Chùa tọa lạc ở 16B đường 3 tháng 2, phường 12, quận 10, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.8652700, 08.8642470. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất xây dựng vào năm 1963. Trụ trì tiền nhiệm là Hòa thượng Thích Thiện Hoa.
Hòa thượng Thích Từ Nhơn đã trụ trì ngôi chùa từ năm 1965 đến nay. Ngài đương nhiệm thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hòa thượng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa và bảo tháp từ năm 1993 đến năm 1997 trên một diện tích 3.712m2. Bảo tháp 8 tầng, cao khoảng 30m. Tầng trệt là ngôi chánh điện, điện Phật được bài trí tôn nghiêm: chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng đứng trên tòa sen.
Điện Phật
Tháp Việt Nam Quốc Tự
Tượng đức Phật Thích Ca
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề
Tượng Bồ Tát Quan Âm
Từ trai đường, có lối cầu thang đi lên 7 tầng lầu của tháp. Bên trong lầu 1 thờ tượng các đức Phật Thích Ca, A Di Đà và Dược Sư, bên ngoài thờ 30 vị Phật thiền định trên đài sen. Bốn góc sân có tượng Tứ Thiên Vương, phía sau thờ tượng Bồ tát Di Lặc. Các tầng trên đều có thờ Phật.
Chùa có đại hồng chung nặng 800kg được đúc từ năm 1963. Bên cạnh Phật điện là phòng phát hành kinh sách Phật giáo. Chùa có nhà giảng Phật pháp cho Tăng, Ni, Phật tử vào tối chủ nhật hằng tuần.
Sân trước chùa khá rộng. Ở đây, chùa có đặt một số tượng: Thái tử Xuất gia, Thái tử Thành đạo, Bồ tát Di Lặc, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Chuẩn Đề…
Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Hàng ngày, chùa đón tiếp đông đảo Phật tử và du khách trong nước, nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.
Tượng chư Phật
Đại hồng chung
Lễ Vu Lan (năm 2000)
Tụng kinh
Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường
Vẻ đẹp khó tin trong chính điện mới của Việt Nam Quốc Tự
Bước vào tòa chính điện mới của Việt Nam Quốc Tự ở TP HCM, có một điều khiến du khách gần xa không khỏi choáng ngợp...
Nằm ở số 244 đường Ba tháng Hai, quận 10, Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa lớn của TP HCM. Chùa được khởi công xây dựng năm 1964 theo đồ án thiết kế của KTS nổi tiếng Ngô Viết Thụ. Vì nhiều lý do, phải đến thập niên 1990 chùa mới được xây hoàn thiện và đi vào hoạt động...
Đến tháng 10/2014, Việt Nam Quốc Tự được khởi công xây mới. Ngày 7/11/2017, chùa chính thức được khánh thành. Trung tâm của chùa là tòa chính điện mang phong cách kiến trúc Phật giáo Việt Nam hiện đại
Bước vào tòa chính điện của Việt Nam Quốc Tự, có một điều khiến du khách gần xa không khỏi choáng ngợp...
Đó là không gian đầy vẻ tráng lệ với ánh sáng tỏa ra từ giàn đèn được bài trí kỳ công trên trần chính điện
Gian đèn gồm hàng chục hộc đèn hình vuông tỏa ra ánh sáng vàng dịu mắt và đầy vẻ huyền ảo
Giữa mỗi hộc đèn có hình tượng hoa sen, tượng trưng cho sự lan tỏa áng sáng của Phật pháp
Sàn chính điện lát đá hoa cương bóng loáng như gương, phản chiếu ánh sáng rực rỡ từ những ngọn đèn
Ánh sáng lung linh trong chính điện làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở trung tâm
Bức tượng này được đúc bằng đồng nguyên khối, nặng 35 tấn, cao 7,5 mét, là một trong những tượng Phật đồng lớn nhất Việt Nam. Tượng được an vị tại chùa ngày 11/1/2017
Bầu không gian đặc biệt ở nơi đây khiến du khách như tạm thời thoát khỏi cuộc sống trần tục đầy lo toan để cảm nhận sự thanh thản của cõi Phật
Đến thời điểm hiện tại, cùng với chính điện, phần lớn các hạng mục của Việt Nam Quốc Tự đã được hoàn thiện. Riêng tòa bảo tháp 13 tầng cao 63 mét đang được thi công xây dựng và sẽ hoàn thành trong một tương lai gần
Quốc Lê
Chùa lưu giữ xá lợi tim hòa thượng Thích Quảng Đức
Chùa Việt Nam Quốc Tự nổi bật với bảo tháp 13 tầng ở quận 10 là nơi tiếp nhận và lưu giữ "trái tim bất diệt" của hòa thượng Thích Quảng Đức từ ngày 3/5.
Sau khi tự thiêu, nhục thân của hòa thượng Thích Quảng Đức được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ, sau đó được cung thỉnh về thiêu tại Đài hỏa táng An dưỡng địa ở Phú Lâm (Sài Gòn). Sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim vẫn còn.
Quả tim lại được đưa trở lại lò thiêu trong nhiều giờ, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn. Chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã quyết định cung thỉnh trái tim của Bồ tát trở về chùa Xá Lợi để thờ. Sau đó, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự trước khi gửi bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM. Ảnh: Trần Quỳnh
Chùa nằm trong khuôn viên rộng hơn 7.200 m², gồm chánh điện và các hạng mục khác. Việt Nam Quốc Tự có khối công trình chính gồm 5 tầng, mỗi tầng đảm nhiệm một chức năng riêng. Tầng hầm rộng gần 8.000 m² dùng làm bãi đỗ xe, tầng một bố trí hội trường, tầng hai là khu vực văn phòng, các tầng còn lại dành cho sinh hoạt tôn giáo và hoạt động của Giáo hội. Tổng kinh phí xây dựng hơn 200 tỷ đồng, sức chứa khoảng 1.500 người hành lễ cùng lúc.
Kiến trúc chùa nổi bật với đầu đao mái cong vút, mang đặc trưng của các công trình phật giáo bắc tông.
Khu vực chính điện của Việt Nam Quốc Tự có thiết kế ba gian, mái lợp ngói âm dương, mặt tiền có năm cửa vào. Gian chính giữa thờ các tượng Phật sơn son thếp vàng, trong đó nổi bật là pho tượng cao 7,5 m, nặng 35 tấn được các nghệ nhân làng đúc đồng Ý Yên, Nam Định chế tác.
Hai bên lối lên chánh điện chùa là tháp chuông và tháp trống mái lợp ngói, được trang trí các hoa văn mang đậm dấu ấn Phật giáo. Tháp chuông nơi đặt quả chuông cao 2,9 m, rộng 1,6 m, nặng 3 tấn được nhóm nghệ nhân ở Huế chế tác với hoa văn trang trí thuần Việt như rồng, mây, hoa lá.
Bên trong tháp trống (ảnh sau) được tạo tác từ gỗ nguyên khối, dài gần 2 m, đường kính 1 m, được đặt trên giá gỗ chạm khắc.
Tháp Đa Bảo trong khuôn viên chùa gồm 13 tầng, cao 63 m, nơi sẽ thờ xá lợi trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Theo Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025 xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa từ nơi bảo quản là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM về chùa cho khách chiêm bái vào ngày 3/5. Đến 8h ngày 11/5, xá lợi được cung thỉnh vào tháp Đa Bảo.
Bảo tháp với ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963.
"Tôi rất xúc động khi biết xá lợi sẽ được trưng bày tại chùa. Đây là dịp hiếm có để được chiêm bái và tưởng nhớ đến vị Bồ Tát đã vì đạo pháp, dân tộc", chị Hạnh nói.
Chùa là nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo quan trọng tại TP HCM như lễ Phật đản, lễ vu lan, cầu siêu. Trong ảnh là đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự được tổ chức vào ngày 26/5/2023.
Chùa Việt Nam Quốc Tự mở cửa từ 7h đến 18h hằng ngày. Ngày rằm và các dịp lễ, thời gian mở cửa kéo dài đến 22h30 để phục vụ người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Khuôn viên chùa có bãi đỗ xe nằm tại tầng hầm, phục vụ ôtô và xe máy của khách đến chùa. Ảnh: Thanh Tùng
Chùa Việt Nam Quốc Tự nằm tại đường 3/2, quận 10 là trụ sở của Giáo hội Phật giáo TP HCM. Chùa được xây dựng từ năm 1963, sau cuộc đấu tranh không bạo động phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo tại miền Nam. Năm 2017, chùa được xây mới và mở rộng.
Sau khi tự thiêu, nhục thân của hòa thượng Thích Quảng Đức được thỉnh về chùa Xá Lợi làm tang lễ, sau đó được cung thỉnh về thiêu tại Đài hỏa táng An dưỡng địa ở Phú Lâm (Sài Gòn). Sau khi nhục thân biến thành tro thì quả tim vẫn còn.
Quả tim lại được đưa trở lại lò thiêu trong nhiều giờ, trở thành một khối rắn như đá với hình dáng nguyên vẹn. Chư tôn đức trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo đã quyết định cung thỉnh trái tim của Bồ tát trở về chùa Xá Lợi để thờ. Sau đó, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa về Việt Nam Quốc Tự trước khi gửi bảo quản tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM. Ảnh: Trần Quỳnh
Kiến trúc chùa nổi bật với đầu đao mái cong vút, mang đặc trưng của các công trình phật giáo bắc tông.
Bên trong tháp trống (ảnh sau) được tạo tác từ gỗ nguyên khối, dài gần 2 m, đường kính 1 m, được đặt trên giá gỗ chạm khắc.
Theo Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản - Vesak Liên Hợp Quốc 2025 xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được đưa từ nơi bảo quản là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM về chùa cho khách chiêm bái vào ngày 3/5. Đến 8h ngày 11/5, xá lợi được cung thỉnh vào tháp Đa Bảo.
Bảo tháp với ý nghĩa biểu tượng cho tinh thần phụng sự, thống nhất của 13 tổ chức, hội đoàn, tông phái tham gia cuộc đấu tranh bất bạo động của Phật giáo vì hòa bình và bình đẳng tôn giáo tại miền Nam năm 1963.
Ngay cạnh tháp là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đặt ngoài trời trên bệ cao hơn 4 m, thuận tiện cho du khách chiêm bái.
Chị Tâm Như Hạnh (áo xanh) cùng nhóm làm các hoạt động thiện nguyện tại chùa để chuẩn bị cho lễ cung thỉnh xá lợi Bồ Tát Thích Quảng Đức sáng 29/4.
"Tôi rất xúc động khi biết xá lợi sẽ được trưng bày tại chùa. Đây là dịp hiếm có để được chiêm bái và tưởng nhớ đến vị Bồ Tát đã vì đạo pháp, dân tộc", chị Hạnh nói.
Chùa Việt Nam Quốc Tự mở cửa từ 7h đến 18h hằng ngày. Ngày rằm và các dịp lễ, thời gian mở cửa kéo dài đến 22h30 để phục vụ người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Khuôn viên chùa có bãi đỗ xe nằm tại tầng hầm, phục vụ ôtô và xe máy của khách đến chùa. Ảnh: Thanh Tùng
Tuấn Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét