Chùa tọa lạc ở số 393/A2, ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, trong vùng đất cổ cù lao Phố. Chùa thường gọi là chùa Phật lớn (có tượng Phật A Di Đà lớn). Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Mặt tiền chùa hướng Tây Bắc, nhìn ra sông Đồng Nai. ĐT: 061.850551.
Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam (NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa do Thiền sư Giác Liễu khai sơn từ thế kỷ XVII. Vị tổ đời thứ hai là Hòa thượng Thành Đẳng – Minh Lượng (1686 – 1769) từ chùa Vạn Đức (Hội An, Quảng Nam) và Bửu Phong (Vạn Ninh, Khánh Hòa) vào trụ trì. Vị tổ đời thứ ba là Thiền sư Linh Nhạc – Phật Ý. Vị tổ đời thứ tư là ngài Tổ Ấn – Mật Hoằng, được nhà Nguyễn phong Tăng Cang. Chùa đã truyền trên mười đời trụ trì.
Tương truyền vào cuối thế kỷ XVIII, gia đình chúa Nguyễn có thời gian tạm trú ở chùa, nên năm 1820, công chúa Ngọc Anh, con thứ ba của Nguyễn Vương đã cúng một tấm biển khắc ba chữ: Đại Giác Tự (bằng chữ Hán). Bên trái khắc: Minh Mạng nguyên niên, mạnh đông cốc đán. Bên phải khắc: Tiên triều Hoàng nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Anh.
Đầu thế kỷ XIX, Nguyễn Vương cho trùng kiến ngôi chùa, xây lầu chuông, lầu trống, tạc pho tượng A Di Đà cao 2,25m. Chùa còn bảo tồn nhiều tượng cổ.
Chùa được Hòa thượng Thích Thiện Hỷ cho đại trùng tu vào năm 1959 theo kiểu kiến trúc cổ nhưng bằng nguyên vật liệu hiện đại: tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói vẩy cá, nền lót gạch bông. Đến năm 1967, Hòa thượng cho xây nhà Tổ. Cây bồ đề trong sân chùa được trồng vào năm 1939.
Nội thất chùa có nhiều hoành phi câu đối. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Từ trên xuống, chính giữa thờ bộ Tam Tôn: đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí; tượng đức Phật Thích Ca đắc đạo và hai tượng Thích Ca trì bình khất thực đứng hai bên (kiểu tượng Phật giáo Nam Tông); tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh, tượng Tiêu Diện, tượng hai vị Hộ Pháp; tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; tượng Thất Phật Dược Sư… Phía trước có bàn thờ Hộ Pháp và Tiêu Diện. Hai bên hông có bàn thờ Thập điện Minh Vương, bàn thờ Già Lam và bàn thờ Đạt Ma. Bàn thờ Tổ ở sau điện Phật, thờ tượng Đạt Ma tổ sư cùng di ảnh, linh vị chư tổ.
Quản tự hiện nay là Sư cô Thích Nữ Diệu Trí.
ĐẠI GIÁC CỔ TỰ
- Địa điểm: ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố), Tp.Biên Hòa
- Niên đại dựng chùa: Thế kỷ XVII
- Nguyên quản tự: Ni sư Thích nữ Diệu Quang
- Quản tự hiện nay: Sư cô Thích nữ Diệu Trí
- Năm trùng tu: 1802, 1952, 1959, 1967...
- Hệ phái gốc: Cổ Truyền Lục Hoà Tăng
- Điện thoại: 061. 850551
Chùa Đại Giác tục gọi là Chùa Phật lớn (có tượng Di Đà lớn)
tọa lạc tại số 393/A2 ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố), Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai.
Từ
UBND tỉnh Đồng Nai di theo đường Cách mạng tháng Tám về hướng tây, qua cầu Rạch
Cát khoảng 2 km là tới Cù lao Phố, nơi có ngôi chùa Đại Giác cổ kính.
Chùa Đại Giác được xây dựng vào năm nào? vẫn còn là ẩn số.
Sách Đại Nam nhất thống chí, tập Thượng "Biên Hòa-Gia Định"
chỉ ghi: "Chùa Đại Giác ở xã Tân Hưng, huyện Phước Chính không biết làm
năm nào, gần đây có người cúng tấm biển khắc 3 chữ "Đại Giác tự" chữ ấy
thếp vàng, bên tả khắc: Minh Mạng nguyên niên mạnh đông cốc đán (ngày
lành tháng mạnh đông (tháng 10) niên hiệu Minh Mạng nguyên niên (1820), bên hữu
khắc Tiên-triều-Hoàng-nữ đệ tam công chúa Nguyễn Thị Anh (bà Nguyễn Thị Anh,
công chúa thứ ba, Hoàng nữ tiên triều)". Đến nay, chùa Đại Giác truyền
trên 10 đời trụ trì, trong đó có 3 vị sư Tổ có nhiều công đức được nhiều đời
truyền tụng: Vị tổ đời thứ hai là Hòa thượng Thành Đẳng, hiệu Minh Lượng
(1686-1769) từ chùa Vạn Đức (Hội An) và Bửu Phong ra Vạn Linh (Khánh Hòa) vào
trụ trì. Hòa thượng là người Triều Châu, đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều ở
chùa Thập Tháp (Bình Định) và Quốc An (Thừa Thiên). Trụ trì chùa Đại Giác đời
thứ ba là Thiền sư Linh Nhạc, hiệu Phật Ý, gốc người Minh Hương xuống Gia Định
lập chùa Từ Ân và đã viên tịch. Đặc biệt vị trụ trì thứ tư là ngài Tổ Ấn tức Mật
Hoằng (1735-1835) được nhà Nguyễn phong Tăng Cang, rước ra trụ trì ở nhiều ngôi
chùa danh tiếng tại kinh đô. Mật Hoằng Hòa thượng có nhiều đệ tử ở tỉnh Thừa
Thiên, Bình Định, Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.... ông là một danh Tăng trong
lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Tương truyền rằng: chùa Đại Giác ban đầu chỉ là ngôi chùa nhỏ, thấp, vách ván, cột cây, mái lợp ngói âm dương. Năm 1779, Nguyễn Thị Ngọc Anh, con gái thứ ba của Nguyễn Ánh trên đường chạy trốn quân Tây Sơn có đến tạm trú tại chùa một thời gian. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802), lấy niên hiệu là Gia Long đã nhớ ơn ban chiếu chỉ trùng tu ngôi chùa. Chùa được tái thiết bằng nguyên vật liệu gạch, vôi vữa, dựng lầu chuông và lầu trống ở mái trước nhô cao khỏi nóc chùa, nối dài thêm phía sau chánh điện thành nhà cầu (nơi hành lễ) và nhà giảng. Vua Gia Long cho tạc một pho tượng Di Đà lớn cao 2,25 m bằng gỗ mít, hiện nay vẫn còn lưu giữ tại chùa. Năm 1820, vua Minh Mạng, tiếp tục cho tu sửa, mở rộng chùa, làm thêm nhà trù (nhà bếp), dịp này, công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng cho chùa một bức hoành phi lớn đề ba chữ: "Đại Giác Tự" sơn son thếp vàng treo ở trước chánh điện.
Năm
1952 (Nhâm Thìn) lũ lụt, chùa bị mối ăn nhiều đã xuống cấp nghiêm trọng, các bộ
lão địa phương và Phật tử đóng góp công của trùng tu. Năm 1959, Hòa thượng Thiện
Hỷ đã cho xây cất lại toàn bộ ngôi chùa theo lối kiến trúc cổ, nhưng bằng
nguyên vật liệu hiện đại: tường gạch, cột bê tông, mái lợp ngói vẩy cá, nền lót
gạch bông, mở rộng thêm hành lang 2 bên đầu hồi tạo cho ngôi chùa thêm thoáng rộng,
trang trí sơn phết lại toàn bộ ngôi chùa. Lễ khánh lạc tổ chức vào ngày
12/2/1961. Đến năm 1967, Hòa thượng xây nhà Tổ (hậu đường) ở phía sau chánh điện.
Ban đầu chùa Đại Giác kiến trúc theo kiểu chữ Nhị (=) sau
nhiều lần trùng tu thành chữ Đinh (丁) như hiện tại. Mặt tiền chùa hướng
tây bắc, nhìn ra sông Đồng Nai nên đón nhận được nhiều luồng gió mát.
Mặt tiền chùa có hàng hiên rộng rãi. Các cột phía trước đều
có câu đối. Các cặp câu đối ấy đều được bắt đầu bằng chữ Đại và chữ Giác
ở mỗi vế:
Đại
điện huy hoàng y bát hoa khai nghinh thụy nhật
Giác lâm tịch tĩnh
bồ đề thụ trưởng tống Xuân Phong
Đại thể Di Đà kim
tướng quang minh chu cực lạc
Giác quang Phật tổ
pháp thân thanh hoá sa bà.
Nội thất chánh điện có nhiều bức hoành phi ghi những câu
như: "Chánh Pháp Xương Minh", "Pháp Vũ Triêm Ân", "Từ
Vân Phổ Phú", "Ngũ Diệp Lưu Phương". Bàn thờ chánh điện rất
trang nghiêm, tôn trí các tượng thờ: bộ Di Đà Tam tôn, Phật Thích Ca, Ca Diếp,
A Nan Đà, Hộ Pháp... lại có thêm cả tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào và Bắc Đẩu. Nhìn
chung, tượng thờ ở chùa Đại Giác khá cổ, chủ yếu là tượng gỗ, tượng đất, rất hiếm
tượng bằng xi măng.
Sau lưng chánh điện là bàn thờ Tổ, có 3 ảnh chân dung và 21
linh vị. Như vậy có một số linh vị không phải của các Tổ đã trụ trì tại chùa.
Du khách đến thăm chùa sẽ được chiêm ngưỡng một công trình
kiến trúc tôn giáo khá qui mô, đồ sộ, tuy mới được trùng tu vào giữa thế kỷ XX
nhưng vẫn mang nét cổ xưa. Chùa tọa lạc trên một khu đất đẹp, vuông vức rộng gần
4.000 m2. Dòng sông Đồng Nai phía trước chảy vòng quanh chùa, tạo
thành thế tay ngai ôm lấy khu vực này, như bao bọc, che chở cho ngôi chùa. Ngoại
cảnh ngôi chùa thật nên thơ. Bóng cây bồ đề già đổ dài in xuống mặt hồ nước
lung linh trước chùa, xóm thôn quyện bóng khói lồng, bóng chiều man mác gợi
lại một dĩ vãng xa xưa - nơi đây là một xứ đô hội trù phú, là thương cảng sầm uất
bậc nhất phương Nam hồi thế kỷ XVII-XVIII.
Ni sư Thích nữ Diệu Quang là đệ tử của cố Hòa thượng Thích
Huệ Thành, nguyên trụ trì Tổ đình Long Thiền (Biên Hòa), giám tự chùa Đại Giác,
thị tịch ngày 24/8/2002.
Quản tự hiện nay là Sư cô Thích nữ Diệu Trí, thế danh Lê Vũ
Liên Thanh, sinh năm. 1974 tại Tp.Biên Hòa, thọ Tỳ kheo năm 1997 tại giới đàn
chùa Long Thiền.
Chùa Đại Giác đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử nghệ thuật theo quyết định số 993-VH/QĐ ngày 28/9/1990.
Tương truyền, khi chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, công chúa Ngọc Anh vốn uyên thâm Phật học từng nương mình ở chùa Đại Giác để không muốn bị cuốn vào cuộc binh đao. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long (1802-1820), công chúa Ngọc Anh được triệu hồi về Kinh đô Phú Xuân (Tp. Huế ngày nay).
Lúc bấy giờ, ở phương Nam có một vị thiền sư đạo hạnh, thông kim bác cổ và khả năng thuyết giảng về Phật pháp đặc biệt xuất chúng là Liễu Đạt Thiệt Thành. Ông đã trở thành vị sư đầu tiên của miền Nam được vua Gia Long phong là Quốc sư. Đến đời vua Minh Mạng (1820-1841), thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành được mời về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng tộc và triều đình. Sau khi được gặp và nghe thiền sư giảng đạo, công chúa Ngọc Anh đã đem lòng yêu say đắm, cuồng nhiệt. Tất nhiên, Thiền sư không thể phá giới và ra sức vừa khuyên giải, vừa cự tuyệt tình yêu của công chúa.
Không gặp được người yêu, công chúa lại tìm về ngôi chùa trước đây mình từng quy y, tình cờ được biết thiền sư đang nhập thất, nàng năn nỉ được nắm tay thiền sư. Thiền sư cảm động đưa bàn tay cho công chúa qua ô cửa tịnh thất. Đêm ấy, tịnh thất phát hỏa bởi thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành đã tự thiêu để giữ vẹn tiết hạnh. Nàng công chúa Ngọc Anh sau đó cũng quyên sinh, để lại mối tình ngang trái, gắn với ngôi chùa Đại Giác linh thiêng đến tận ngày nay.
Ngày nay, ngôi chùa Đại Giác cổ kính nằm dưới tán cây bồ đề cổ thụ nằm ngay trung tâm Cù lao Phố có diện tích khoảng 3.000 m² được tường rào bao bọc xung quanh với 2 cổng vào. Cây bồ đề ngay giữa sân chùa do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và chính diện là pho tượng Phật Quan âm Nam Hải trên tòa sen. Khuôn viên chùa Đại Giác là một khu vườn rộng trồng cây trái, bên phải còn có khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì đã viên tịch.
Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, sau nhiều lần trùng tu, hiện kiến trúc của chùa Đại Giác có hình chữ tam với ba dãy nhà ngang nối liền nhau. Bên trong chùa thiết kế theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai, với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Các cột phía trước đều có câu đối, các cặp câu đối đều bắt đầu bằng chữ Đại và chữ Giác ở mỗi vế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét