bộ tượng tròn gồm 46 pho, trong đó có 26 pho tượng Phật, 20 pho tượng Mẫu, tượng tổ; hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn, 11 đạo sắc phong thần và nhiều đồ thờ khác. Đáng chú ý là trên quả chuông đồng của chùa được đúc vào đời Gia Long (1802-1820) có bài kí cho biết chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía Tây kinh đô Thăng Long.
Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Khác với các ngôi chùa khác ở đất Bắc, chùa Vạn Niên thường là nơi để người ta đến cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, họ tộc chứ không phải là nơi để cầu tài cầu lộc. Chính vì vậy, ngày thường, chùa thường vắng lặng, chỉ những ngày rằm và vào dịp lễ tết, chùa mới có đông du khách thập phương đến viếng cảnh chùa và lễ Phật. Có lẽ nhờ đó mà chùa luôn có không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp với khung cảnh của chốn thiền môn. Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo như trên, năm 1996, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ được nét đẹp truyền thống và cổ kính cho không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Đại đức Thích Minh Tuệ, trụ trì chùa Vạn Niên cho biết, là một người xuất gia nên ông mong muốn làm được thật nhiều việc có ích cho xã hội, và mong sao ngôi chùa cổ này sẽ mãi được trường tồn đúng như tên gọi “Vạn Niên”.
Xưa chùa Vạn Niên từng có tên là Vạn Tuế, thuộc địa phận ấp Quán La, nay thuộc thôn Vệ Hồ, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Sách "Thăng Long cổ tích khảo" có chép rằng: "...Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai Tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho". Điều đó cho thấy, chùa Vạn Niên có thể đã được xây dựng từ trước thời nhà Lý, bởi ngay từ thời Lý chùa đã trở thành chốn tới lui tu hành của nhiều bậc cao tăng.
Bức cuốn thư cổ sơn đen thếp vàng.
Những bức tường bằng gỗ lim với hoa văn, họa tiết tinh xảo ở cổng sau chùa Vạn Niên.
Cổng chính vào chùa được xây bằng gạch vồ.
Tháp vàng trong gian thờ mẫu.
Bức tượng Phật Thích Ca được làm từ ngọc Jadeit tự nhiên được đặt trong dịp chào mừng chùa Vạn Niên tròn 1000 tuổi.
Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay.
Đá quý- di vật thời Lê.
Mõ thỉnh thánh mẫu.
Khách đến chùa cầu bình an, sức khỏe cho gia đình.
Chùa gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành chữ đinh. Về lối bài trí, chùa cũng giống như nhiều chùa ở miền Bắc khác. Trên cao có Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm, phía ngoài là Thích ca Sơ sinh. Đặc biệt, hiện nay trên nóc chùa vẫn còn ba chữ triện đắp nổi "Vạn Niên tự", ý muốn chùa trường tồn mãi cùng với thời gian.
Suốt hơn 1000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần được trùng tu. Tuy nhiên, đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao. Ví dụ như những bức tường cổ của gian chùa chính được xây bằng loại gạch vồ tiêu biểu của thời Lý. Ngoài ra chùa cón có bộ tượng tròn gồm 46 pho, trong đó có 26 pho tượng Phật, 20 pho tượng Mẫu, tượng tổ; hai quả chuông đồng niên đại thời Nguyễn, 11 đạo sắc phong thần và nhiều đồ thờ khác. Đáng chú ý là trên quả chuông đồng của chùa được đúc vào đời Gia Long (1802-1820) có bài kí cho biết chùa Vạn Niên là một di tích cổ có quy mô bề thế, một danh lam cổ tích lớn ở phía Tây kinh đô Thăng Long.
Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành. Khác với các ngôi chùa khác ở đất Bắc, chùa Vạn Niên thường là nơi để người ta đến cầu bình an, sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình, họ tộc chứ không phải là nơi để cầu tài cầu lộc. Chính vì vậy, ngày thường, chùa thường vắng lặng, chỉ những ngày rằm và vào dịp lễ tết, chùa mới có đông du khách thập phương đến viếng cảnh chùa và lễ Phật. Có lẽ nhờ đó mà chùa luôn có không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp với khung cảnh của chốn thiền môn. Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo như trên, năm 1996, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ được nét đẹp truyền thống và cổ kính cho không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Đại đức Thích Minh Tuệ, trụ trì chùa Vạn Niên cho biết, là một người xuất gia nên ông mong muốn làm được thật nhiều việc có ích cho xã hội, và mong sao ngôi chùa cổ này sẽ mãi được trường tồn đúng như tên gọi “Vạn Niên”.
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Trịnh Văn Bộ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét