Chùa thường được gọi là chùa Vườn Cò, chùa Giồng Lớn, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. ĐT: 074.878205. Chùa thuộc hệ phái Nam tông (Khmer).
Kiến trúc mặt bên chùa
Nhà Sala
Cổng chùa
Cổng chùa (mặt sau)
Người dân ở khu vực gần chùa quen gọi là chùa Vườn Cò vì trong vườn chùa, 2 hecta, là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như: cò, bồ câu ... (thường về chùa rất đông từ 17g hàng ngày).
Đây là ngôi chùa cổ nổi tiếng của người Khmer ở Trà Vinh, lập cách nay khoảng 300 năm. Những công trình như: tam quan, chánh điện, nhà tăng, tháp cốt... đều được xây dựng đặc sắc, mang nét kiến trúc truyền thống của ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ.
Cổng chùa được trùng tu năm 1968, ngôi chánh điện được trùng kiến năm 1944. Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Đặc biệt, pho tượng đức Phật Thích Ca lớn và 6 pho tượng nhỏ đều trong tư thế Phật Thành đạo, chỉ có 2 pho tượng nhỏ trong tư thế trì bình khất thực.
Điện Phật
Tượng trang trí Kâyno
Sư trụ trì chùa
Vườn chim, cò
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Nodol (Chùa Cò) – Ngôi chùa Khmer đặc biệt ở Trà Vinh
Trà Vinh là một trong những tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật với các lễ hội phong phú, đa dạng, tạo nên một bản sắc đặc trưng cho văn hóa Khme. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; mỗi ngôi chùa Khmer đều là một công trình nghệ thuật, trong đó không thể không nhắc đến Chùa Cò. Chùa Nodol – chùa Cò là một trong những địa điểm du lịch Trà Vinh nổi bật mà du khách không nên bỏ qua.
Chùa Cò có tên thật là chùa Nodol, hay chùa Giồng nhưng người Khmer gọi là Wat Phnô Đôn vì chung quanh có nhiều dừa (tiếng Khmer Wat là chùa, Phnô là giồng cát, Đôn là cây dừa). Người dân quen gọi là chùa Cò vì hơn một trăm năm nay nơi này đã trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con chim cò các loại như: cò, cồng cộc, bồ câu… trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại: cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen…
Chùa Cò tọa lạc tại ấp Cây Da – xã Đại An – huyện Tà Cú, nằm cách Tp.Trà Vinh khoảng 40km về hướng Nam. Để đến với chùa Cò, từ trung tâm Tp.Trà Vinh, bạn chạy theo đường QL.54 đến với huyện Trà Cú, di chuyển tiếp về phía cảng Định An (một nhánh của sông Hậu) đến cổng chào xã Đại An, rẽ phía bên trái bạn sẽ bắt gặp cổng Chùa Cò bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sỡ.
Lịch sử chùa Cò ghi lại, chùa được xây dựng từ năm 1677. Trải qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển, chùa Cò đã được trùng tu vô số lần lớn nhỏ. Cổng chùa được trùng tu vào năm 1968 và chánh điện được trùng tu năm 1944. Sau lần trùng tu gần nhất năm 2009 và 2012, chùa được hoàn thiện đưa vào sử dụng cho tới ngày nay
Giống như những ngôi chùa Phật giáo khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chùa Cò có quần thể kiến trúc mang đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ. Bao gồm những công trình như cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… được bài trí hài hòa trên một khuôn viên rộng lớn.
Cổng chùa được trang trí với nhiều nét hoa văn trang trí khá độc đáo và nổi bật, thu hút ánh mắt ngay từ lần đầu tham quan.
Khu chánh điện của chùa có lối thiết kế khá độc đáo với những mái uốn cong theo mô hình đuôi rồng, bên trên có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc với người Khmer như thần: thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Riehu (Reahu), Mahaknốt…
Không gian bên trong chính điện được bài trí rất trang nghiêm, vị trí cao nhất đặt bức tượng đức Phật Thích Ca có kích thước lớn, phía dưới là các tượng nhỏ hơn.
Các vách tường trong điện được trang trí bằng nhiều bức tranh rất lộng lẫy, nhiều màu sắc, thể hiện các chủ đề Phật giáo khác nhau.
Khuôn viên chùa Cò đều được bao bọc bởi những rặng tre xanh, những hàng cây sao, sầu đâu, cây dầu, rợp bóng, xa hơn nữa là những cánh đồng lúa xanh trải dài bất tận,… Ghé thăm chùa Cò vào lúc sáng sớm hay xế chiều, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh từng đôi, từng đàn cò sải cánh bay đi kiếm ăn và về tổ sau một ngày vất vả kiếm ăn tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp trên bầu trời.
Đến thăm chùa Cò bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thư thái, tĩnh lặng, nhẹ nhàng hơn mọi vất vả, khó khăn, áp lực của cuộc sống đều tan biến hết.
Khi tham quan chùa, bạn nên ăn mặc lịch sự, có thể thuê trang phục Khmer để vào chùa – đúng nghi thức của người Khmer và cũng là để có những bức hình sống ảo độc đáo.
Chùa Nodol – Chùa Cò
Chùa Cò có tên thật là chùa Nodol, hay chùa Giồng nhưng người Khmer gọi là Wat Phnô Đôn vì chung quanh có nhiều dừa (tiếng Khmer Wat là chùa, Phnô là giồng cát, Đôn là cây dừa). Người dân quen gọi là chùa Cò vì hơn một trăm năm nay nơi này đã trở thành nơi cư trú của hàng ngàn con chim cò các loại như: cò, cồng cộc, bồ câu… trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại: cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen…
Chùa Cò tọa lạc tại ấp Cây Da – xã Đại An – huyện Tà Cú, nằm cách Tp.Trà Vinh khoảng 40km về hướng Nam. Để đến với chùa Cò, từ trung tâm Tp.Trà Vinh, bạn chạy theo đường QL.54 đến với huyện Trà Cú, di chuyển tiếp về phía cảng Định An (một nhánh của sông Hậu) đến cổng chào xã Đại An, rẽ phía bên trái bạn sẽ bắt gặp cổng Chùa Cò bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sỡ.
Chùa được xây dựng từ năm 1677
Lịch sử chùa Cò ghi lại, chùa được xây dựng từ năm 1677. Trải qua hơn 300 năm tồn tại và phát triển, chùa Cò đã được trùng tu vô số lần lớn nhỏ. Cổng chùa được trùng tu vào năm 1968 và chánh điện được trùng tu năm 1944. Sau lần trùng tu gần nhất năm 2009 và 2012, chùa được hoàn thiện đưa vào sử dụng cho tới ngày nay
Giống như những ngôi chùa Phật giáo khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, Chùa Cò có quần thể kiến trúc mang đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ. Bao gồm những công trình như cổng chùa, chánh điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội… được bài trí hài hòa trên một khuôn viên rộng lớn.
Chùa có kiến trúc đặc trưng của chùa Khmer Nam Bộ
Cổng chùa được trang trí với nhiều nét hoa văn trang trí khá độc đáo và nổi bật, thu hút ánh mắt ngay từ lần đầu tham quan.
Khu chánh điện của chùa có lối thiết kế khá độc đáo với những mái uốn cong theo mô hình đuôi rồng, bên trên có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc với người Khmer như thần: thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Riehu (Reahu), Mahaknốt…
Chánh điện
Không gian bên trong chính điện được bài trí rất trang nghiêm, vị trí cao nhất đặt bức tượng đức Phật Thích Ca có kích thước lớn, phía dưới là các tượng nhỏ hơn.
Bên trong chính điện
Các vách tường trong điện được trang trí bằng nhiều bức tranh rất lộng lẫy, nhiều màu sắc, thể hiện các chủ đề Phật giáo khác nhau.
Khuôn viên chùa Cò đều được bao bọc bởi những rặng tre xanh, những hàng cây sao, sầu đâu, cây dầu, rợp bóng, xa hơn nữa là những cánh đồng lúa xanh trải dài bất tận,… Ghé thăm chùa Cò vào lúc sáng sớm hay xế chiều, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh từng đôi, từng đàn cò sải cánh bay đi kiếm ăn và về tổ sau một ngày vất vả kiếm ăn tạo ra một khung cảnh tuyệt đẹp trên bầu trời.
Khuôn viên chùa là nơi cư trú của hàng ngàn con chim cò
Đến thăm chùa Cò bạn sẽ cảm thấy tâm hồn mình thư thái, tĩnh lặng, nhẹ nhàng hơn mọi vất vả, khó khăn, áp lực của cuộc sống đều tan biến hết.
Khi tham quan chùa, bạn nên ăn mặc lịch sự, có thể thuê trang phục Khmer để vào chùa – đúng nghi thức của người Khmer và cũng là để có những bức hình sống ảo độc đáo.
Chùa Cò
Hầu như tất cả các chùa Khmer ở miền Tây Nam bộ đều có một rừng cây bao quanh. Có rừng ắt có chim, cò làm tổ, nhiều hay ít mà thôi. Chùa Kompong Chrây, cách thành phố Trà Vinh khoảng 5 km, là một ngôi chùa có rất nhiều cò trong vườn như thế. Thế nhưng ngôi chùa này không được người dân gọi là chùa Cò, vì họ đã đặt cho nó một cái tên khác: chùa Hang (do cổng chùa giống như cái hang). Ngôi chùa ở Trà Vinh được người dân gọi tên là chùa Cò ở xa hơn nhiều, cách TP Trà Vinh đến 40 km, thuộc huyện Trà Cú.
Chùa Cò còn được gọi là chùa Giồng Lớn, chùa Phnôđôl, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. Đó là những tên thông dụng và dễ nhớ do người dân gọi, còn tên đầy đủ của chùa là thế này: chùa Bhagraja Duonkev Phnô Đưng (nhớ được... chết liền!).
Chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ nổi tiếng, được xây dựng năm 1677. Các công trình ở chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống đặc sắc của một ngôi chùa Khmer.
Như đã nêu, 2 điểm đặc sắc thu hút khách du lịch của chùa Cò là có kiến trúc đặc sắc Khmer và có nhiều cò. Thế nhưng vị trí của chùa Cò ở khá xa thành phố Trà Vinh, do đó ít được khách tham quan biết đến và viếng thăm so với một ngôi chùa Khmer khác có 2 đặc điểm giống y như thế mà lại ở gần: đó là chùa Hang, cách TP Trà Vinh chỉ 5 km.
Nếu bạn chịu khó đi thêm 40 km nữa từ Trà Vinh để đến ngôi chùa này thì sẽ không tiếc công đâu bạn ạ. Chùa Cò Phnôđôl có những nét thú vị của nó mà chùa Hang không có.
Chùa Hang nằm ngay quốc lộ 60, còn muốn đến chùa Cò bạn sẽ đi một đoạn dài trên con đường làng, hai bên rợp bóng tre xanh và những hàng cây cổ thụ.
Còn đây là bên ngoài cổng sau chùa
Bước qua cổng chính, bạn sẽ được chào đón bởi hai hàng tiên nữ Kayno
Một số góc nhìn khác
Bạn sẽ thấy hơi khó chịu một chút khi nhìn đâu cũng thấy tên tuổi đại gia Trầm Bê và những người thân của ông. Hic, vì ông bỏ tiền ra trùng tu chùa mà!
Ở đây sinh hoạt của các nhà sư Khmer khá thoải mái
Còn đây là cổng sau chùa:
Cò ở đâu không thấy à? Thật sự tôi cảm thấy cò ở đây không nhiều bằng chùa Hang, và chúng chủ yếu ở vòng ngoài chùa, còn ở bên trong do xây dựng lại mới quá nên chim cò lảng tránh chăng?
(Ghi chú: Hình ảnh trong bài này được chụp năm 2013, các công trình hầu như đã xây mới hoàn toàn. Hình ảnh về cổng chùa, chính điện, sala... trước đây xin xem tại đây)
Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền và sông Bac Sac - một nhánh của sông Hậu. Đây là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng với đặc điểm riêng.
Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.
Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở. Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò. Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính.
Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh. Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...
Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...
Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.
Chùa Cò còn được gọi là chùa Giồng Lớn, chùa Phnôđôl, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh, cách thành phố Trà Vinh khoảng 40 km về phía Nam. Đó là những tên thông dụng và dễ nhớ do người dân gọi, còn tên đầy đủ của chùa là thế này: chùa Bhagraja Duonkev Phnô Đưng (nhớ được... chết liền!).
Chùa Cò là một ngôi chùa Khmer cổ nổi tiếng, được xây dựng năm 1677. Các công trình ở chùa đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống đặc sắc của một ngôi chùa Khmer.
Như đã nêu, 2 điểm đặc sắc thu hút khách du lịch của chùa Cò là có kiến trúc đặc sắc Khmer và có nhiều cò. Thế nhưng vị trí của chùa Cò ở khá xa thành phố Trà Vinh, do đó ít được khách tham quan biết đến và viếng thăm so với một ngôi chùa Khmer khác có 2 đặc điểm giống y như thế mà lại ở gần: đó là chùa Hang, cách TP Trà Vinh chỉ 5 km.
Nếu bạn chịu khó đi thêm 40 km nữa từ Trà Vinh để đến ngôi chùa này thì sẽ không tiếc công đâu bạn ạ. Chùa Cò Phnôđôl có những nét thú vị của nó mà chùa Hang không có.
Chùa Hang nằm ngay quốc lộ 60, còn muốn đến chùa Cò bạn sẽ đi một đoạn dài trên con đường làng, hai bên rợp bóng tre xanh và những hàng cây cổ thụ.
Đường vào chùa Phnôđôl rợp bóng cây xanh, tạo nên cảm giác êm đềm của một đường làng quê Nam bộ.
Đây là túp lều tranh, nhà quê Nam bộ thật sự!
Con đường làng quê ở cổng sau chùa
Cổng chính của chùa là đây
Bước qua cổng chính, bạn sẽ được chào đón bởi hai hàng tiên nữ Kayno
Ngôi chánh điện
Nhà sala
Bạn sẽ thấy hơi khó chịu một chút khi nhìn đâu cũng thấy tên tuổi đại gia Trầm Bê và những người thân của ông. Hic, vì ông bỏ tiền ra trùng tu chùa mà!
Nhà sư ngồi trên lan can nhà tăng xá, và hình như đang... chụp hình tự sướng!
Uống cafe thoải mái!
Cò ở đâu không thấy à? Thật sự tôi cảm thấy cò ở đây không nhiều bằng chùa Hang, và chúng chủ yếu ở vòng ngoài chùa, còn ở bên trong do xây dựng lại mới quá nên chim cò lảng tránh chăng?
(Ghi chú: Hình ảnh trong bài này được chụp năm 2013, các công trình hầu như đã xây mới hoàn toàn. Hình ảnh về cổng chùa, chính điện, sala... trước đây xin xem tại đây)
Phạm Hoài Nhân
Ảnh: Hoài Nhân, Đắc Nhân, Minh Kỳ
Chùa Cò ở Trà Vinh
Chùa Nodol ở Trà Vinh còn có tên gọi là chùa Cò. Ảnh: Mai Lý
Trà Vinh nằm giữa hai con sông lớn là Cổ Chiên - một nhánh của sông Tiền và sông Bac Sac - một nhánh của sông Hậu. Đây là một trong hai tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống. Người Khmer rất sùng đạo Phật. Khắp các làng xã, phum, sóc ở Trà Vinh đều có chùa chiền; trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng với đặc điểm riêng.
Chùa Nodol ở ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú còn được gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn, cách thị xã Trà Vinh khoảng 40 cây số về phía nam.
Theo quốc lộ 54 đến huyện Trà Cú, đi tiếp về phía cảng Định An (sông Hậu), tới cổng chào của xã Đại An, rẽ vào tay trái du khách sẽ gặp tam quan chùa Nodol bề thế với hoa văn, họa tiết sặc sở. Qua cổng, theo con đường đất xuyên giữa hai bờ tre, bạch đàn, me tây, du khách rẽ vào một cổng nữa sẽ lọt vào khu vực chùa Cò. Từ đây, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chim, cò sải cánh bay lượn trên những mái ngói, những vòm cây, những đỉnh tháp thâm nghiêm cổ kính.
Hàng ngàn con chim đủ loại, nhiều nhất là cò đã sinh sống trong khuôn viên chùa Nodol hàng trăm năm qua. Ảnh: Mai Lý
Chùa Nodol là một ngôi chùa cổ to lớn, bao gồm cổng chùa, ngôi chính điện, tháp đựng cốt, nhà tăng, nhà hội... có nét kiến trúc đặc sắc của nền văn hóa Khmer ở Trà Vinh. Ngôi chính điện với những mái uốn cong theo hình đuôi rồng, có những đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xôme và những hình tượng quen thuộc như thần Riehu (Reahu), thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...
Chung quanh chùa được bao bọc bởi những rặng tre, hàng cây sao, dầu, sầu đâu rợp bóng, xa hơn là những cánh đồng lúa xanh mơn mởn. Người dân địa phương thường gọi chùa Nodol là chùa Cò vì đã hơn 100 năm qua, trong khuôn viên chùa rộng khoảng 4 hec ta và những bờ tre bao bọc là nơi cư trú của hàng ngàn con chim các loại như cò, cồng cộc, bồ câu... trong đó đông nhất là họ nhà cò với rất nhiều loại như cò trắng, cò quắm, cò đầu đỏ, cò đầu vàng, cò mỏ vàng, cò mỏ đen...
Du khách sẽ rất thú vị khi nhìn thấy những đàn cò với nhiều chủng loại bay đi kiếm ăn, bay về tổ với tiếng kêu quang quác giữa một khung cảnh thâm trầm u tĩnh. Đến với chùa Cò, ta sẽ thấy yêu mến và muốn hòa mình, đắm chìm cùng với thiên nhiên hoang dã.
Mai Lý
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét