22 tháng 9, 2021

Chùa Phật Tích Tòng Lâm

Tên thường gọi: Chùa Phật Tích

Chùa tọa lạc ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. ĐT: 061.511262, 061.511776. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Toàn cảnh chùa

Tam quan chùa


Chùa Phật Tích Tòng Lâm

Mặt tiền chùa Phật Tích Tòng Lâm

Chùa Bạch Liên

Chùa do Hòa thượng Thích Nhựt Minh khai sáng vào năm 1959. Ngôi chánh điện được xây dựng vào năm 1963 theo kiểu kiến trúc Ấn Độ do nhóm thợ Nguyễn Văn Ba ở Sóc Trăng thực hiện. Hòa thượng Thích Nhựt Minh viên tịch năm 1997. Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Minh Trí.

Trước chùa có hồ sen, giữa hồ đặt bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm cao 12m, tôn trí năm 1963. Bên trái chùa có tháp Tam Bảo cộng đồng cao 22m, được xây dựng năm 1982.

Điện Phật

Bàn thờ Địa Tạng

Bàn thờ Quan Công

Tượng Tổ Đạt Ma

Trong sân trước chùa, nối qua chùa Bạch Liên, có tôn trí nhiều pho tượng lộ thiên lớn như tượng đài Phật Thích Ca, tượng đài Phật nhập niết bàn, tượng đài Di Lặc...

Chùa ngày nay là một điểm chiêm bái, du lịch hấp dẫn của Phật tử và du khách gần xa.

Tượng đản sanh

Tượng xuất gia

Tượng đức Phật nhận cúng dường

Đài Thích Ca

Tượng đức Phật thuyết pháp

Tháp Tam Bảo Cộng Đồng

Tháp Tam Bảo

Đài Di Lặc

Đài Quan Âm

Tượng đức Phật nhập niết bàn

Bà Chúa Xứ Nguyên Nhung

Miếu thờ Bà Chúa Xứ

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
_______

PHẬT TÍCH TÒNG LÂM
  • Địa điểm: ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành
  • Năm khai sáng: 1959
  • Người khai sáng: Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Minh
  • Viện chủ hiện nay: Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Quang
  • Trụ trì hiện nay: Thượng tọa Thích Minh Trí
  • Năm trùng tu: 1964
  • Hệ phái: Bắc Tông
  • Điện thoại: 061. 511262 - 511776
Phật Tích Tòng Lâm

Đến Phật Tích Tòng Lâm chúng ta có thể theo Quốc lộ 51 (hướng Bà Rịa Vũng Tàu) vượt qua Xí nghiệp Bò sữa An Phước 100m, bên trái đường là cổng tam quan uy nghi với dòng chữ "Phật Tích Tòng Lâm".


Theo con đường đất đỏ rợp bóng cây xanh vào khoảng 300m, ta sẽ được tiếp cận với một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc nằm uy nghi dưới triền đồi thấp thuộc ấp Thanh Nguyên, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và các mảng kiến trúc tạo cho Phật Tích Tòng Lâm một nét đặc trưng hội đủ yếu tố của một di tích kiến trúc nghệ thuật - danh thắng Phật giáo nổi tiếng.

Năm 1959, Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Minh chọn vùng đất An Phước khai phá rừng hoang lập nên Phật Tích Tòng Lâm. Ban đầu, là một ngôi chùa nhỏ bằng cây, vách lá, mái tole, nền xi măng, cặp theo sườn đồi phía tả ngạn của dòng suối nguồn trong mát.

Năm 1964, Hòa thượng đặt đá khởi công xây mới Phật Tích Tòng Lâm kiến trúc quy mô, kết cấu vật liệu chủ yếu bằng bê tông cốt thép. Năm 1965, Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Minh đứng ra thành lập làng Phật Tích Tòng Lâm với hơn 1.000 hecta (từ ngã ba Thái Lan đến ngã ba Dân Chủ vào trường Lục Quân 2 đến tận sân bay cũ ...). Việc hình thành làng Phật Tích Tòng Lâm không những có tác dụng an cư lạc nghiệp cho đồng bào mà còn thể hiện được tâm nguyện của Hòa thượng muốn xây dựng nơi đây thành một trung tâm Phật giáo nhằm đào tạo Tăng tài, phát huy đạo đức hoằng pháp lợi sanh.

Năm 1982, Hòa thượng xây dựng thêm Bảo tháp Cộng Đồng cao 22m. Đây là nơi tôn trí huyễn thân của 6 vị Hòa thượng Pháp lữ từng gắn bó và xây dựng Đạo pháp. Tháp có hình lục giác dạng chóp nhọn, các đầu đao có hình rồng chầu về tâm tháp.

Điện Phật

Năm 1996, Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Quang trùng tu khu hậu Tổ khang trang, đó là dạng nhà 2 mái kiến trúc bằng bê tông cốt thép góp phần tạo thêm tính chất uy nghi của Phật Tích Tòng Lâm. Năm 1997, Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Minh an nhiên thâu thần thị tịch. Năm 1999, Ni sư Thích nữ Như Linh Viện chủ chùa Bạch Liên cúng dường xây dựng thêm tháp Đa Bảo. Ngôi tháp này được thiết kế cầu kỳ gồm 7 tầng cao 12m có hình lục giác, các đầu đao đều dùng mô típ sen dây. Tháp Đa Bảo được bày trí trên nóc của ngôi Bảo điện Phật Tích Tòng Lâm gồm 42 tượng Phật trong tư thế tọa thiền. Đỉnh tháp với búp sen gợi mở nâng niu hình tượng Bát chánh đạo.

Cố Hòa Thượng Thích Nhật Minh

Mặt tiền ngôi chánh điện của Phật Tích Tòng Lâm kiến trúc kiểu Ấn Độ do nhóm thợ danh tiếng Nguyễn Văn Ba ở Sóc Trăng thực hiện. Mặt tiền này xây theo kiểu "thượng lầu hạ hiên" và phân cấp làm tầng lầu riêng biệt. Các góc mái đều uốn cong nên kiến trúc còn giữ được vẻ cổ kính. Khoang giữa mặt tiền, phía dưới như một trạm dừng chân trước khi bước chân vào chiêm bái Phật. Bên trên là Bảo đài, kiến trúc kiểu Ấn Độ thể hiện trên các đường viền tròn với chóp nhọn được đỡ bằng các trụ cột tròn cùng hệ thống con sơn hoa văn hình học. Bảo đài được mô phỏng theo kiến trúc chùa Tây An (Châu Đốc). Chính giữa là tượng đức Phật A Di Đà. Hai bên là lầu chuông, lầu trống bài trí tượng: Quan Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ tát. Hệ thống khuôn bông sen trang trí trên hành lang, tháp, Bảo đài... đều dùng mô típ sen dây tạo sự thanh thoát nổi bật thêm nghệ thuật trang trí cũng như đặc trưng về kiến trúc. Không gian chánh điện thoáng rộng bởi hệ thống cột ẩn tường. Điện thờ được ngăn cách với phía trước bằng bức bao lam chuyển tải mô típ tứ linh hòa cùng mảng sen dây tăng thêm tính thâm nghiêm. Hai bên là hai cặp câu đối chữ Hán khắc nổi trên nền chữ Vạn với nội dung đề cao tính chất huyền diệu của Phật pháp.

Như những ngôi chùa của hệ phái Bắc Tông, tượng thờ của Phật Tích Tòng Lâm bài trí theo: tiền Phật, hậu Tổ. Chánh điện thờ: đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, đức Phật Di Lặc, tượng Phật đản sanh, đức Quan Thánh, đức Địa Tạng... ngoài ra còn thờ các vị: Quan Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát.

Tiền Tổ thờ Tổ sư Đạt Ma, hậu Tổ thờ Tổ khai sơn.

Sân chùa được lót đan xi măng chạy dài xuống triền suối, tiếp giáp với hồ có chu vi 100 m trồng toàn sen trắng. Chính giữa hồ tôn trí một pho tượng Quan Thế Âm Bồ tát cao 12m hướng về cổng tam quan, hóa độ chúng sanh.

Năm 1993 đến nay, Phật Tích Tòng Lâm là Văn phòng Ban đại diện Phật giáo huyện Long Thành, Hòa thượng Thích Nhựt Quang làm Chánh đại diện. Đến năm 2001 trong quá trình hoạt động Phật sự, Ban đại diện Phật giáo huyện Long Thành đã kết hợp cùng Ban Trị sự tỉnh Hội Phật giáo Đồng Nai mở lớp học trụ trì và hành chánh cho chư vị tôn đức Tăng Ni trong toàn tỉnh. Ban đại diện đã hoàn thành tốt công tác Phật sự, đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các tôn giáo 5 năm (1996 - 2001).

Hòa Thượng Thích Nhựt Quang

Phật Tích Tòng Lâm trải qua ba đời trụ trì: Hòa thượng Thượng Nhựt Hạ Minh (1959-1966), Hòa thượng Thích Nhựt Quang (1966-2001), Thượng tọa Thích Minh Trí (từ năm 2001 đến nay). Thượng tọa Thích Minh Trí hiện nay là Phó đại diện Phật giáo huyện Long Thành, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc huyện Long Thành, Ủy viên Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai (2002-2007). Với những đóng góp cho nền Đạo pháp, Thượng tọa Thích Minh Trí được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tặng Huy chương "Vì sự nghiệp Chữ Thập đỏ" (năm 2000), Bằng khen của UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai (năm 2002) và những bằng công đức của Tỉnh Hội trong nhiều năm qua.

Nối tiếp hạnh nguyện của các bậc khai sáng, Phật Tích Tòng Lâm vẫn không ngừng kiến tạo, phát huy hiển hưng pháp vận theo định hướng "Đạo pháp - Dân tộc - Xã hội chủ nghĩa".

Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)
Phật Tích Tòng Lâm vẻ đẹp diệu kỳ

Phật Tích Tòng Lâm tọa lạc tại quốc lộ 51 huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai hướng về Vũng Tàu. Nói đến Phật Tích Tòng Lâm là phải nói đến sự linh thiêng, vẻ đẹp diệu kỳ, đặc biệt với những vườn tượng mô tả nét lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Đản-sinh đến Niết-bàn.

Vì sao gọi là Phật Tích Tòng Lâm? Phật tích nghĩa là cảnh Phật cổ xưa, tích xưa. Tòng Lâm là chỗ của chúng Tăng tụ họp, tức là chỗ Tăng chúng yên ở, cũng gọi là Thiền lâm hay Thiền viện, đều là những nơi thanh tịnh để cho chúng Tăng tu tập và thiền định. Nơi đó có rừng cây che mát, nhiều vô số, cũng có nghĩa là có vô số chúng Tăng hòa hiệp ở chung một chỗ mà tu hành.

Thuở đức Phật còn tại thế, thường cùng đệ tử nhóm ở nơi rừng Kỳ Đà, hoặc ở Trúc Lâm mà thuyết pháp, nên gọi những chỗ ấy là Tòng Lâm (Trung Quốc dịch). Già lam là tiếng Ấn Độ.

Phật Tích Tòng Lâm là một trong những ngôi chùa đẹp, kết tinh nét văn hóa đặc thù của cảnh chùa Việt Nam. Chùa do TT. Thích Minh Trí - Phó BĐD PG huyện Long Thành trụ trì.

Trong không gian tràn đầy bóng râm của các cây cổ thụ, cảnh quan ở Phật Thích Tòng Lâm càng thêm phần tôn nghiêm bởi cụm tượng nghệ thuật Phật giáo đồ sộ, một khoảng không gian lớn 2 mẫu để thiết trí vườn tượng, trong khuông viên Phật Tích Tòng Lâm có cả con suối chảy róc rách quanh năm thoáng mát, hàng ngày nhiều du khách thập phương đến đây lễ Phật và tham quan. Cảnh trí thật yên tỉnh và nên thơ.

Du khách đến đây chiêm ngưỡng dường như lạc vào cảnh Phật từ lúc nào không hay biết, cứ ven theo con suối chúng ta được nhìn thấy những tượng này rồi đến tượng khác Phật như là: Phật Đản sinh, cảnh Phật nhập Niết-bàn, Đức Quán Thế Âm đững giữa hồ sen…

Riêng quần thể tượng "lục cảnh động tâm" (cảnh Phật xuất gia, Phật thành đạo, Phật thuyết Pháp ...) tạo ra những Phật tích mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Tất cả các hạng mục công trình đều lấy màu trắng làm nền, tạo nên một vùng không gian thanh khiết. Nét riêng của mái chùa miền Đông Nam bộ.

Nữ thí chủ Tu-xà-đề dâng bát sữa cúng dường Thế Tôn

Đức Phật thuyết bài pháp Tứ Diệu Đế cho 5 anh em Kiều Trần Như tại vườn Lộc Uyển

Điện Phật trang nghiêm

Ngôi chánh điện

Cảnh Phật nhập Niết-bàn tượng dài 10m, cao 2,5m được tôn trí rộng 5m, dài 12m.

Tổng thể hồ sen sân cảnh vườn tượng

Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lộ thiên tay cành nhành dương rưới sạch bao ưu phiền

Liên Hoa Bảo tháp

Phật Tích Tòng Lâm vào ban đêm

Rồng chầu thật đẹp mắt

Phật Đản sanh cao 1,6m,Tượng hoàng hậu Ma-da và A-tư-đà vị xem tướng cho thái tử và mỗi tượng cao 3m, rộng 8m, dài 12m.

Phật tĩnh tọa tượng cao 3m,được tôn trí trên nền cao rộng 6m, dài 6m.

Suối nước trong được đặt tên "giải thoát" chảy quanh năm

Thái tử Tất-đạt-đa cắt tóc từ giã đời sống cao quý chọn cuộc đời tu hành giản dị

TT. Thích Minh Trí trụ trì

Những gốc sứ to này trên 25 năm tuổi

Quảng Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét