- Địa điểm: tổ 11, khu phố 2, phường Tam Hòa, Tp. Biên Hòa
- Năm xây dựng: 1963
- Người trụ trì: Thượng tọa Thích Thành Đạt
- Năm trùng tu: 1971, 2000
- Hệ phái: Bắc Tông (PGVN Thống nhất)
- Điện thoại: 061. 813093
Năm 1968, ngôi chùa bị sụp đổ, thầy Quang Minh đi nơi khác, đem theo chuông, trống và tượng Phật. Năm 1971, Phật tử Nguyễn Long Hội, pháp danh Minh Ngộ (hiện đang tu tại khu vườn Quan Âm trong chùa) đã đứng ra xây cất lại ngôi chùa bằng vật liệu bán kiên cố.
Năm 1972, Thượng tọa Thích Thành Đạt được Phật tử mời về làm trụ trì cho đến ngày nay.
Thượng tọa Thích Thành Đạt, thế danh Nguyễn Văn Khuyến, sinh năm 1936 tại Tp. Đà Nẵng trong một gia đình có đức tin Tam bảo.
Năm 17 tuổi, thầy xuất gia tại chùa Thuyền Tôn (Đà Nẵng), năm 1956 tu học tại chùa Phổ Đà (Hội An - Đà Nẵng); từ năm 1957 đến năm 1966, tu học tại các chùa Kim Quang (Biên Hòa), Chánh Giác (Gia Định), Phật học Huệ Nghiêm và năm 1966 học Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn).
Từ khi về trụ trì chùa Hoa Quang đến nay, Thượng tọa luôn làm tốt công tác đạo và đời, tích cực tham gia hoạt động xã hội, được Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Ban Đại diện Phật giáo Tp. Biên Hòa, Hội Chữ thập đỏ Tp. Biên Hòa và Ủy ban Mặt trận phường Tam Hòa cấp bằng khen. Thượng tọa là Đại biểu Hội đồng nhân dân phường Tam Hòa khóa 7.
Để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử, năm 2000 Thượng tọa cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa có diện tích 170 m² bằng vật liệu bền vững, theo kiến trúc tân cổ kết hợp.
Mặt tiền chánh điện được xây dựng theo kiến trúc các ngôi chùa ở Nhật và Trung Hoa. Mái cổ lầu: gồm 3 lớp chồng diêm, có lầu chuông và lầu trống 2 bên, ở giữa thờ đức Phật Chuẩn Đề, ngài Hộ Pháp và ngài Tiêu Diện. Mái được đổ bê tông, trên dán ngói "hài cổ" một loại ngói của Nhật Bản thường sử dụng. Đầu mái được uốn cong, trang trí dây lá vươn lên khoảng trời xanh, tạo cho ngôi chùa có kiến trúc và đường nét mềm mại, thanh thoát. Đỉnh nóc chánh điện được trang trí sen dây (liên long chầu "Bát Chánh đạo").
Năm 1972, Thượng tọa Thích Thành Đạt được Phật tử mời về làm trụ trì cho đến ngày nay.
Thượng tọa Thích Thành Đạt, thế danh Nguyễn Văn Khuyến, sinh năm 1936 tại Tp. Đà Nẵng trong một gia đình có đức tin Tam bảo.
Năm 17 tuổi, thầy xuất gia tại chùa Thuyền Tôn (Đà Nẵng), năm 1956 tu học tại chùa Phổ Đà (Hội An - Đà Nẵng); từ năm 1957 đến năm 1966, tu học tại các chùa Kim Quang (Biên Hòa), Chánh Giác (Gia Định), Phật học Huệ Nghiêm và năm 1966 học Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn).
Từ khi về trụ trì chùa Hoa Quang đến nay, Thượng tọa luôn làm tốt công tác đạo và đời, tích cực tham gia hoạt động xã hội, được Giáo hội Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Ban Đại diện Phật giáo Tp. Biên Hòa, Hội Chữ thập đỏ Tp. Biên Hòa và Ủy ban Mặt trận phường Tam Hòa cấp bằng khen. Thượng tọa là Đại biểu Hội đồng nhân dân phường Tam Hòa khóa 7.
Để đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni, Phật tử, năm 2000 Thượng tọa cho trùng tu xây dựng lại ngôi chùa có diện tích 170 m² bằng vật liệu bền vững, theo kiến trúc tân cổ kết hợp.
Mặt tiền chánh điện được xây dựng theo kiến trúc các ngôi chùa ở Nhật và Trung Hoa. Mái cổ lầu: gồm 3 lớp chồng diêm, có lầu chuông và lầu trống 2 bên, ở giữa thờ đức Phật Chuẩn Đề, ngài Hộ Pháp và ngài Tiêu Diện. Mái được đổ bê tông, trên dán ngói "hài cổ" một loại ngói của Nhật Bản thường sử dụng. Đầu mái được uốn cong, trang trí dây lá vươn lên khoảng trời xanh, tạo cho ngôi chùa có kiến trúc và đường nét mềm mại, thanh thoát. Đỉnh nóc chánh điện được trang trí sen dây (liên long chầu "Bát Chánh đạo").
Thượng
Tọa Thích Thành Đạt
Hai bên mặt tiền chánh điện có hành lang gỗ để đi lên lầu chuông và lầu trống. Tại lầu chuông hiện đang treo một đại hồng chung nặng 500 kg, được đúc vào năm 1966 tại lò đúc ở Huế, có âm thanh trầm hùng, vang xa sâu lắng. Khi chiều tà buông xuống, chuông chùa lại ngân lên làm cho lòng người dân quanh vùng như tỉnh lại và như vơi đi nỗi nhọc nhằn, căng thẳng sau một ngày lao động mệt nhọc của đời thường. Bước vào chánh điện là một không gian rộng rãi, thoáng mát, được trang trí đơn giản nhưng không kém phần tôn nghiêm, trang trọng. Tại bảo điện, phía trên mái được xây dạng cổ lầu, đỉnh nóc là một tháp nhỏ 5 tầng vừa để nhận được ánh sáng tự nhiên từ trên cao rọi xuống vừa để hút bớt khói, nhang trong những dịp lễ, tết, tạo cho nội thất ngôi chùa luôn thông thoáng lại mát mẻ.
Tượng Phật trong chánh điện bày trí theo hệ phái Bắc Tông. Chính giữa thờ Bổn sư Thích ca Mâu ni, hai bên thờ Quan Thế Âm Bồ tát và Địa Tạng Vương Bồ tát cỡi trên lưng con đề thính, tượng được tạc bằng đá non nước, tiếp đến là tượng Dược Sư cùng bộ Tam sự. Bên trái chánh điện là hậu Tổ, được xây dựng theo kiểu nhà ngang 3 gian 2 mái. Gian giữa thờ Tổ sư Đạt Ma. Hai gian bên thờ vong linh và hài cốt của Phật tử trong chùa.
Rải rác trong khuôn viên chùa, thấp thoáng dưới tàn cây cổ thụ là bệ thờ đức Phật Di Lặc, vườn Lộc Uyển - nơi đức Phật thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như, tượng Quan Âm Bồ tát uy nghi lộ thiên giữa sân chùa với bình nước cam lồ trên tay sẵn sàng cứu khổ chúng sinh. Tất cả các công trình trên đã làm tăng thêm vẻ thanh tịnh, huyền diệu cho chốn Thiền môn.
Những ngôi chùa Đồng Nai (tập 1, NXB. VHTT, Hà Nội, 2002)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét