26 tháng 9, 2021

Chùa Thập Phương

Tên thường gọi: Chùa Thập Phương

Chùa thường được gọi là chùa Lớn, tọa lạc tại số 9/2 đường Lê Lai (số cũ là 35/6 đường Mậu Thân), phường Vĩnh Thanh, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, cạnh mé sông đường Nguyễn Công Trứ. ĐT: 077.869528. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Cổng chùa (năm 1990)

Chùa Thập Phương (năm 1990)

Chùa được dựng từ cuối thế kỷ XVIII, lúc đầu chỉ là một thảo am. Chúa Nguyễn Ánh đã có ghé viếng chùa và sau đó đã ban sắc tứ cho chùa.

Năm 1890, ông Phạm Thường Mỹ xin dời chùa về đường Lý Thường Kiệt, phường Vĩnh Thanh, trùng tu ngôi chùa và cung thỉnh Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy về trụ trì. Đến năm 1904, ông Hương Võ xin dời chùa về Ngã Ba Cột Dây Thép.

Hòa thượng Thích Bửu Ngươn kế tục trụ trì vào năm 1924. Trong gần 50 năm trụ trì chùa, Hòa thượng đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện, xây cất giảng đường, hậu đường... bên cạnh công việc hoằng dương chánh pháp, ấn tống kinh điển, đào tạo tăng tài cho Giáo hội. Hòa thượng viên tịch năm 1971.

Thầy Thích Chí Hoằng kế thế trụ trì từ năm 1971 đến năm 1988. Hòa thượng Thích Bửu Nguyên kế tục trụ trì chùa từ năm 1988 đến nay.

Chùa được trùng tu vào các năm 1890, 1904, 1990, 1995 và 1997. 

Chùa có phòng thuốc Nam và châm cứu miễn phí phục vụ cho dân nghèo.

Điện Phật

Bàn thờ Bồ Tát Quan Âm

Vườn tháp mộ

Chuông chùa

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Chùa Sắc Tứ Thập Phương – TP. Rạch Giá

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự.

Chùa Sắc Tứ Thập Phương

  • Địa điểm : 9/2 Lê Lai, khu phố Mạc Cửu, Phường Vĩnh Thanh, TP. Rạch Giá
  • Thành lập năm : 1790
  • Người sáng lập : Một vị Sa môn và Hòa thượng Vĩnh Thùy
  • Hệ phái gốc : Thiền Lâm
  • Năm trùng tu : 1890, 1904, 1990, 1995, 1997, 2009, 2011

Vào thập niên 1790, có một vị Sa môn (không rõ thế danh, pháp danh và hành trạng) đến mé sông Rạch Giá (trên đường Nguyễn Công Trứ hiện nay) dựng một ngôi chùa đơn sơ bằng cây lá để tu tịnh và đặt tên hiệu là Thập Phương tự. Không rõ vào năm nào, Chúa Nguyễn Ánh có dừng chân đến lễ bái và viếng chùa, sau đó đã sắc phong cho chùa là “Sắc Tứ Thập Phương Tự”.


Chùa Sắc tứ Thập Phương. Ảnh: Võ văn Tường

Cổng chùa Sắc tứ Thập Phương. Ảnh: Võ văn Tường

Đến nay, người ta không rõ vị Sa môn nói trên viên tịch vào năm nào và những ai kế thế trụ trì vào những năm sau đó mà chỉ biết rằng năm 1890, ông Phạm Thường Mỹ sau khi đã dời chùa về một khu đất khác (trên đường Lý Thường Kiệt hiện nay) đã trùng tu lại ngôi chùa và cung thỉnh Hòa thượng Vĩnh Thùy (thế danh Nguyễn Văn Tiền) về trụ trì. Năm 1904, Trùm Chánh đạo là ông Hương Võ đã cho dời chùa một lần nữa về Ngã Ba Cột Dây Thép. Lúc bấy giờ một số Phật tử trong Ban Bảo tự cho đổi tên chùa thành chùa Tăng Long tuy nhiên dân địa phương vẫn cứ giữ tên gọi “Sắc Tứ Thập Phương Tự” cho đến ngày nay. Từ khi thành lập đến nay chùa đã trãi qua 2 lần di dời, và qua các đời Chư tôn hòa thượng trụ trì như:

Ngày 6.4 AL 1920, Hòa thượng Vĩnh Thùy viên tịch, thọ 90 tuổi. Bảo tháp của Ngài được tôn tạo trong chùa cho đến nay. Trước khi viên tịch, Ngài đã cử các đệ tử là Trưởng tử Hòa thượng Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đồng) về trụ trì chùa Sắc Tứ Tam Bảo (xem chùa Sắc Tứ Tam Bảo), thứ tử Yết ma Bửu Thành (thế danh Nguyễn Thành Nghi) về trụ trì chùa Phước Thạnh, quý tử Yết ma Bửu Quá (thế danh Nguyễn Văn Đỏ) về trụ trì chùa Hòa Long, còn út tử Đại lão Hòa thượng Bửu Ngươn (thế danh Nguyễn Văn Ngọ) ở lại kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Thập Phương từ năm 1924.

Sinh năm 1890 trong một gia đình trung nông tại Rạch Giá, năm 13 tuổi, Ngài xuất gia tại chùa Tân Long (nay là chùa Thập Phương) với Hòa thượng Vĩnh Thùy. Năm 1907, Ngài đến học đạo tại chùa Hưng Long (Tân Uyên, Bình Dương) và thọ giới Sa di năm 1909 tại chùa Phú Lâm (Biên Hòa). Năm 1912, sau khi tu học tại chùa Bình An (Long Xuyên) và chùa Phước Nguyên (Đồng Tháp), Ngài thọ Tỳ kheo chùa Phước Nguyên. Năm 1924, Ngài chính thức Trụ trì chùa Sắc Tứ Thập Phương.

Trong gần 50 năm trụ trì chùa Thập Phương, Hòa thượng Bửu Ngươn ngoài việc hoằng dương chánh pháp, ấn tống kinh điển, đào tạo tăng tài còn liên tục cho trùng tu các công trình Phật sự cho chùa như trùng tu ngôi Chánh điện, xây cất ngôi tịnh thất dạng nhà sàn cao lợp ngói, xây cất Giảng đường, hậu đường, nhà khói, nhà học đường. Trong các việc trùng tu nói trên, Phó trụ trì là Yết ma Thích Minh Tân (thế danh Huỳnh Văn Suông) hay còn được dân địa phương gọi là ông giáo Minh Tân đã góp một phần công sức đáng kể. Năm 1946, Yết ma Minh Tân tham gia kháng chiến chống Pháp trong đơn vị công tác thành tại thị xã Rạch Giá. Năm 1952, ngài bị bắt và bị tra tấn đến tàn phế. Năm sau, được trả tự do, ngài trở về chùa Thập Phương và viên tịch vào năm 1969, trụ thế 53 năm. Hai năm sau, Hòa thượng Bửu Ngươn cũng viên tịch, thọ 80 tuổi.

Kế thế trụ trì là Yết ma Chí Hoằng (thế danh Trần Hữu Thế). Trong thời gian trụ trì, năm 1965, Yết ma Chí Hoằng cho dựng tượng Quán Thế Âm lộ thiên cao 1,8 m dưới cây Bồ đề do một Phật tử, ông Châu Văn Liêm, đem từ Aán Độ về trồng từ năm 1955, một tượng Phật Tổ nằm lúc nhập Niết bàn trong Chánh điện và xây một giếng cung cấp nước tinh khiết cho cư dân xung quanh chùa. Năm 1988, Yết ma Chí Hoằng viên tịch, thọ 71 tuổi.Trụ trì chùa Sắc Tứ Thập Phương cho đến nay là Hòa thượng Thích Bửu Nguyên (thế danh Nguyễn Văn Chương).Sinh năm 1920 trong một gia đình trung nông tại huyện An Biên (Kiên Giang), năm 12 tuổi, Ngài xuất gia tại chùa Sắc Tứ Thập Phương với Hòa thượng Bửu Ngươn. Sau khi thọ Tỳ kheo, Ngài tu học và vân du hành đạo khắp nơi cho đến năm 1988, Ngài được bổ nhiệm chính thức làm trụ trì chùa Sắc Tứ Thập Phương cho đến ngày viên tịch (2006).

Sau khi Hòa thượng Thích Bửu Nguyên viên tịch, chư Tăng và Phật tử của chùa đã đề nghị thành lập Ban Quản trị và kế tiếp là Ban Trụ trì để tiếp tục điều hành cho các hoạt động Phật sự của Chùa. Nhằm để tiếp tục củng cố và phát triển Phật sự của ngôi chùa Sắc Tứ Thập Phương đã có bề dày trên 200 năm lịch sử, nên vào cuối năm 2011 Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Kiên Giang đã chính thức bổ nhiệm Đại Đức Thích Pháp Trí, thế danh Nguyễn Thanh Lâm, sinh năm 1983 tại Tp. Rạch giá tỉnh Kiên Giang hiện đang là Ủy viên Thường trực Ban Trị sự THPG Kiên Giang, Phó Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử BTS Phật giáo tỉnh Kiên Giang, Phó văn Phòng Tỉnh hội, Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Ban Đại Diện Phật giáo TP. Rạch giá về làm trụ trì Chùa Thập Phương. Khi đã chính thức về làm trụ trì Đại Đức Thích Pháp Trí đã từng bước cho trùng tu sữa chữa lại các hạng mục trong ngôi già lam cổ tự Thập phương như: sữa chữa lại ngôi chánh điện, các điện thờ,nhà Tổ, Công chùa, xây dựng tường rào toàn bộ khuôn viên của chùa, mua thêm phần đất phía sau của chùa để mở rộng xây dựng giảng đường, vận động Phật tử trong và nước ngoài làm đường lộ bê tông từ ngoài cổng đi vào chùa và thỉnh bộ tượng Phật như tượng Quán Âm tự tại, bộ Phật dược sư, dược xoa làm bằng chất liệu gỗ quý tại Trung Quốc về thờ cúng trong ngôi Phật điện, trong năm qua tổng kinh phí cho việc trùng tu sữa chữa ngôi chùa Thập Phương đã trên 6 tỷ đồng. trong thời gian sắp tới chùa sẽ tiếp tục cho xây dựng giảng đường, nhà bếp, phòng khách nhằm chuẩn bị cho khóa An cư Kiết hạ của chư tăng và phục vụ các khóa tu học hành trì dành cho Phật tử, từng bước ổn định và phát triển xây dựng ngôi cổ tự Sắc Tứ Thập Phương trở thành một cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo tiêu biêu so với các tự viện trong địa bàn tỉnh Kiên Giang.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét