22 tháng 9, 2021

Chùa Long Thiền

Tên thường gọi: Chùa Long Thiền

Chùa tọa lạc ở số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1 hecta bên bờ sông Đồng Nai. ĐT: 061.859135, 061.850159. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Mặt tiền chùa

Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Sách Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002) cho biết chùa do Tổ sư Thành Nhạc xây dựng vào năm 1664. Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời các vị Tổ Phật Chiếu, Tổ Tiên Đức, HT Thích Huệ Thành, dòng Lâm Tế đời thứ 40. Di tích hiện tồn ngày nay là đợt trùng tu của HT Thích Huệ Thành năm 1956.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng Phật cổ bằng đất nung và bằng đồng.

Sân vườn trước chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát lộ thiên như: Tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, tượng Bồ tát Di Lặc, vườn tượng Lâm Tỳ Ni, tượng đức Phật chuyển pháp luân...

Điện Phật (năm 1990)

Điện Phật (năm 2003)

Điện Phật

Bàn thờ Tổ

Bàn thờ chư vị

Tượng đức Phật Thích Ca

Bàn thờ chư Bồ tát, Hộ Pháp, Minh Vương

Tượng Minh Vương

Nguyên Viện chủ ngôi chùa là Hòa thượng Thích Huệ Thành, nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thành viên Hội đồng Phiên dịch và ấn hành Đại Tạng kinh Việt Nam. Ngài viên tịch vào năm 2001. Chùa tổ chức lễ giỗ hàng năm vào ngày 24 tháng 4 âm lịch.

Chùa đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.

Chùa là ngôi cổ tự danh tiếng bậc nhất ở miền Nam. 

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Tượng đức Phật Thích Ca


Tháp Tổ

Bảo tháp Cố hòa thượng Huệ Thành

Vườn tượng đản sanh

Tượng Thái tử xuất gia

Vườn tượng đức Phật chuyển pháp luân

Tượng đức Phật nhập niết bàn

Vườn tượng Tam Tạng đi thỉnh kinh

Phù điêu Bồ Tát Quan Âm

Hoa Sala

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Chùa Long Thiền

  • Địa điểm: ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa
  • Năm khai sơn: 1664
  • Năm trùng tu: 1748, 1842, 1956
  • Hệ phái gốc: Cổ Truyền Lục Hòa Tăng
  • Điện thoại: 061.

Chùa Long Thiền (hay Long Thiền Tự) trước kia thuộc thôn Bình Long, dinh Trấn Biên, nay là ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, Tp. Biên Hòa. Từ UBND tỉnh Đồng Nai xuôi theo đường Cách mạng tháng Tám qua cầu Rạch Cát và cầu Ghềnh đến ngã tư Chợ Đồn, quẹo phải, đi tiếp Liên tỉnh lộ 16 là đến chùa Long Thiền.

Chùa Long Thiền

Theo tài liệu gốc lưu tại Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai thì chùa Long Thiền do Tổ sư Thành Nhạc người miền Trung (là đệ tử của Tổ sư Nguyên Thiều) xây dựng vào năm 1664. Tương truyền rằng: Long Thiền Tự ban đầu là ngôi chùa nhỏ, thấp, vách ván, nền đất. Lần trùng tu thứ nhất, đời Tổ Phật Chiếu, dòng Lâm Tế thứ 35 (1748), chùa được mở rộng, chánh điện xây cất lại bằng gỗ ba gian hai chái; xây thêm nhà Tổ vách ván, lợp ngói âm dương, nền tráng vôi vữa. Đến năm 1842, đời Tổ Tiên Đức, dòng Lâm Tế thứ 37 trùng tu lần thứ hai: giảng đường được tu bổ lại, cất thêm nhà khách, nhà trù: tường xây gạch thẻ, nền lót gạch Tàu. Năm 1952 (Nhâm Thìn), do bị lụt, nước dâng cao 2,5m suốt hơn một tuần lễ, chùa Long Thiền ngập trong biển nước, chỉ còn phần nóc mái. Sau đó, chùa bị xuống cấp trầm trọng. Năm 1956, được sự ủng hộ của Phật tử và bô lão địa phương, Hòa thượng Thích Huệ Thành, dòng Lâm Tế thứ 40 đứng ra đại trùng tu lần thứ ba. Trong lần trùng tu này, chánh điện được mở rộng còn giảng đường, nhà khách, Tăng đường, nhà trù đều được sửa chữa kiến thiết lại. Mặt tiền chùa được trang trí công phu, toàn cảnh chùa rất khang trang, di tích hiện tồn đến ngày nay.

Chùa Long Thiền tọa lạc trên khuôn viên đất rộng khoảng 1 hecta bên bờ sông Đồng Nai hiền hòa nước mát quanh năm. Chùa kiến trúc theo lối chữ Tam (三), mặt tiền quay sang hướng đông bắc. Từ cổng vào chánh điện phải qua một khoảng sân rộng có nhiều cây cổ thụ, tượng Phật Di Lặc tọa dưới gốc cây bồ đề. Sau chùa là khu vườn trồng cây ăn trái và rau củ, bên tả là nhà Tăng, bên hữu có tượng Quan Âm Nam Hải lộ thiên, cao 3m đứng trên hòn non bộ và ngôi Bảo tháp của các sư trụ trì đã tịch. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có ngôi tháp cổ được trang trí công phu các đề tài truyền thống của Phật giáo. Ngoài ra, còn có hai ngôi mộ cổ, tương truyền là của vị đại thần và phu nhân có công với việc khai hoang, lập ấp và xây dựng Long Thiền Tự.

Phật điện

Từ ngoài nhìn vào chúng ta nhận thấy sự bề thế, uy nghiêm đầy vẻ hưng thịnh của chùa, đặc biệt vào ngày vía Tổ và những ngày lễ truyền thống Phật giáo trong năm. Gian chánh điện với kết cấu dạng nhà ba gian, mái lợp ngói móc, tường xây bằng gạch thẻ, bộ khung vì kèo làm bằng gỗ. Phần tiền sảnh chùa trang trí mảng đề tài: lưỡng long tranh châu, cá hóa long, phụng ngậm cuốn thư, bát tiên, tứ linh... Nội thất chánh điện trang nghiêm với điện thờ bày trí theo truyền thống. Đối tượng thờ ở đây gồm các tượng: Tam Thế Phật, Hộ Pháp, Quan Âm, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long, Phật Thích ca, Thập điện Diêm Vương... được bài trí một cách khoa học và hài hoà. Các bức hoành phi, bao lam, liễn đối được chạm khắc công phu các đề tài hoa điểu, bát tiên, hoa lá cách điệu, tất cả được sơn son thếp vàng. Tổ đường được xây nối tiếp với chánh điện có diện tích khoảng 57,6 m2, mái lợp ngói vảy cá, nền lót gạch bông. Tổ đường thờ Đạt Ma Tổ sư, Lịch Đại Tổ sư, long vị của Hòa thượng Thích Huệ Thành và vong linh những người đã khuất. giảng đường là nơi truyền giảng về Đạo pháp, gian giữa thờ Phật Chuẩn Đề. Ngoài ra còn có bàn quả đường cúng Trai Tăng và ghế dùng để tiếp khách. Sau giảng đường là nhà khách, nhà trù và nhà Tăng được xây dựng đơn giản.

Kể từ khi khai sơn đến nay, chùa Long Thiền được các Tổ nối tiếp nhau trụ trì, đều thuộc chi phái Lâm Tế, dòng đạo Bổn Nguyên: Thành Nhạc-Ẩn Sơn (đời 34), Phật Chiếu (đời 35), Tổ Kim (đời 36), Tiên Đức (đời 37), Minh Thị (đời 38), Như Luật (đời 39), Kiểu Oai (đời 40). Từ năm 1942 Hòa thượng Tăng thống Huệ Thành tiếp nối trụ trì cho đến năm 2001. Ngoài ra, để phụ trách việc hoằng pháp, chùa còn có 5 vị Đại sư, cùng thời với các Tổ trụ trì: Đại sư Như Kinh, Như Liêu, Tâm Hảo, Nhựt Pháp và Long Hương. Về mặt đạo pháp, tiếp nối vẻ vang sự nghiệp hoằng truyền của các Tổ, từ sau ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (1981), hàng năm chùa đều có khai mở An cư kiết hạ. Một Đại giới đàn cũng được tổ chức vào năm 1984. Trong hai năm liền (1988-1989), hai trường Hạ lớn đã kết hợp mở khoa huấn luyện trụ trì. Đặc biệt, vào năm 1990, tại chùa một Đại giới đàn lớn nhất từ trước đến nay cũng được khai mở qui tụ Phật tử từ 3 miền về thọ giới.

• Cuộc đời và công đức của Sư ông Thích Huệ Thành:

Hoà thượng Thích Huệ Thành pháp danh Hồng Tín, thế danh Nguyễn Toàn Trung, sinh năm Mậu Ngọ (1918), tại xã Phú Hữu, quận Thủ Đức, Sài Gòn. Thân sinh là cụ Nguyễn Văn Đạo, tham gia phong trào Duy Tân và lãnh đạo phong trào Thiên Địa Hội. Ngay từ lúc thiếu thời, Hòa thượng được cụ thân sinh dạy chữ Nho, rèn luyện tu dưỡng đạo đức, sớm giác ngộ từ bi và tinh thần cách mạng. Khi xuất gia, Hòa thượng được cụ Tổ Huệ Định, cụ Tổ Phước Tường ân cần truyền giới pháp, cũng như tham học với các vị cao tăng danh đức nên người sớm thành tài, trở thành một vị Pháp sư, giảng sư trẻ tuổi nhất thời đó. Sớm giác ngộ cách mạng, ý thức được nỗi nhục mất nước, Hòa thượng Huệ Thành đã tham gia hoạt động cách mạng.

Trong những ngày sôi động cướp chính quyền mùa thu năm 1945, để có cơ sở lãnh đạo giới Phật giáo tham gia cách mạng, được sự ủy quyền của ông Hoàng Minh Châu (Chủ tịch Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh Biên Hoà) ngày 6/9/1945, Hòa thượng Huệ Thành triệu tập Đại hội giới Phật giáo trong tỉnh để thành lập Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Biên Hòa do Hòa thượng làm Hội trưởng kiêm Ủy viên Ban chấp hành Mặt trận Việt Minh Tỉnh. Trụ sở Hội Phật giáo Cứu quốc đặt tại Tổ đình Long Thiền. Hòa thượng đứng ra thành lập một kịch đoàn văn nghệ đi diễn xuất vừa tuyên truyền phát huy tinh thần yêu nước, vừa tạo nguồn tài chánh sung vào quỹ cứu quốc. Ông còn vận động các ngành Đông y, Tây y gởi thuốc men vào chiến khu. Sau Hiệp định Genève (1954), chùa Long Thiền là trụ sở của Phật giáo Việt Nam tỉnh Biên Hòa. Hòa thượng Huệ Thành là Hội trưởng, đã lãnh đạo chư, Tăng, Ni tham gia chống Mỹ cứu nước, phát lời hiệu triệu, lệnh đình công bãi thị, đòi chính phủ Pháp phải thi hành Hiệp định Genève, mở cuộc Tổng tuyển cử đúng thời hạn.

Thượng Huệ Hạ Thành Tôn Sư

Ngoài ra, Hòa thượng còn vận động Tăng, Ni, Phật tử ủng hộ "tuần lễ vàng", "tuần lễ kim khí"; các chùa ủng hộ lư đồng, chuông đồng, chân đèn... chuyển vào chiến khu để đúc đạn dược, vũ khí. Năm 1960, Hòa thượng được bầu làm Hội trưởng Hội Phật giáo Trung ương. Bắt đầu từ đó, Giáo Hội mở rộng hoạt động ra miền Trung, phát triển về mọi mặt và xây dựng nhiều cơ sở ủng hộ cách mạng.

Năm 1961, Hòa thượng giữ chức Thượng thủ trong Liên phái Phật giáo. Năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm với nhiều chính sách tàn bạo đàn áp Phật giáo, nhưng do sự lãnh đạo tài tình và lòng hy sinh cao cả của Hòa thượng, nền đạo pháp vẫn được giữ vững, cùng với nhân dân cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến cứu quốc. Hòa thượng được tôn cử Tăng Giám Trung ương rồi lên Đại Tăng trưởng lãnh đạo Giáo Hội.

Năm 1968, để kết hợp hài hoà giữa đạo pháp và dân tộc, Hiến chương của Giáo Hội được soạn thảo có sự tham khảo và nhất trí của Thành ủy (Sài Gòn - Gia Định). Trong Đại hội thống nhất hai tổ chức Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật Tử, thành Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam, Hòa thượng được Đại hội suy cử lên ngôi vị Tăng Thống Giáo Hội Phật giáo cổ truyền Việt Nam.

Ngày 15 tháng 5 năm 1975, Hoà thượng Thích Huệ Thành được mời với tư cách là đại biểu miền Nam tham dự Hội nghị Hiệp thương chính trị. Năm 1976, là Đại biểu Khu Đông Nam bộ dự Hội nghị thống nhất 3 tỉnh Biên Hòa-Long Khánh-Phước Tuy thành tỉnh Đồng Nai, đồng thời là thành viên Mặt trận Dân tộc giải phóng và Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đồng Nai. Năm 1981, tại Đại hội thống nhất Phật giáo cả nước tại chùa Quán Sứ (thủ đô Hà Nội), Hòa thượng được tôn cử vào Ban Thường trực Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam với chức vụ Phó Pháp Chủ. Năm 1982, trong Đại hội thống nhất Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng được suy cử Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai, thỉnh cử Chứng minh chỉ đạo Ban Trị sự tỉnh hội Đồng Nai. Năm 1990, Hòa thượng là thành viên Hội đồng Phiên dịch và ấn hành Đại Tạng kinh Việt Nam.

Hòa thượng Thích Huệ Thành trụ trì Tổ đình Long Thiền, tham gia kháng chiến qua 3 thời kỳ (Nhật, Pháp và Mỹ). Trong 30 năm kháng chiến và 15 năm xây dựng đất nước (1945-1990), Hòa thượng đã tích cực trong vấn đề phụng sự đạo pháp, phục vụ dân tộc và xây dựng Tổ quốc XHCN, đã được Nhà nước khen thưởng:

  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất (thành tích chống Pháp).
  • Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhì.
  • Huy chương "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân".

Cùng nhiều huy hiệu, bằng khen, giấy khen của UBND Tỉnh Đồng Nai, Tp.Biên Hòa và Bộ chỉ huy Biên phòng như:

  • Huy hiệu 10 năm xây dựng Tổ quốc (1975-1985)
  • Huy hiệu 15 năm xây dựng Tổ quốc (1975-1990)
  • Huy hiệu Chiến sĩ biên phòng.
  • Bằng tuyên dương công đức.....

Chùa Long Thiền là một trong những kiến trúc tôn giáo xây dựng sớm nhất ở Đồng Nai, nơi minh chứng cho sự hiện diện của người Việt ở đất Đồng Nai từ giữa thế kỷ XVII. Là ngôi Già Lam cổ xưa còn in đậm dấu chân hoằng pháp của các vị Tổ sư buổi đầu vào vùng đất Nam bộ, cùng với chùa Bửu Phong và Đại Giác là những nơi nhận truyền bá Phật giáo đầu tiên từ miền ngoài vào và từ đây Phật giáo được truyền xuống các tỉnh phía Nam.

Hoa sa la

Từ ngày thành tạo đến nay, trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, chùa Long Thiền dưới sự lãnh đạo của Sư ông Thích Huệ Thành đã đồng hành cùng quê hương góp sức đấu tranh giải phóng dân tộc.

Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)

Chùa Long Thiền

Chùa Long Thiền là một trong ba ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa (trên 300 năm, 2 ngôi chùa còn lại là chùa Bửu Phong và chùa Đại Giác). Mặc dù trên bảng tên chùa ghi rõ là Long Thiền Tự nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tên đúng của chùa phải là Long Thiềng, trong đó chữ Thiềng là do đọc trại chữ Thành mà ra (do kỵ húy).

Chùa tọa lạc ở số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1 hecta bên bờ sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đi qua cầu Hóa An rẽ trái, đi tiếp khoảng 500 met rồi lại rẽ trái về hướng sông là sẽ đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Mặt tiền chùa quay ra sông Đồng Nai, khung cảnh rất nên thơ, hữu tình.

Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XVIII. Chùa do Tổ sư Thành Nhạc xây dựng vào năm 1664. Chùa được trùng tu nhiều lần dưới thời các vị Tổ Phật Chiếu, Tổ Tiên Đức, HT Thích Huệ Thành, dòng Lâm Tế đời thứ 40. Di tích hiện tồn ngày nay là đợt trùng tu của HT Thích Huệ Thành năm 1956.

Tháp Tổ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có nhiều pho tượng Phật cổ bằng đất nung và bằng đồng.  Sân vườn trước chùa có nhiều tượng Phật, Bồ tát lộ thiên như: Tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quán Thế Âm, tượng Bồ tát Di Lặc, vườn tượng Lâm Tỳ Ni, tượng đức Phật chuyển pháp luân... 

Tượng Đức Phật Thích Ca. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Vườn tượng đản sanh. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Vườn tượng Tam Tạng thỉnh kinh. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Sân chùa có cây sa la, bồ đề, những cây tiêu biểu của nhà Phật.

Cây bồ đề trong sân chùa. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Cây sa la trong sân chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Chùa đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Phạm Hoài Nhân
Theo tư liệu của Võ văn Tường, Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Tổ đình Long Thiền


Tên tự viện: TỔ ĐÌNH LONG THIỀN

Địa chỉ: Khu phố 01, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

Số điện thoại liên lạc: 090 2010027.

E-mail: huekhaidongnai@gmail.com

Hệ phái: Bắc tông

Tông phong: Cổ truyền

Năm thành lập: 1664.

Khai sơn: Tổ Thành Nhạc

Trụ trì hiện nay: Thượng tọa Thích Huệ Khai (ĐT: 090 2010027).

Tổ đình Long Thiền đã được GHPGVN và Nhà nước công nhận.











Đức Hải

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét