Thiền thất thường được gọi là chùa Khỉ, tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, xã Phước Hải, huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. ĐT: 064.886080. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Tảng đá hình đầu rắn trên núi Kỳ Vân
Phong cảnh núi Kỳ Vân
Chùa trước đây là một am nhỏ do bà Tư trông nom. Năm 1987, Đại đức Thích Thông Luận về sửa chữa ngôi chùa và tu hành ở đây.
Chùa có kiến trúc đơn sơ, thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen.
Cảnh quan của chùa rất đẹp. Lần bên phải chùa lên núi Kỳ Vân, ở đây có nhiều tảng đá tạo những những hình thù lạ mắt, như tảng đá hình đầu rắn, cá heo, voi, rùa, chim phượng hoàng... Bên cạnh đó, có cây bồ đề cổ thụ có cả trăm năm tuổi, rễ cây bọc cả tảng đá lớn, tạo nét cổ kính và sự thú vị cho du khách tham quan.
Khỉ xuống chơi sau chùa
Khỉ ăn uống, đùa giỡn ở chùa
Đặc biệt, một bầy khỉ hoang dã gần 200 con sống trên núi Kỳ Vân, mỗi sáng sớm, thường xuống ăn “của chùa” và bày những trò vui nhộn cho đến khi mặt trời lên cao mới trở về hang trên núi.
Chùa hiện nay là điểm du lịch dã ngoại hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và nước ngoài.
Mặt tiền chùa
Bàn thờ Phật
Chuông chùa
Đại đức trụ trì chùa
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Ngôi chùa có đàn khỉ hoang dã lớn nhất Việt Nam
Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên (Bà Rịa - Vũng Tàu) được biết đến là nơi giữ kỷ lục về đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất Việt Nam.
Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, huyện Đất Đỏ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thuở nguyên sơ, chùa là một am nhỏ. Năm 1987, hòa thượng Thích Thông Luận đã về sửa chữa và tu hành ở đây.
Thiền viện cũng là nơi cư ngụ của bầy khỉ đuôi dài gần 200 con, được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có đàn khỉ thiên nhiên nhiều nhất”. Vì vậy, Thiền viện Trúc lâm Chân Nguyên thường được người dân địa phương gọi là chùa Khỉ. Hàng ngày, đàn khỉ thường xuống núi ăn và vui đùa trong khuôn viên.
Nằm ở thế “tọa sơn hướng thủy”, chùa gây ấn tượng bởi sự thanh tịnh của chốn thiền môn giữa núi rừng. Chùa có kiến trúc đơn sơ, thờ đức Phật Thích Ca thiền định trên tòa sen.
Được xây cách đây 9 năm, khu Chánh điện xây dựng khang trang mang kiến trúc gần giống với Thiền viện Trúc lâm Đà Lạt.
Tháp chuông, tháp trống và hai ngọn đèn dầu cỡ lớn được đặt hai bên sân chùa.
Phía sau Chánh điện là những kiệt tác bằng đá khổng lồ được thiên nhiên ban tặng. Mỗi khối đá nặng hàng chục tấn với hình thù kỳ lạ.
Chữ Phật được khắc lên cụm những hòn đá lớn nhất trong khuôn viên chùa.
Thơ của thiền sư Chân Nguyên khắc trên khối đá hình voi. Thiền sư Chân Nguyên (1647 - 1726) có pháp danh là Tuệ Đăng. Ông là người có công khôi phục lại thiền phái Trúc Lâm đời Trần tại miền Bắc.
Trên sườn núi, nhiều am nhỏ đơn sơ được xây dựng, dành cho các vị sư tu tập.
Nguyễn Khoa
Chùa khỉ ở núi Kỳ Vân
Tui tới chùa Khỉ cách đây gần 10 năm. Nói ra nghe kỳ, thiệt tình mục đích chính của tui khi tới đây là để... coi khỉ, chớ không phải đi lễ Phật. Đến nỗi viếng chùa xong rồi ai hỏi chùa tên gì tui cũng hổng biết, chỉ biết kêu là chùa Khỉ (mà tên chính thức của chùa chắc đâu phải là Khỉ, héng?).
Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!
Theo Võ văn Tường, xưa kia nơi đây là một am nhỏ do bà Tư trông nom. Đến năm 1987, đại đức Thích Thông Luận về sửa chữa thành ngôi chùa và tu hành, gọi là thiền thất Chơn Nguyên. Như vậy tên chùa là Chơn Nguyên.
Chùa Chơn Nguyên nằm ở chân núi Kỳ Vân (trong dãy núi Minh Đạm), ven tỉnh lộ 44A, con đường sát bờ biển, thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 2015 tui trở lại đây. Từ ngoài đường lộ đã thấy có bảng tên chùa rồi.
Ấy, bây giờ đừng nói chỉ biết tên chùa là chùa Khỉ nữa nghen. Từ thiền thất, giờ chùa đã lên thành thiền viện, tên đầy đủ là Thiền viện Trúc Lâm Chân Nguyên.
Bất ngờ hơn nữa là ngôi chùa không còn đơn sơ như ngày xưa, mà là khang trang như thế này:
Với nền phía sau là núi cao xanh biếc chập chùng, cảnh quan chùa thật đẹp, bạn nhỉ?
Chánh điện chùa là đây:
Tui hỏi thăm, được biết là chùa mới được xây lại từ năm 2008, và đến bây giờ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.
Vậy chùa cũ còn không? Và bầy khỉ có còn không?
Câu trả lời là cả 2 đều còn. Ngôi chùa cũ nằm ở phía trên một chút so với vị trí xây chùa mới. Nó đây, vẫn đơn sơ như ngày nào.
Bên trong vẫn còn tượng Phật, và chỉ có vậy.
Bầy khỉ vẫn còn, nhưng số lượng đã giảm. Cách đây vài năm có nạn săn bắn khỉ, khỉ bỏ chạy lên núi. Nhà chùa phải nhờ công an địa phương can thiệp. Khỉ trở về, hiện nay có khoảng 130 - 150 con (trước kia là khoảng 200 con). Bữa tui tới, bầy khỉ vừa được một Việt kiều viếng chùa lúc sáng chiêu đãi rất nhiều chôm chôm, chuối nên đã no nê lên tuốt trên núi chơi, không thèm xuống nữa.
Không có khỉ thì ngắm cảnh quan quanh chùa cũng rất thú vị các bạn à. Quanh núi có những tảng đá hình thù rất lạ, mà người ta tưởng tượng ra nào là rùa, rắn, voi...
Một số tảng đá to ở vị trí trang trọng được khắc chữ, tạo nên khung cảnh vừa kỳ vĩ vừa trang nghiêm.
Dạo chơi, leo núi, chụp ảnh quanh chùa rất là thích.
Thiệt ra không phải lỗi tại tui. Mọi người coi hình cái chùa nè. Nó nhỏ xíu và không hề có bảng tên chùa, người viếng chùa cũng đang chỉ chỏ mấy con khỉ chớ có quan tâm tới Phật đâu!
Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường
Chùa Chơn Nguyên nằm ở chân núi Kỳ Vân (trong dãy núi Minh Đạm), ven tỉnh lộ 44A, con đường sát bờ biển, thuộc thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Năm 2015 tui trở lại đây. Từ ngoài đường lộ đã thấy có bảng tên chùa rồi.
Bất ngờ hơn nữa là ngôi chùa không còn đơn sơ như ngày xưa, mà là khang trang như thế này:
Chánh điện chùa là đây:
Tui hỏi thăm, được biết là chùa mới được xây lại từ năm 2008, và đến bây giờ vẫn đang tiếp tục hoàn thiện.
Vậy chùa cũ còn không? Và bầy khỉ có còn không?
Câu trả lời là cả 2 đều còn. Ngôi chùa cũ nằm ở phía trên một chút so với vị trí xây chùa mới. Nó đây, vẫn đơn sơ như ngày nào.
Bên trong vẫn còn tượng Phật, và chỉ có vậy.
Bầy khỉ vẫn còn, nhưng số lượng đã giảm. Cách đây vài năm có nạn săn bắn khỉ, khỉ bỏ chạy lên núi. Nhà chùa phải nhờ công an địa phương can thiệp. Khỉ trở về, hiện nay có khoảng 130 - 150 con (trước kia là khoảng 200 con). Bữa tui tới, bầy khỉ vừa được một Việt kiều viếng chùa lúc sáng chiêu đãi rất nhiều chôm chôm, chuối nên đã no nê lên tuốt trên núi chơi, không thèm xuống nữa.
Không có khỉ thì ngắm cảnh quan quanh chùa cũng rất thú vị các bạn à. Quanh núi có những tảng đá hình thù rất lạ, mà người ta tưởng tượng ra nào là rùa, rắn, voi...
Tảng đá hình đầu rắn. Ảnh: Võ văn Tường
Tảng đá hình rùa
Tảng đá khắc chữ "Phật" cùng tượng Bồ đề Đạt Ma
Tảng đá khắc tên chùa "Trúc Lâm Chân Nguyên Thiền Viện"
Một bài kệ được khắc trên đá
Dạo chơi, leo núi, chụp ảnh quanh chùa rất là thích.
Phạm Hoài Nhân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét